Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 66 - 70)

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN QUA

2.2. THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH BẮC GIANG

2.2.4. Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp

Mục tiêu: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh tìm kiếm đối tác, thúc đẩy cơ hội mua, bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ; chú trọng hỗ trợ các các sản phẩm chủ lực có thế mạnh của tỉnh nhƣ vải thiều, gà đồi Yên Thế, rau quả chế biến, duy trì và mở rộng mạng lưới phân phối, ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong và ngoài nước; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu và đứng vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao và bền vững, tăng nguồn thu ngoại tệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tạo sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. Khuyến khích phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh riêng, có khả năng thâm nhập và tạo thị phần ổn định trên thị trường khu vực và thế giới.

Nội dung xúc tiến:

Để đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang đã thành lập Trung tâm xúc tiến thương mại trực thuộc Sở Công thương. Chức năng chính của trung tâm là giúp Sở Công thương và Ủy ban nhân dân tỉnh định hướng công tác xúc tiến thương mại, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện chính sách xúc tiến thương mại, nghiên cứu và dự báo định hướng thị trường trong và ngoài nước để phát triển thị trường, sản phẩm thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại.

Năm 2009, tỉnh Bắc Giang ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại để làm căn cứ xây dựng chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại hàng năm. Theo quy chế này, việc thẩm định chương trình xúc tiến thương mại hàng năm do một hội đồng thực hiện. Hội đồng gồm lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh làm chủ tịch, lãnh đạo Sở Công thương và một số sở ngành khác.

Nhiệm vụ của Hội đồng là xem xét, thẩm định, điều chỉnh các đề án, chương trình xúc tiến thương mại, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Hàng năm, căn cứ vào quy chế và chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, tỉnh Bắc Giang ban hành các chương trình xúc tiến thương mại, trong đó có xây dựng nội dung xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông nghiệp. Nội dung chủ yếu của các chương trình này là phê duyệt các giải pháp xúc tiến thương mại và kinh phí thực hiện. Đơn vị chủ trì thực hiện là Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang.

Một số hình thức xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang đã thực hiện như: xây dựng các tờ rơi, đĩa CD, bản tin, website, tạp chí điện tử thương mại, tham gia hội chợ - triển lãm ở nước ngoài, tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho doanh nghiệp xuất khẩu, xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử.

Đối với công tác xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp: tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều hình thức từ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm đến xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại, chế biến phục vụ tiêu thụ nông sản hàng hoá. Hiện nay tỉnh Bắc Giang đã có 14 sản phẩm hàng hoá nông sản và tiểu thủ công nghiệp đã đƣợc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá (chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp có lợi thế) nhƣ Vải thiều Lục Ngạn, Gạo thơm Yên Dũng, Mỳ Chũ, vv... đặc

biệt đã xây dựng đƣợc chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Vải thiều Lục Ngạn và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho gà đồi Yên Thế. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá, giới thiệu, xây dựng hình ảnh của các sản phẩm nông sản của Bắc Giang đối với người tiêu dùng, giúp cho việc sản xuất và tiêu thụ nông sản duy trì phát triển bền vững.

Nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh với bạn bè quốc tế đã đƣợc tổ chức thực hiện nhƣ: tổ chức tham gia các hội chợ, triển lãm như hội chợ thương mại biên giới Việt-Trung, triển lãm hàng nông sản Việt Nam (tham gia cùng đoàn xúc tiến thương mại quốc gia), tham gia tuần lễ Việt Nam lại một số nước; tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại trong và ngoài nước; tham gia Festival trái cây, v.v. Tỉnh đã phát hành 17.000 cuốn Catalog, 27.000 tờ rơi, in sao 13.000 chiếc đĩa VCD bằng các thứ tiếng: Việt, Anh, Trung, Hàn Quốc... với chủ đề giới thiệu, quảng bá hàng nông sản, sản phẩm nông nghiệp tỉnh Bắc Giang ra thị trường, phát hành hàng tháng Bản tin kinh tế Công nghiệp & Thương mại Bắc Giang (với số lƣợng gần 400 bản/tháng), xây dựng và phát sóng hàng tháng tạp chí

“Xúc tiến thương mại” trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Giang. Tổ chức nhiều chuyên đề tuyên truyền hàng năm trên báo, đài truyền hình Trung ƣơng, địa phương,….

Tổ chức trên 50 đoàn doanh nghiệp của tỉnh tham gia các hội chợ các tỉnh, khu vực, nước ngoài. Tổ chức 32 đoàn cán bộ của tỉnh đi khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại ở trong nước và nước ngoài. Hàng năm tổ chức từ 6-7 đoàn công tác của tỉnh và doanh nghiệp đi các tỉnh cửa khẩu biên giới phía Bắc, thành phố Hồ Chí Minh và các nước Châu Á để khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại, hỗ trợ, giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Hỗ trợ kết nối các sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông sản có thế mạnh của tỉnh với thị trường tiêu thụ, góp phần tạo thị trường tiêu thụ ổn định. Hỗ trợ kinh phí 197 gian hàng tiêu chuẩn cho 100 lượt doanh nghiệp trên địa bàn tham gia trưng bày, triển lãm tại hội chợ thương mại trong và nước ngoài.

Tổ chức triển khai 21 gian hàng trƣng bày, triển lãm sản phẩm và hàng hóa đặc trƣng của tỉnh tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế lớn định kỳ hàng năm ở trong và ngoài nước, như: Hội chợ Vietnam Expo, hội chợ Expo Thành phố Hồ Chí Minh, hội chợ quốc tế Thành phố Cần Thơ, hội chợ thương mại – du lịch Khánh Hòa, hội chợ quốc tế Thực phẩm và Đồ uống Việt Nam tại TP HCM, hội chợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - Hậu Giang 2013, hội chợ biên giới luân phiên Việt - Trung, hội chợ quốc tế Lạng Sơn, Hội chợ Công Thương khu vực Đồng bằng Sông Hồng - Hải Phòng 2015, hội chợ OCOP Quảng Ninh 2015...

Duy trì thường xuyên website sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh. Đến nay, đã có gần 2.000 gian hàng của gần 1.000 doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử. Lƣợng khách hàng truy cập thông tin trên sàn ngày càng lớn, có thời điểm khách hàng truy cập online trên 1.000 người. Triển khai hỗ trợ kinh phí cho 29 doanh nghiệp trong tỉnh xây dựng 29 trang Website doanh nghiệp riêng.

Trong giai đoạn 2013-2017, tổng kinh phí thực hiện các nội dung hoạt động xúc tiến thương mại là 47,9 tỷ đồng; trong đó kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện là 11,9 tỷ đồng để thực hiện 37 đề án; đồng thời huy động đƣợc khoảng 36 tỷ đồng đối ứng của các doanh nghiệp, hộ sản xuất cùng tham gia hoạt động xúc tiến thương mại. Chi phí xúc tiến thương mại bình quân mỗi năm là gần 12 tỷ đồng, chi phí từ ngân sách nhà nước khoảng 3 tỷ đồng/năm, chi phí đối ứng khoảng 9 tỷ đồng/năm. Nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước chủ yếu trích từ kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia (chiếm 30% tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước trích cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ tỉnh Bắc Giang) và kinh phí của tỉnh (chiếm 70%). Cụ thể kinh phí của tỉnh giai đoạn 2013-2017 nhƣ sau: năm 2013: 1,5 tỷ đồng; năm 2014:

2,3 tỷ đồng; năm 2015: 2,3 tỷ đồng; năm 2016: 2,8 tỷ đồng và năm 2017 : 3,0 tỷ đồng.

Hình 2.1. Kinh phí xúc tiến thương mại của tỉnh giai đoạn 2013-2017 Nguồn: Sở Công thương tỉnh Bắc Giang Kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến thương mại tăng dần qua các năm.

Điều này thể hiện sự quan tâm của tỉnh Bắc Giang đến xúc hoạt động tiến thương mại hàng hóa nói chung, đến sản phẩm nông nghiệp có lợi thế nói riêng.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)