CHươNG 2 PHâN TíCH THựC TRạNG ĐầU Tư Và PHáT TRIểN
2.3. Đóng góp của ngành du lịch vào kinh tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
2.4.9. Đánh giá hiện trạng cơ chế quản lý ngành du lịch tỉnh Bà Rịa “ Vũng Tàu
2.4.9. Đánh giá hiện trạng cơ chế quản lý ngành du lịch tỉnh Bà Rịa “ Vũng Tàu.
Bằng sự nỗ lực, phấn đấu của toàn ngành và sự chỉ đạo hỗ trợ tích cực của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh, ngành du lịch đã đạt được những kết quả đáng
khích lệ. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch đã đi vào chiều sâu và có bước trưởng thành mới.
Sở du lịch đã từng bước thâm nhập và nắm bắt tình hình, theo dõi tiến độ các dự án đầu tư về du lịch kể cả các doanh nghiệp ngoài ngành du lịch, từ đó
đề xuất kịp thời hướng giải quyết, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để các chủ dự án hoàn thành các bước thủ tục.
Công tác quản lý các lĩnh vực du lịch như lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, cơ sở lưu trú từng bước đi vào nề nếp và tuân thủ đúng các tiêu chuẩn quy
định Nghị định của Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Tổng cục Du lịch.
Công tác kêu gọi đầu tư và tuyên truyền quảng bá du lịch đã có những bước tiến bộ rõ nét, các thông tin về tiềm năng du lịch và các dự án du lịch ngày càng được phổ biến rộng rãi đến du khách và tiếp cận các nhà đầu tư .
Tình hình an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan, các bãi tắm đã có nhiều chuyển biến tích cực nhờ sự phối hợp đồng bộ giữa ngành du lịch với các ngành, các địa phương hữu quan là thành viên của Ban Chỉ đạo du lịch.
Tuy nhiên hiện nay chưa có cơ chế phối hợp cụ thể giữa Sở du lịch với các sở, ban, ngành trong việc theo dõi các dự án đầu tư du lịch, quy trình thủ tục đầu tư đối với các dự án vẫn chưa thực hiện đúng theo tinh thần cải cách hành chính, còn kéo dài thời gian nên đã hạn chế tiến độ đầu tư.
* Về công tác tuyên truyền quảng bá du lịch:
Trong những năm qua, ngành du lịch rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô các chương trình tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch, góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đối với du khách quốc tế và nhân dân trong nước. Những kết quả đạt được cụ thể nh sau:
- Thiết lập và đưa vào hoạt động website du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu với 800 trang thông tin bằng 3 ngôn ngữ: Việt – Anh – Hoa, cung cấp các thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp và khách du lịch bằng tiếng Việt và tiếng Anh, đến nay đã có trên 7000 lượt người truy cập.
- Triển khai đợt 3 chương trình “Những địa chỉ du lịch tin cậy của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu” với 53 doanh nghiệp đăng ký tham gia, tự nguyện và cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ dành cho khách du lịch.
- Phòng Thông tin dữ liệu trực thuộc Trung tâm xúc tiến du lịch đã tổ chức thu thập và cập nhật được 7 loại thông tin phục vụ cho nhà đầu tư và khách du lịch: Thông tin về các văn bản pháp luật của Trung ương, các văn bản pháp luật của tỉnh có liên quan đến ngành du lịch, thông tin về các dự án, các hoạt động của ngành, các thông tin giới thiệu về tiềm năng du lịch, các địa chỉ khách du lịch cần biết
- Phát hành 29 số tờ tin Thương mại – Du lịch hàng tháng với trên 22 ngàn bản đến các cơ quan trong tỉnh và các Sở du lịch, Sở Thương mại – du lịch trên toàn quốc. Phát hành đĩa VCD “Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu” (500
đĩa), đĩa VCD “Đảm bảo trật tự an toàn trên các bãi tắm” (50 đĩa). Phối hợp thực hiện 5 kỳ quảng bá du lịch với các đài truyền hình HTV, VTV. Phát hành 2600 ấn phẩm các loại (bản đồ du lịch, tập gấp). Cộng tác với tạp chí của Viện Hợp tác nghiên cứu Asean để giới thiệu du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đến các nước Asean bằng tiếng Anh. Xây dựng các phóng sự ngắn tuyên truyền tiềm năng du lịch và về công tác trật tư an toàn ở bãi tắm. Phối hợp với nhiều cơ
quan báo chí trong và ngoài tỉnh quảng bá tiềm năng du lịch và tuyên truyền các mặt hoạt động của ngành du lịch.
- Tổ chức và hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tham dự 12 đợt triển lãm, hội chợ, liên hoan du lịch ở các địa phương nhằm quảng bá thương hiệu, tìm đối tác, tìm hiểu và tiếp cận thị trường.
- Các doanh nghiệp bắt đầu chú trọng đầu tư vào công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu và sản phẩm du lịch của mình, dành tỷ lệ vốn nhất định để củng cố thương hiệu, nhiều doanh nghiệp lớn đã có trang web, đĩa hình quảng bá sản phẩm du lịch.
Những công tác nêu trên đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Từ đó các thông tin về du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến với du khách ngày càng rộng rãi và hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên theo đánh giá của du khách (khách nội địa và khách quốc tế) thì công tác tuyên truyền, quảng bá của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn yếu hơn so với Nha Trang và Phan Thiết. Đây vốn là hai địa điểm du lịch gíap biển có khả năng cạnh tranh cao với Bà Rịa – Vũng Tàu. Điều này cho thấy trong tương lai, tỉnh cần phải tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền và quảng bá
du lịch hơn nữa để có thể thu hút được nhiều du khách hơn.
* Đối với hoạt động lữ hành, khách sạn và quản lý hướng dẫn viên du lịch.
Đến nay trong toàn tỉnh có 7 doanh nghiệp hoạt động lữ hành quốc tế và 9 doanh nghiệp đang hoạt động lữ hành nội địa. Tuy nhiên kinh doanh lữ hành còn tình trạng mượn tư cách pháp nhân, núp bóng kinh doanh, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có lúc còn thiếu lành mạnh nên đã tự làm yếu sức cạnh tranh của mình trên thương trường. Để bảo vệ và tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh hiệu quả, đúng đắn nhằm đưa hoạt động kinh doanh du lịch vào nề nếp, phát triển đúng hướng, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp, công tác quản lý và kiểm tra hoạt động kinh doanh lữ hành cần được đẩy mạnh thêm một bước.
Công tác quản lý, lưu trú lữ hành góp phần đưa các hoạt động dịch vụ dần vào nề nếp, nâng cao chất lượng... Trong những năm vừa qua, Sở du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kết hợp với thanh tra du lịch tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhờ thanh tra, kiểm tra đúng quy định và kịp thời uốn nắn, điều chỉnh những sai sót trong hoạt động của các doanh nghiệp nên tình hình kinh doanh lữ hành đã được chấn chỉnh. Tuy nhiên công tác này cần được đẩy mạnh hơn n÷a trong thêi gian tíi.