CHươNG 2 PHâN TíCH THựC TRạNG ĐầU Tư Và PHáT TRIểN
2.3. Đóng góp của ngành du lịch vào kinh tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
2.4.7. Đánh giá nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch
Nguồn lao động trong ngành du lịch là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong việc phát triển du lịch, họ là chiếc cầu nối giữa khách du lịch với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, thông qua họ các nhu cầu của khách du lịch sẽ được đáp ứng. Do đó họ là yếu tố tác động trực tiếp đến môi trường du lịch của tỉnh. Đối với nguồn lao động cần quan tâm đến cả hai khía cạnh số lượng và chất lượng.
Nguồn lao động trong ngành du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thể hiện qua Bảng 2.17 “ Nguồn lao động ngành du lịch tỉnh Bà Rịa “ Vũng Tàu (Phụ lục trang 132)
Trong 5 năm vừa qua, số lao động trong ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tăng trung bình mỗi năm 9,1%/năm, từ 4044 người năm 2001 lên 6041 người vào năm 2005; lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng trung bình 13%/năm; lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp tăng trung bình 4,65/năm; lao động kỹ thuật tăng trung bình 17,4%/năm; lao động phổ thông tăng rất chậm (trung bình khoảng 0,56%/năm). Điều này phản ánh lao
động tăng cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch. Tuy vậy, hoạt động du lịch đòi hỏi rất cao ở đội ngũ nhân viên, chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể làm cho du khách cảm thấy không hài lòng về cả chuyến đi. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, tính đến năm 2005 vẫn có đến 907 người chưa qua đào tạo nghiệp vụ du lịch (chiếm 15% tổng lao động trong ngành).
Năm năm vừa qua, Sở du lịch đã thực hiện nhiều hoạt động để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc bồi dưỡng nguồn nhân lực, đã phối hợp với các đơn vị chức năng mở nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ như bảo vệ, kiến thức văn minh
giao tiếp, cấp cứu bờ biển… cho nhiều học viên thuộc các doanh nghiệp du lịch và các ban quản lý các khu du lịch.
2.4.8. Đánh giá môi trường phục vụ du lịch
2.4.8.1. An ninh trật tự, trị an, an toàn cho khách du lịch.
Theo báo cáo tổng kết hoạt động năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2006 của Sở du lịch, nhiều hoạt động nhằm đảm bảo trật tự an toàn tại các điểm du lịch đã được thực hiện với sự nỗ lực và phối hợp của tất cả các ban ngành có liên quan trong tỉnh:
- Nâng cao một bước ý thức chủ động, tự giác của doanh nghiệp về công tác đảm bảo trật tư, an toàn và quyền lợi của khách du lịch trong hoạt động kinh doanh thông qua các đợt thanh tra, kiểm tra, triển khai các quy chế do UBND tỉnh ban hành: Quy chế về quản lý và tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch tại các bãi tắm thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (được ban hành kèm theo Quyết định số 1727/2004/QĐ-UB ngày 15/4/2004).
- Các ngành chức năng: Du lịch, Công an, Lao động - Thương binh - xã
hội, Giao thông - Vận tải và các UBND các huyện, thành phố triển khai có hiệu quả việc thực hiện chỉ thị 07 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 27 của UBND tỉnh về đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh, trật tự tại các điểm tham quan du lịch và Đề án đảm bảo trật tự trị an tại các điểm tham quan, bãi tắm, thực hiện kế hoạch đăng ký giá và bán đúng giá niêm yết, ổn định hoạt động ca nô trượt nước, phòng chống các loại tệ nạn xã hội, tội phạm trong các khu du lịch, tập trung các đối tượng xã hội, quản lý hệ thống giao thông tại các tuyến điểm du lịch, xây dựng 02 bãi đỗ xe khách du lịch ở Dinh Cô (Long
Điền) và bãi Dâu (thành phố Vũng Tàu) để giảm áp lực quá tải về phương tiện giao thông trong những ngày lễ, mùa cao điểm du lịch.
- Sở Giao thông - Vận tải đã mở lớp bồi dưỡng kiến thức giao tiếp với khách du lịch cho đội ngũ lái xe taxi, xe khách, xe ôm và nhân viên thu phí giao thông. Tổ chức một số hội thi tập huấn về chủ đề an toàn giao thông cho các lực lượng là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, lực lượng xung
kích tại các địa phương. Sở Giao thông - Vận tải đã phối hợp với các ngành khảo sát thực tế các khu vực thường xảy ra tai nạn giao thông để lập kế hoạch sữa chữa, cải tạo và lắp đặt thêm nhiều biển báo giao thông mới và thoả thuận các vị trí đỗ xe trên địa bàn một số bãi tắm và khu du lịch.
- Sở Lao động, thương binh và xã hội đã phối hợp với các ngành và UBND các địa phương để giải quyết các hiện tượng gây phiền hà cho du khách ở các bãi tắm, các khu du lịch và trước cổng khách sạn. Tập trung cao
điểm cho mục tiêu không còn nạn ăn xin, người tâm thần lang thang ở các khu du lịch. Số trẻ em cơ nhỡ và người già neo đơn đã được tập trung vào các trung tâm nuôi dưỡng, số còn lại được giáo dưỡng và gửi về gia đình. Tiến hành các biện pháp hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho dân nhập cư tạm trú rải rác ở các phường xã nên hiện tượng đeo bám khách bằng xe honda để bán hàng rong giảm hẳn. Nạn tranh giành khách ở dịch vụ vận chuyển khách bằng xe honda, xích lô và chụp ảnh lưu niệm cũng giảm rõ rệt.
- Phòng Kinh tế thành phố Vũng Tàu đã phối hợp với thanh tra du lịch và ban quản lý các khu du lịch tiến hành kiểm tra hoạt động lưu trú ở các phường trọng điểm trên địa bàn Thành phố Vũng Tàu. Kết quả cho thấy nhiều nhà nghỉ, phòng trọ vi phạm quy định của UBND tỉnh như: trương biển quảng cáo không đúng nội dung đăng ký kinh doanh, không niêm yết giá, chưa trang bị phương tiện chữa cháy, chưa có nội quy hoạt động, nhiều phòng trọ đủ điều kiện cơ sở vật chất nhưng chưa chuyển sang kinh doanh khách sạn. Những cơ
sở vi phạm đã được đoàn kiểm tra nhắc nhở, xử lý và hướng dẫn lập thủ tục theo quy định.
- Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp trong công tác cấp cứu thủy nạn, xây dựng được đội ngũ 158 cứu hộ viên trên các tuyến biển có bãi tắm, định kỳ đội ngũ này đều được bồi dưỡng, nâng cao thể lực và rèn luyện kỹ năng cứu hộ, sơ cấp cứu thông qua các khóa học do Sở du lịch kết hợp với các ngành, các đơn vị có chức năng chuyên môn tổ chức, đảm bảo an toàn cho du khách tắm biển. Nhờ đó tăng được hiệu quả cấp cứu và sơ cứu người bị nạn khi tắm biển .
Nhờ có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước thông qua ban chỉ đạo phát triển du lịch, tình hình trật tự trị an và an toàn cho du khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu đã được cải thiện, cụ thể: hiện tượng đeo bám, chèo kéo khách, ăn xin giảm, giá cả và chất lượng dịch vụ du lịch được ổn định một bước, nạn nhũng nhiễu khách trong hoạt động ca nô trượt nước không còn.
Các điểm tham quan, các bãi tắm đã an toàn, trật tự và vệ sinh hơn, tạo sự ổn
định, nề nếp trong kinh doanh du lịch, công tác cứu hộ trên biển được tăng cường nhằm giảm nhẹ thiệt hại khi có tai nạn rủi ro xảy ra. Có sự phối hợp tích cực, chủ động của lực lượng công an, dân quân cấp phường, xã trong việc tham gia đảm bảo trật tự trị an tại các điểm tham quan du lịch trong các dịp lễ hội, mùa cao điểm du lịch.
Mức độ an toàn cho du khách tới Bà Rịa – Vũng Tàu đã được chú trọng nhưng vẫn thấp hơn so với Nha Trang theo nhận xét của khách nội địa. Tuy nhiên theo nhận xét của khách quốc tế thì mức độ an toàn cho du khách tại Bà Rịa – Vũng Tàu được đánh giá tốt nhất.
2.4.8.2. Vệ sinh môi trường tại các địa điểm du lịch.
Theo kết quả giám sát môi trường hàng năm của Sở du lịch cũng như
theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy chất lượng môi trường tại các cơ sở du lịch trong địa bàn tỉnh tương đối tốt, ngoại trừ việc các cơ sở du lịch chưa đảm bảo việc xử lý nước thải đúng kỹ thuật.
*Về chất lượng môi trường của các bãi tắm:
+ Chất lượng nước biển tại các bãi tắm như bãi Dứa, bãi Sau, bãi Long Hải, Hồ Cốc … có chỉ tiêu ô nhiễm nằm trong tiêu chuẩn môi trường cho phép theo TCVN 5943:1995. Riêng bãi Trước có dấu hiệu ô nhiễm các chất hữu cơ
do tàu thuyền thải xuống.
+ Các bãi tắm như: Khu du lịch Biển Đông, khu du lịch Thuỳ Vân, Khu du lịch Kỳ Vân, Hồ Cốc …. đang thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.
Chất thải rắn được thu gom thường xuyên trên bãi biển và có thùng rác công céng.
Hầu hết các cơ sở kinh doanh du lịch hiện nay chưa thực hiện việc đầu tư
xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Nước thải chỉ
được xử lý qua bể tự hoại sau đó cho tự thấm vào môi trường đất hoặc cho thoát vào hệ thống nước chung của thành phố … Do đó hầu hết nước thải của các cơ sở du lịch đều không đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép theo TCVN 6772:2000.
* Về chất lượng môi trường không khí:
Hoạt động của các cơ sở du lịch không phát sinh khí thải. Kết quả trắc nghiệm chất lượng tại các khách sạn hoặc các khu du lịch sinh thái đều có các chỉ tiêu ô nhiễm không khí đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam theo TCVN 5937:1995.
* Tình hình rác thải:
Chất thải rắn của các cơ sở du lịch chủ yếu là chất thải sinh hoạt được xử lý bằng cách thu gom ở các thùng đựng rác trong các khu du lịch và hợp đồng các đơn vị vận chuyển rác, mang tới nhà máy xử lý rác của tỉnh để xử lý. Vì
vậy chất thải rắn của các cơ sở du lịch không gây ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên đối với các bãi tắm lớn, tập trung một số lượng khách du lịch (như bãi Sau) thì vấn đề chất thải rắn là một vấn đề bức bách. Vào những giờ chiều của ngày thứ 7 và chủ nhật đặc biệt là những ngày lễ, rác thải tràn ngập bãi biển, phần lớn là rác sinh hoạt của du khách. Điều này cho thấy tuy không
ô nhiễm môi trường nước vì số rác này sẽ được thu gom vào lúc chiều tối khi khách ra về nhưng nó có tác động không tốt tới hình ảnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong mắt du khách. Đây là một bằng chứng cụ thể về tình hình rác thải tại các bãi tắm vào những ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật.