1.3.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh được nhiều nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu và đã đưa ra nhiều định nghĩa khác về thuật ngữ “chiến lược kinh doanh” như:
- Là những quyết định, những hành động hoặc những kế họach liên kết với nhau được thiết kế để đề ra và thực hiện những mục tiêu của tổ chức
- Là kết quả của quá trình xây dựng chiến lược - Là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh
- Là xác định mục tiêu cơ bản và dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn các chính sách, chương trình hành động nhằm phân bổ các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đó
- Là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp
được thiết kế để đảm bảo các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp được thực hiện.
- Là tập hợp những quyết định và hành động hướng tới mục tiêu để các năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng được những cơ hội và thách thức từ bên ngoài
Nhìn chung, chiến lược là tập hợp các hành động, quyết định có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm giúp cho tổ chức đạt được những mục tiêu đã đề ra, và nó cần xây dựng sao cho tận dụng được những điểm mạnh cơ bản bao gồm các nguồn lực và năng lực của tổ chức cũng như phải xét tới những cơ
hội, thách thức của môi trường.
Chiến lược kinh doanh được nhìn nhận như một nguyên tắc, một tôn chỉ trong kinh doanh. Chính vì vậy doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh, điều kiện tiên quyết phải có chiến lược kinh doanh hay tổ chức thực hiện chiến lược tốt.
1.3.2. Khái niệm về quản trị chiến lược kinh doanh.
Quản trị chiến lược là tập hợp các bước mà các thành viên của tổ chức phải thực hiện như: phân tích tình hình hiện tại, quyết định những chiến lược,
đưa những chiến lược này vào thực thi và đánh giá, điều chỉnh, thay đổi chiến lược khi cần thiết. Nó bao gồm tất cả các chức năng cơ bản của quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm soát.
Quản trị chiến lược bao gồm việc xây dựng chiến lược, thực hiện chiến lược và đánh giá chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức trong môi trường hiện tại cũng như tương lai.
1.3.3. Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục đích của việc phân tích môi trường kinh doanh là để xác định các cơ
hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp, bao gồm môi trường vĩ mô và vi mô. Đó là quá trình xem xét các nhân tố môi trường khác nhau và xác định mức độ
ảnh hưởng của cơ hội hoặc nguy cơ đối với doanh nghiệp. Phán đoán môi trường (diagnostic) dựa trên cơ sở những phân tích, nhận định về môi trường
để từ đó tận dụng cơ hội hoặc làm chủ được những nguy cơ ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Việc phân tích môi trường bao gồm: phân tích môi trường vĩ mô và phân tích môi trường vi mô (hay còn gọi là môi trường ngành).
1.3.4. Dự báo biến động môi trường kinh doanh.
Việc phân tích môi trường kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá
những dữ liệu hiện tại mà nó còn được phát triển nhằm dự báo diễn biến của môi trường trong tương lai. Muốn đề ra chiến lược cạnh tranh trong tương lai thì điều quan trọng phải dự báo được môi trường kinh doanh trong tương lai ngắn hoặc lâu dài. Đây là một yếu tố quan trọng được thực hiện qua hệ thống thông tin quản lý. Để có cơ sở dự báo môi trường, cần phải thu thập đầy đủ thông tin dữ liệu:
- Bảng tổng hợp yếu tố môi trường vĩ mô
- Bảng tổng hợp môi trường tác nghiệp - Bảng tổng hợp các yếu tố nội bộ
- Bảng tổng hợp các thông tin về đối thủ cạnh tranh, khách hàng và người cung cÊp.
Các phương pháp dự báo thường được sử dụng:
- Phương pháp chuyên gia (Delphi): Với sự tham gia của các chuyên gia có kinh nghiệm, đánh giá các sự kiện hiện tại và dự báo về xác suất có thể xảy ra trong tương lai.
- Phương pháp ngoại suy xu hướng: Xây dựng các đường cong kinh nghiệm trong quá khứ và từ đó ngoại suy tương lai, mức độ tin cậy của phương pháp này rất thấp.
- Phương pháp liên hệ xu hướng: Tìm kiếm những mối liên hệ nhiều chuỗi thời gian trong quá khứ, tìm ra quy luật và sử dụng vào việc dự báo.
- Phương pháp mô hình hóa năng lượng: Lập ra các hệ phương trình, các mô hình toán học mà trong đó các hệ số là các thông số trung bình thống kê, có khoảng hơn 300 phương trình toán được sử dụng để dự báo các thay đổi trong nÒn kinh tÕ.
- Phương pháp ảnh hưởng chéo: Tập hợp các xu hướng có tầm quan trọng và xác suất cao, các sự kiện được xâu chuỗi với nhau liên tục giống như
những con bài Domino.
- Phương pháp nhu cầu mức độ nguy hiểm: Làm rõ những sự kiện chính yếu có thể gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp, các sự kiện được phân hạng theo sự hội tụ của các xu hướng đang diễn ra trong xã hội.
1.3.5. Các phương pháp phân tích, lựa chọn chiến lược.
Trên cơ sở xác định nhiệm vụ chiến lược và đánh giá các yếu tố về môi trường bên ngoài cũng như các yếu tố bên trong của doanh nghiệp có thể sử dụng các mô hình chiến lược để xây dựng chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và những giải pháp thực hiện các chiến lược đó. Xin được đề cập tới một mô hình đang được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản trị chiến lược của doanh nghiệp:
* Phân tích SWOT và các kết hợp chiến lược:
Mục đích của phân tích Ma trận SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) với mục đích là để phân tích phối hợp các mặt mạnh, yếu của doanh nghiệp với các cơ hội và nguy cơ nhằm phối hợp một cách hợp lý giữa các yếu tố để đánh giá và xác định, lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp doanh nghiệp. Để xây dựng ma trận SWOT, trước tiên phải liệt kê tất cả các điểm mạnh, yếu, cơ hội và nguy cơ theo thứ tự ưu tiên vào các ô tương ứng. Sau đó, so sánh một cách có hệ thống từng cặp tương ứng với các yếu tố
để tạo ra thành những cặp logic.
Việc phân tích các Ma trận SWOT nhằm thu được nhiều kiểu phối hợp và qua đó hình thành các phương án chiến lược.
SWOT Cơ hội: (0): 01, 02… Đe dọa (T): T1, T2…
Điểm mạnh (S) S1, S2…
S/O: Chiến lược tận dụng cơ
hội bằng cách sử dụng điểm mạnh
S/T: chiến lược sử dụng
điểm mạnh để vượt qua
đe dọa
§iÓm yÕu (W) W1, W2
W/O: Chiến lược tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yÕu
W/T: Giảm thiểu các
điểm yếu tránh khỏi đe dọa
Sơ đồ 1.1. Ma trận SWOT
TóM TắT CHươNG I
Nội dung Chương I của bài luận văn bao gồm ba phần:
+ ở phần đầu giới thiệu một số khái niệm để phục vụ cho việc nghiên cứu ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như: khái niệm du lịch và du khách, các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch, vòng đời các điểm du lịch. Những khái niệm này nhằm cung cấp một cách nhìn tổng quát và nắm được những quy luật vận động của ngành du lịch. Đây là cơ sở quan trọng giúp phân tích,
đánh giá hiện trạng phát triển của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ ở phần 2 giới thiệu về cơ sở lý thuyết để đánh giá hiệu quả đầu tư bao gồm: chỉ số ICOR, so sánh lượng đầu tư ròng và thu nhập về vốn, tổng năng suất các nhân tố sản xuất, hệ số lợi tức trên vốn, mối liên kết đa ngành. Các lý thuyết trên được vận dụng trong việc đánh giá hiệu quả đầu tư của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian qua.
+ ở phần sau đã hệ thống lại toàn bộ những kiến thức chung về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược kinh doanh để từ đó vận dụng vào việc xây dựng đề xuất một số giải pháp chiến lược nâng cao hiệu quả đầu tư và phát triển cho ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; bao gồm các vấn đề chÝnh sau ®©y:
- Khái niệm về chiến lược và quản trị chiến lược kinh doanh.
- Phân tích môi trường kinh doanh
- Các mô hình phân tích môi trường kinh doanh - Dự báo biến động môi trường kinh doanh
- Các phương pháp phân tích, lựa chọn chiến lược.
Những kiến thức cơ bản trên sẽ giúp cho việc đề xuất một số giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và phát triển ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ được đề cập đến ở những chương tiếp theo.
CHươNG 2