Vòng đời của điểm du lịch

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và phát triển du lịch Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 21 - 24)

Khái niệm vòng đời được Butler hoàn chỉnh vào năm 1980. Vòng đời lúc

đầu gồm 3 giai đoạn: phát triển, tăng trưởng và suy thoái. Sau đó dược chi tiết hoá thành 6 giai đoạn :

- Giai đoạn phát hiện - Giai đoạn tham gia

- Giai đoạn phát triển - Giai đoạn hoàn chỉnh - Giai đoạn quá bão hoà - Giai đoạn suy tàn.

Các giai đoạn của vòng đời điểm du lịch được mô tả một cách khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1.7: Vòng đời điểm du lịch a. Giai đoạn phát hiện.

Đây là giai đoạn phát hiện ra địa điểm du lịch bởi một số ít du khách có tính thích phiêu lưu tìm tòi. Trong giai đoạn này du khách đến đây bị cuốn hút bởi một trong những vẻ đẹp tự nhiên hoặc những đặc trưng văn hoá của địa phương.

Đặc trưng của giai đoạn này là số lượng du khách còn hạn chế, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, các hoạt động tiếp thị chưa được thực hiện. Đặc biệt là thái độ của dân địa phương là tò mò và thân thiện với du khách.

b. Giai đoạn tham gia.:

Giai đoạn hoàn chỉnh Giai đoạn quá bão hoà

Giai đoạn suy tàn

Giai đoạn phát triển

Giai đoạn tham gia

Giai đoạn phát hiện Thời gian

Khả năng tải của khu du lịch

Số lượng khách

Giai đoạn này bắt đầu xuất hiện những hoạt động quảng bá cho điểm du lịch, các hoạt động đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch .

Đặc trưng của giai đoạn này là số lượng du khách tăng lên, đồng thời nảy sinh sức ép của du lịch lên lĩnh vực dịch vụ công và cơ sở hạ tầng. Thái độ của dân địa phương đối với khách du lịch vẫn thân thiện nhưng đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu không hài lòng lẫn nhau.

c. Giai đoạn phát triển.

Đây là giai đoạn có đầu tư lớn của chính quyền địa phương và các tổ chức đầu tư từ bên ngoài làm cho điểm du lịch mất dần những dáng vẻ truyền thống (lối sống, kiến trúc…). Do sự bùng nổ của khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế và các hoạt động khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch bắt đầu suy giảm chất lượng do các nguồn tài nguyên bị sử dụng quá mức.

Trong giai đoạn này Nhà nước bắt đầu tiến hành việc quy hoạch và kiểm soát trên quy mô vùng để giải quyết và hạn chế các vấn đề tiêu cực phát sinh.

Đồng thời thúc đẩy việc quảng bá trên quy mô quốc tế.

Đặc trưng của giai đoạn này là du khách bị thương mại hóa, mối quan hệ du khách và dân địa phương không còn hoàn toàn thân thiện mà đã xuất hiện các mâu thuẫn, xung đột, cụ thể :

- Giữa khách du lịch và dân địa phương.

- Giữa cơ sở kinh doanh du lịch trong địa phương và ngoài địa phương.

- Giữa cơ sở kinh doanh du lịch và cơ sở không kinh doanh du lịch.

d. Giai đoạn hoàn chỉnh.

Số lượng du khách vẫn tăng nhưng tốc độ giảm hẳn lại, hình thành các trung tâm du lịch, thương mại tách biệt với môi trường địa lý của điểm du lịch.

Trong giai đoạn này điểm du lịch khai thác đến mức tối đa, hình thành các trung tâm du lịch độc lập và riêng biệt không còn chút dáng dấp của môi trường địa lí tự nhiên nào. Wolfe (1952) gọi đây là giai đoạn “ly hôn” giữa trung tâm nghỉ dưỡng và cảnh quan địa lý.

e. Giai đoạn quá bão hoà.

Giai đoạn này xuất hiện sự lộn xộn, xuống cấp của điểm du lịch do lượng khách du lịch vượt quá khả năng (du lịch bền vững) từ đó xuất hiện các xung

đột môi trường khiến du khách cảm thấy không hài lòng về điểm du lịch.

Đặc trưng của giai đoạn này: du khách chủ yếu là các nhóm du khách quen và các thương gia sử dụng các tiện nghi của khách du lịch. Xuất hiện hàng loạt những vấn đề gay cấn, các vấn đề về môi trường, xã hội và kinh tế.

f. Giai đoạn suy tàn.

Trong giai đoạn này số lượng du khách giảm đáng kể và điểm du lịch chỉ thu hút được khách du lịch trong ngày và cuối tuần.

Xuất hiện việc chuyển nhượng bất động sản. Các cơ sở hạ tầng cho du lịch bị chuyển mục đích sử dụng khác. Vào giai đoạn này các nhà kinh doanh du lịch tìm mọi cách để thay mới dịch vụ du lịch. Các sòng bạc - casino xuất hiện như là để cố gắng trẻ hoá khu du lịch và thu hút thêm du khách, mở thêm các loại hình mới thu hút khách vào các mùa vắng khách như nghỉ đông, cải tiến quản lý kinh doanh… Các giải pháp này nhằm cứu vãn hoạt động du lịch của một khu du lịch suy tàn.

Như vậy, mô hình vòng đời điểm du lịch là công cụ thuận lợi để xem xét sự phát triển của một khu du lịch, dự báo tương lai của nó để có giải pháp kéo dài giai đoạn phát triển. Sự kéo dài giai đoạn phát triển khiến cho mô hình du lịch thương mại (bằng du lịch ồ ạt) tiếp cận dần với du lịch bền vững.

Tóm lại, ngày nay khái niệm du lịch được hiểu theo rất nhiều nghĩa và liên tục mở rộng phạm vi. Nhưng dù hiểu theo nghĩa nào thì mục đích của nó là luôn nhằm đáp ứng vật chất và tinh thần của con người. Vai trò và vị trí của ngành du lịch ngày càng được nâng cao và được ví như con gà đẻ trứng vàng hay “ngành công nghiệp không khói“.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và phát triển du lịch Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)