Nhận định về nguyên nhân hiệu quả đầu tư giảm

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và phát triển du lịch Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 88 - 91)

CHươNG 2 PHâN TíCH THựC TRạNG ĐầU Tư Và PHáT TRIểN

2.5. Đánh giá hiệu quả đầu tư cho ngành du lịch tỉnh Bà Rịa “ Vũng Tàu

2.5.7. Nhận định về nguyên nhân hiệu quả đầu tư giảm

Qua phân tích các chỉ số ở phần trên ta thấy đầu tư ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chưa đạt được hiệu quả cao. Kết hợp các kết quả đánh giá

của tỉnh về tình hình phát triển ngành du lịch trong những năm qua, có thể rút ra một số nguyên nhân về hiệu quả đầu tư giảm như sau:

- Do giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000 tỉnh chưa đầu tư mạnh về cơ

sở hạ tầng và có cơ chế chính sách phù hợp để làm đòn bẩy phát triển du lịch nên trong giai đoạn 2001 – 2005 ít có những dự án quy mô lớn, đủ sức thu hút khách quốc tế, khách du lịch cao cấp. Cơ sở hạ tầng trực tiếp cho ngành du lịch còn ít, tiến độ đầu tư các công trình bằng nguồn vốn ngân sách còn chậm.

Điển hình là công trình đầu tư nâng cấp bãi tắm Thùy Vân kéo dài nhiều năm, gây ảnh hưởng đến việc đảm bảo trật tự, an toàn và mỹ quan trên bãi tắm.

- Phần lớn nhà đầu tư có tâm huyết, quyết tâm thực hiện dự án. Bên cạnh

đó có một số nhà đầu tư vẫn còn tư tưởng giữ đất mặc dù khả năng tài chính có hạn. Việc chọn lựa các nhà đầu tư thật sự có năng lực để thực hiện dự án rất khó khăn vì pháp luật chưa có những điều khoản cụ thể quy định.

- Đa số các dự án đầu tư đều nằm dọc theo các bãi biển, khai thác bãi biển để đầu tư loại hình du lịch nghỉ dưỡng, trong khi đó đất bờ biển đa số trước đây đều là đất được giao để trồng rừng theo chương trình 327 của Chính phủ, nay muốn lập dự án đầu tư phải chuyển mục đích sử dụng. Chi phí đền bù giải tỏa đất đối với các hộ dân được giao đất trồng rừng chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư, gây khó khăn cho nhà đầu tư, dẫn đến tiến độ đầu tư chậm.

- Công tác tư vấn đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước và nhà đầu tư.

- Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2010 mới được lập và được Chính phủ phê duyệt vào năm 2001, do đó chưa thể điều chỉnh kịp thời theo hướng đưa một phần diện tích đất lâm nghiệp sang đất chuyên dùng, làm hạn chế việc thu hút nguồn lực đầu tư và chậm tiến độ một số dự án ven biển.

- Triển khai dự án chậm, các dự án đầu tư của các thành phần kinh tế tham gia xây dựng cơ sở vật chất kinh doanh du lịch được triển khai rất chậm từ khi cấp phép đầu tư. Việc triển khai các dự án chậm hơn dự kiến vượt khỏi phạm vi của ngành du lịch địa phương vì các nguyên nhân chủ yếu là do cơ

chế đầu tư chưa cải thiện theo kiểu một cửa, thủ tục cấp phép còn chậm, nhà

đầu tư vẫn còn hạn chế về việc góp vốn và giải ngân cho vốn đăng ký, chính sách đất đai thay đổi liên tục, thủ tục giao đất chậm,

- Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành này, nhất là đội ngũ quản lý chưa theo kịp với mức độ tăng trưởng về vốn đầu tư.

- Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, “Mất cân đối trong đầu tư, rõ ràng nhất là trong khi hệ thống nhà nghỉ, khách sạn tăng thì việc xây dựng các khu vui chơi giải trí chưa phát triển do không được quan tâm đầu tư đúng mức“ (Nguồn:

Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bà Rịa “ Vũng Tàu 2005). Ngoài ra cơ cấu đầu tư chưa hợp lý ở đây còn có thể hiểu là tỉnh chưa có một chiến lược phát triển ngành du lịch bài bản và dài hạn, cũng như chưa

đặt nó trong một quy hoạch phát triển tổng thể của ngành kinh tế. Ngành du lịch muốn phát triển ổn định và bền vững thì phải có sự hỗ trợ của các ngành khác đi kèm như xây dựng cơ sở hạ tầng, thương nghiệp, dịch vụ,… Theo báo cáo của Sở du lịch thì trong giai đoạn 2001 - 2005 thì mặc dù công tác quy hoạch chi tiết các khu du lịch đã được làm rất đồng bộ nhưng vẫn còn các tồn tại như thiếu hẳn các dự án khai thác mảng du lịch văn hóa (lễ hội dân tộc, lịch sử di tích) mà điều này Nha Trang đã làm khá tốt; thiếu hẳn các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng lớn (ví dụ khách sạn 4 - 5 sao) nhằm thu hút khách du lịch quốc tế vừa có nhu cầu du lịch hội nghị và kết hợp nghỉ dưỡng.

TóM TắT CHươNG 2

ở chương 2 của luận văn bao gồm 5 phần:

- Phần 1: Giới thiệu tổng quan về ngành du lịch Việt Nam: Sự hình thành và phát triển của ngành du lịch Việt Nam qua 45 năm; mục tiêu của ngành du lịch Việt nam trong năm 2006; những mặt mạnh và yếu của ngành du lịch Việt Nam. Những thông tin chung này cần thiết và hữu ích cho phần phân tích và đánh giá về du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu ở các phần sau.

- Phần 2: Giới thiệu tổng quan về các tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trên các lĩnh vực: vị trí địa lý, hệ thống giao thông, các điều kiện tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Phần này cung cấp những thông tin và đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh để sử dụng trong phần phân tích những mặt mạnh, yếu của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Phần 3: Phân tích những đóng góp của ngành du lịch vào kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để thấy được vị trí, vai trò của ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Phần 4: Phần này đi sâu vào phân tích và đánh giá hiện trạng ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trên các lĩnh vực: Hiện trạng khách du lịch tới Bà Rịa – Vũng Tàu (cơ cấu khách, khách quốc tế, khách nội địa, ngày khách); doanh thu; lợi nhuận; hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; hiện trạng cơ sở vật chất; hiện trạng của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch; nguồn nhân lực; hiện trạng quản lý ngành du lịch. Sau đó phân tích cạnh tranh cho du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, sau đó phân tích SWOT (đưa ra những điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức rồi vạch ra các chiến lược cụ thể cho ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

- Phần 5: Đánh giá hiệu quả đầu tư cho ngành du lịch tỉnh thông qua hiện trạng đầu tư và các chỉ số: Icor, thu nhập về vốn và lượng đầu tư ròng, tổng năng suất các nhân tố sản xuất, hệ số lợi tức/vốn, hệ số liên kết đa ngành.

Sau đó đưa ra các nhận định về nguyên nhân hiệu quả đầu tư giảm.

CHươNG 3

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và phát triển du lịch Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)