Hiện trạng khách du lịch tới tỉnh Bà Rịa “ Vũng Tàu

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và phát triển du lịch Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 50 - 55)

CHươNG 2 PHâN TíCH THựC TRạNG ĐầU Tư Và PHáT TRIểN

2.3. Đóng góp của ngành du lịch vào kinh tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

2.4.1. Hiện trạng khách du lịch tới tỉnh Bà Rịa “ Vũng Tàu

Bảng 2.5 “ Lượng khách du lịch tới tỉnh Bà Rịa “ Vũng Tàu (Phụ lôc trang 124)

Bảng 2.6 “ Tốc độ tăng (giảm) bình quân một năm của các giai đoạn (Phô lôc trang 125)

Từ hai bảng 2.5 và 2.6 ta thấy trong 10 năm qua từ năm 1996 đến 2005 tổng lượt khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu tăng với tỉ lệ 6,1%/năm, từ 3.190 nghìn lượt năm 1996 lên 5.320 nghìn lượt năm 2005. Khách nội địa tăng trung bình mỗi năm là 6,8% đóng góp chủ yếu vào tốc độ tăng của tổng lượt khách. Riêng đối với khách quốc tế, số lượng khách giảm trung bình 1,9%/năm trong giai đoạn 1996 - 2005. Số lượng khách quốc tế thực sự có xu hướng giảm trong giai đoạn 1996 - 2000 (-16,4%/năm) nhưng sang giai đoạn 2001 - 2005 thì xu hướng có tăng lên (9,37%/năm). Tuy vậy đến nay (2005) số lượt khách quốc tế chưa khôi phục được so với thời kỳ trước khủng hoảng kinh tế Châu á, chỉ bằng 69,8% so với năm 1996 (khách quốc tế năm 2005 là 220 ngàn lượt, còn năm 1997 là 320 nghìn lượt, năm 1996 là 315 nghìn lượt).

2.4.1.1. Cơ cấu khách du lịch.

Khách du lịch đến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dưới 03 hình thức: do các cơ

sở lữ hành phục vụ, do các sở lưu trú phục vụ hoặc tự tổ chức.

Theo thống kê của Sở du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì số lượng khách nội địa do các cơ sở lữ hành phục vụ chỉ chiếm tỉ lệ thấp trong tổng số lượng khách tới tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (trung bình là 11,76%) và số lượng khách của loại hình này giảm dần qua các năm do khách nội địa thì Bà Rịa – Vũng Tàu đã quá quen thuộc nên lượng khách đi theo hình thức này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và ngày càng giảm. Tuy nhiên khách quốc tế lại lựa chọn loại hình này nhiều nhất (trung bình chiếm 54,58% đến Bà Rịa – Vũng Tàu) do khách quốc tế đến Việt Nam theo các tour du lịch do các công ty lữ hành tổ chức.

Số lượng khách do cơ sở lưu trú phục vụ chiếm tỉ trọng tương đối lớn (trung bình chiếm 29,92%) và tăng nhanh qua các năm (kể cả khách quốc tế và khách nội địa). Đây là một hiện tượng hợp lý khi mà chất lượng phục vụ của các khách sạn đã được nâng lên đáng kể (thể hiện qua việc tăng lên của số lượng khách sạn và số lượng phòng đạt tiêu chuẩn).

Đặc biệt đa số khách nội địa thường tự tổ chức chuyến đi của mình và thường là đi trong ngày. Phần lớn họ đến Bà Rịa – Vũng Tàu đơn thuần chỉ

để tắm biển và hóng gió, thể hiện qua tỉ trọng của loại hình này trung bình chiếm 58,32% tổng lượt khách và tốc độ tăng trung bình của loại hình là 12,86%.

2.4.1.2. Khách quốc tế.

Bảng 2.7 “ Tỷ trọng khách quốc tế đến Bà Rịa “ Vũng Tàu so với cả

nước (Phụ lục trang 125)

Nhìn vào bảng số liệu 2.7 ta thấy trong giai đoạn 1991 - 1997 số lượng khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và số lượng khách quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng tăng. Năm 1991 là 25.110 khách, đến năm 1997 số lượng khách quốc tế của Bà Rịa – Vũng Tàu đã tăng lên là 320.000 khách (tăng 12,74 lần). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng khách quốc tế của Bà Rịa – Vũng Tàu đã có dấu hiệu giảm sút mạnh trong năm 1997 và hai năm tiếp 1998 và 1999. Điều này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó còn một nguyên nhân nữa là trong năm 1999 tỉnh chưa có các loại hình du lịch mới, đặc sắc mà khách quốc tế ưa chuộng như: nhảy dù, lặn, câu cá, các khu du lịch mới vẫn chưa đi vào hoạt động, trong khi các tỉnh lân cận như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh

đã mở ra nhiều loại hình du lịch mới làm tăng tính cạnh tranh trong kinh doanh du lịch ở khu vực Đông Nam Bộ. Tốc độ tăng trưởng đã dần được khôi phục lại trong giai đoạn 2001 - 2005. Trong giai đoạn này tốc độ tăng khách quốc tế của Bà Rịa – Vũng Tàu là 9,37%/năm, cao hơn so với cả nước (tốc

độ tăng khách quốc tế của cả nước là 7,07%/năm).

Tỷ trọng khách quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu so với khách quốc tế của Việt Nam sau khủng hoảng giảm rất nhiều. Nếu như 1997 trở về trước, trung bình mỗi năm tỷ lệ khách quốc tế của Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 16,5% so với khách quốc tế của Việt Nam thì trung bình từ năm 1998 đến nay tỷ lệ này chỉ còn 7,07%.

Ngoài ra một thực tế đáng lo ngại khác là tỷ trọng khách quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu so với cả nước giảm dần. Trong giai đoạn 1992 – 1998, tỷ trọng khách quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu được duy trì ở mức 16,47% tổng khách quốc tế đến Việt Nam, điều này cho thấy Bà Rịa – Vũng Tàu có một vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên tỷ trọng này hiện chỉ còn 11,91% trong giai đoạn 1993 - 2005, điều này chứng tỏ Bà Rịa – Vũng Tàu đang chững lại trong thu hút khách du lịch so với các điểm du lịch khác. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này ta sẽ tiến hành tìm hiểu mục đích của khách quốc tế khi đến Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trong xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá, khách nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều hơn, do đó bên cạnh việc tuyên truyền, quảng bá thì vấn

đề quan trọng đặt ra là làm sao có thể giữ chân du khách khiến họ hài lòng khi tới Bà Rịa – Vũng Tàu.

Nhưng khi nhìn lại mục đích của khách quốc tế khi tới Bà Rịa – Vũng Tàu theo như số liệu khảo sát mẫu phiếu điều tra của Sở du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ta thấy phần lớn khách quốc tế đến Bà Rịa – Vũng Tàu với mục

đích tắm biển và ăn hải sản. Điều này thể hiện sự nghèo nàn về các loại hình vui chơi giải trí nên khả năng thu hút khách quốc tế của Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn gần đây đã giảm hẳn. Vấn đề đặt ra trước tiên là cải thiện các

địa điểm du lịch vì theo kết quả điều tra thì 32% khách quốc tế cho rằng tỉnh cần tập trung cải thiện các địa điểm du lịch. Bên cạnh đó việc tập trung phát triển loại hình du lịch sinh thái là điều cần thiết (theo ý kiến của 31% khách quốc tế được phỏng vấn).

2.4.1.3. Khách nội địa.

Theo bảng 2.5 và 2.6, ta thấy: nhìn chung khách nội địa tới Bà Rịa – Vũng Tàu tăng dần, năm 1996 khách nội địa tới Bà Rịa – Vũng Tàu là 2.875 lượt khách, đến năm 2005 là 5.100 lượt khách (gấp 1,77 lần so với 1996). Đây là một dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên tốc độ tăng không đều qua các năm.

Năm 1997 do cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực và ảnh hưởng của cơn bão số 5, nên số lượng khách nội địa giảm 7,55%. Từ năm 1998 tốc độ tăng trưởng

ngày càng một phục hồi. Nhưng đến năm 2003, 2004, 2005 tốc độ tăng của lượng khách nội địa lại bắt đầu giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó ảnh hưởng của dịch SARS năm 2003, dịch cúm gia cầm 2004…

Vì vậy để thu hút khách nội địa, vấn đề cần tập trung đầu tư trước tiên là cải thiện các địa điểm du lịch.

Ngoài ra từ bảng số liệu ta còn rút ra một nhận xét, đó là khách nội địa phản ứng nhanh hơn đối với cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực (1997). Cụ thể là ngay trong năm 1997 số lượng khách nội địa giảm 7,55%. Trong khi đó mãi

đến năm 1998 số lượng khách quốc tế mới giảm nhưng số lượng giảm là rất lớn (41,56% so với 7,55% của số lượng khách nội địa) và tốc độ giảm này tiếp tục duy trì đến năm 2000 (25,79%); trong khi đó số lượng khách nội địa đã

phục hồi ngay vào năm 1998. Điều này chứng tỏ khách quốc tế có phản ứng chậm nhưng mạnh hơn so với khách nội địa đối với những biến động của nền kinh tế quốc tế. Còn về mục đích du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu của khách nội

địa thì không khác nhiều so với mục đích của khách quốc tế.

Đa số khách nội địa đi du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu với mục đích là tắm biển, ăn hải sản và thăm chùa chiền, di tích. Điều này cho thấy các loại hình vui chơi giải trí của Bà Rịa – Vũng Tàu khá nghèo nàn, không có sức hấp dẫn du khách, các loại hình vui chơi giải trí mới không được đầu tư phát triển.

Vấn đề đặt ra là tỉnh cần phải phát triển các loại hình vui chơi giải trí đặc trưng nhằm đa dạng hoá các hoạt động vui chơi giải trí để hấp dẫn du khách.

Bên cạnh đó tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu với du khách những tài nguyên nhân văn của tỉnh, từ đó tăng số lượng du khách tham gia các lễ hội truyền thống vì hiện nay số lượng du khách tham gia các lễ hội truyền thống chỉ chiếm rất ít trong tổng số khách nội địa đến Bà Rịa – Vũng Tàu.

2.4.1.4. Ngày khách.

Để đánh giá tình hình hoạt động của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ngoài chỉ tiêu lượng khách du lịch đến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hàng năm thì chỉ tiêu về số ngày khách lưu trú tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng là

một chỉ tiêu quan trọng. Xem Bảng 2.8 “ Ngày khách du lịch tới tỉnh Bà Rịa “ Vũng Tàu (Phụ lục trang 127); Bảng 2.9 “ Lượt khách và ngày khách trung bình một năm (Phụ lục trang 128)

Đối với khách quốc tế, số ngày khách và lượt khách trong giai đoạn 2001 - 2005 đều giảm so với giai đoạn 1996 - 2000. Cụ thể, số lượt khách quốc tế trung bình hàng năm trong giai đoạn 2001 - 2005 giảm so với giai

đoạn 1996 - 2000: từ 231 nghìn lượt giảm xuống còn 178 nghìn lượt. Số ngày khách quốc tế trung bình một năm giảm từ 374 (1996 - 2000) xuống còn 244 (2001 - 2005). Bên cạnh đó, từ năm 2001 đến năm 2005 tốc độ tăng của ngày khách chậm hơn so với tốc độ tăng của lượt khách càng làm cho ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế ngày càng giảm: từ 1,53 ngày (năm 2001) xuống còn 1,18 ngày (năm 2005). Đối với khách nội địa, ngày lưu trú bình quân cũng giảm: từ 1,2 ngày (năm 2001) xuống còn 1,02 ngày (năm 2005). Điều này cho thấy du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu “giữ chân” khách du lịch ngày càng ít hơn.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và phát triển du lịch Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)