Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
1.2. NỘI DUNG CỦA VIỆC ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
1.3.1. Nhân tố quốc tế
- Tình hình xuất khẩu nông sản trên thế giới
Giá nông sản xuất khẩu cao hay thấp có tác động lớn đến hoạt động sản xuất trong nước, từ đó ảnh hưởng đến quy mô hàng xuất khẩu (nhập khẩu) của một quốc gia. Khi giá xuất khẩu một mặt hàng nông sản nào đó cao với điều kiện quốc gia đó có lợi thế nhất định để sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này thì quốc gia sẽ có hướng xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ cho đất nước, song giá xuất khẩu cao lại khiến cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa trong nước giảm.
Bên cạnh đó, giá xuất khẩu là một trong hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến KNXK hàng hóa. Bởi vậy, giá xuất khẩu tăng sẽ làm KNXK hàng hóa tăng (tác động cùng chiều) và ngƣợc lại.
- Chính sách bảo hộ thương mại của các nước
Trong giao thương hàng hóa quốc tế, một quốc gia có thể gây hại cho lợi ích kinh tế của một quốc gia khác khi một mặt yêu cầu bên kia mở cửa để hàng hóa nước mình nhập khẩu vào, trong khi mặt khác quy định những rào cản kỹ thuật gắt gao lên hàng hóa đƣợc nhập khẩu. Đó là sự không công bằng trong mậu dịch tự do.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực thương mại nông nghiệp, các bên tham gia vào WTO hoặc ký kết với nhau những hiệp định tự do hóa thương mại, để tránh sức ép cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu, có thể thực hiện các biện pháp bảo hộ nông nghiệp ở mức độ nhất định. Các chính sách bảo hộ nông sản của các quốc gia làm hạn chế việc xuất khẩu nông sản vào các quốc gia đó. Các địa phương muốn xuất khẩu nông sản sang các quốc gia này cần nghiên cứu kỹ các chính sách bảo hộ để đƣa ra biện pháp ứng phó hợp lý.
- Quy mô nền kinh tế của nước nhập khẩu
Quy mô nền kinh tế nước nhập khẩu có ảnh hưởng lớn đến kim ngạch thương mại giữa hai quốc gia. Tức là, GDP của nước nhập khẩu lớn sẽ cho thấy nhu cầu mua sắm và nhập khẩu hàng hóa của nước đó tăng lên. Tuy nhiên, khi GDP của một quốc gia tăng cho thấy khả năng sản xuất của quốc gia đó tăng theo.
Vì thế cơ hội cạnh tranh của sản phẩm ngoài nước với sản phẩm trong nước sẽ càng gay gắt.
Không chỉ vậy, mức cầu nước nhập khẩu của một quốc gia là cao hay thấp còn tùy thuộc vào mức thiết yếu của từng loại hàng hóa khác nhau. Chẳng hạn, với những hàng hóa thứ cấp khi mức sống tăng, nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm. Với hàng hóa thông thường khi thu nhập tăng, cầu về hàng hóa đó cũng tăng theo song cùng với nó là sự tăng lên của chất lƣợng sản phẩm. Song, với hàng hóa xa xỉ thì cầu và thu nhập lại tỷ lệ thuận với nhau. Tuy vậy, việc xác định hàng hóa thứ cấp, hàng hóa thiết yếu hay hàng hóa xa xỉ lại còn tùy thuộc vào quốc gia đó là xuất khẩu hay nhập khẩu. Đây là nguyên nhân dẫn đến KNNK của quốc gia đó tăng hay giảm?
Trên thực tế rất khó để khẳng định rõ ràng đƣợc tác động của quy mô nền kinh tế nước nhập khẩu với KNXK là tác động cùng chiều hay ngược chiều. Tuy nhiên, do nông sản là mặt hàng thiết yếu nên hầu hết các quốc gia đều quan trọng thứ hàng hóa này để phục vụ cho nhu cầu cơ bản của người dân. Điều này có nghĩa khi GDP nước nhập khẩu tăng lên thì quốc gia đó đã tập trung sản xuất để gia tăng sản lượng và nâng cao chất lượng nông sản trong nước - đồng nghĩa với nhu cầu nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm đi. Khi đó, tác động của quy mô nền kinh tế nước nhập khẩu tới KNXK là tác động ngƣợc chiều.
- Khoảng cách giữa Việt Nam và các nước nhập khẩu
Khoảng cách giữa hai quốc gia đƣợc đề cập tới ở đây sẽ không chỉ là khoảng cách theo nghĩa đen - tức là khoảng cách về địa lý mà còn bao gồm cả khoảng cách về một số điểm khác nhƣ trình độ phát triển kinh tế, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, khoảng cách về văn hóa, về ngôn ngữ,… Và dưới đây là tác động của hai nhân tố:
Khoảng cách về địa lý
Khoảng cách về địa lý giữa hai quốc gia sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cước phí vận chuyển hàng hóa cũng nhƣ rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa nói chung và nhóm nông sản nói riêng. Khi khoảng cách giữa hai quốc gia càng xa, chi phí vận chuyển càng lớn kết hợp với đặc thù của hàng nông sản là tươi sống nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nông sản. Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý còn ảnh hưởng đến thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký hợp đồng,… do vậy sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường cũng như lựa chọn mặt hàng để xuất khẩu. Qua phân tích cho thấy, khoảng cách địa lý có tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu của một quốc gia.
Đây là lý do khiến các quốc gia thường chú trọng nhiều hơn đến giao lưu thương mại với các nước có chung đường biên giới hoặc các nước trong cùng khu vực. Thêm vào đó, khoảng cách địa lý còn ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển hàng hóa. Tuy rằng với mỗi mặt hàng khác nhau thì mức độ tác động có thể là nhiều hay ít. Song với nhóm hàng nông sản thì khoảng cách địa lý có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu nông sản của một quốc gia.
Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế
Việc có hay không sự tương đồng về trình độ phát triển kinh tế cũng là một nhân tố hấp dẫn hay gây ra cản trở với hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia. Điều này được giải thích rằng nếu hai nước có trình độ phát triển giống nhau thì tức là nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng, thị hiếu hay yêu cầu về chất lượng là tương đương nhau. Vì thế hàng hóa của nước này sẽ đáp ứng được nhu cầu của nước kia, do vậy đây là nhân tố tạo thuận lợi cho xuất khẩu. Ngược lại, nếu trình độ giữa hai nước không tương đồng nhau (có sự khác biệt lớn) sẽ làm cho hàng hóa của nước này khó hoặc không đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu dẫn đến hạn chế khả năng xuất khẩu.
Bên cạnh hai nhân tố khoảng cách về địa lý và khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, còn nhiều các nhân tố khác cũng gây ra những ảnh hưởng gián tiếp đến trao đổi thương mại giữa các quốc gia như văn hóa, lịch sử, thể chế chính trị… thông qua quan hệ sản xuất làm ảnh hưởng tới cung xuất khẩu và thông qua thị
hiếu tiêu dùng làm ảnh hưởng tới cầu xuất khẩu. Do vậy tác động của các nhân tố này thường không rõ ràng tới xuất khẩu của một quốc gia.