CHươNG 2 PHâN TíCH THựC TRạNG ĐầU Tư Và PHáT TRIểN
2.2. Tổng quan về các tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
2.2.1. Vị trí địa lý và hệ thống giao thông
2.2.2.1. Tài nguyên khí hậu
Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của đại dương, nhiệt độ trung bình khoảng 270C. Sự chênh lệnh nhiệt
độ giữa tháng nóng nhất (tháng 5: 290C) và tháng lạnh nhất (tháng 1: 250C ) chỉ là 40C. Do đó khí hậu của tỉnh chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4). Lượng mưa trung bình hàng năm thấp (chỉ khoảng 1.600mm) và phân bố không đều theo thời gian, 90% lượng mưa toàn năm trên đất liền tập trung vào mùa mưa (1420mm/1600mm).
Bà Rịa – Vũng Tàu có số giờ nắng cao, tổng số giờ nắng trong năm dao
động từ 2.370 giờ đến 2.850 giờ và phân bố tương đối đều giữa các tháng.
Bà Rịa – Vũng Tàu bị ảnh hưởng của 3 loại gió: gió mùa Đông Bắc tập trung vào đầu mùa khô với tốc độ trung bình 1-5m/s. Gió mùa Tây Nam thường xuất hiện vào mùa mưa có tốc độ khoảng 3-4m/s. Gió chướng vào mùa khô có tốc độ 4-5m/s, Bà Rịa Vũng Tàu ít chịu ảnh hưởng của bão.
Chế độ sóng: Sóng thường có độ cao trung bình là 0,3 - 0,5m, độ cao của sóng cực đại là 1,1 - 3,0 m. Độ mặn của nước biển tại Vũng Tàu trung bình là 32%o – 34,232%o .
Từ những đặc điểm khí hậu của tỉnh Bà Rịa “ Vũng Tàu cho ta một số nhận định :
Khí hậu của tỉnh là khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm 02 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Tuy nhiên khác với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển nên không khí thoáng mát quanh năm. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nghỉ ngơi và thể thao giải trí.
Số giờ nắng cao và nắng quanh năm cho phép tỉnh phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển. Đây là một lợi thế hơn hẳn so với các tỉnh ven biển miền Bắc chỉ có thể khai thác du lịch biển vào mùa hè.
Chế độ sóng của tỉnh thường là sóng nhỏ, không có khả năng phát triển một số môn thể thao dưới nước như lướt ván, lướt ván buồm …trong khi những môn thể thao này lại thu hút rất nhiều khách du lịch (cả nội địa và quốc tế).
Đây là một bất lợi đáng kể cho du lịch tỉnh khi so sánh với các điểm du lịch khác trên thế giới như Hawai, Bali …
2.2.2.2. Tài nguyên rừng.
Diện tích rừng của Bà Rịa – Vũng Tàu không lớn. Đất có khả năng trồng rừng là 38.850ha, chiếm 19,7% diện tích tự nhiên, trong đó đất có rừng là 34.592 ha, như vậy còn khoảng 8.640 ha đất lâm nghiệp chưa có rừng. Phủ xanh tối đa 8.604 ha đất lâm nghiệp chưa có rừng là nhiệm vụ cơ bản của ngành lâm nghiệp tỉnh trong thời gian tới.
Bảng 2.1. Tài nguyên rừng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Loại rừng Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)
Tổng diện tích 56.513
Rừng tự nhiên 27.612 48,860
Rừng trồng 15.138 26,787
Rõng cÊm quèc gia 13.763 24,354
(Nguồn: Báo cáo rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2001 - 2010)
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 02 khu rừng nguyên sinh là: Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu có diện tích là 11.392 ha, khu vườn Quốc gia Côn Đảo diện tích 5.998 ha.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu có diện tích 11.000 ha, phía Nam rừng có 15km bờ biển bao bọc. Suối nước nóng Bình Châu cách bìa rừng 10 km về phía Đông Bắc. Hệ thực vật không phong phú nhưng cũng có nhiều loại quý hiếm.
Nhắc đến tài nguyên rừng của Bà Rịa - Vũng Tàu phải kể đến 2 khu rừng có giá trị kinh tế cao, đồng thời có thể đưa vào khai thác nhằm mục tiêu phát triển du lịch là:
+ Rừng quốc gia Côn Đảo: tổng diện tích là 6.043 ha gồm 14 hòn đảo của quần đảo Côn Lôn cùng hành lang đệm trên biển rộng 4 km bao quanh các đảo. Trong rừng có nhiều loại thực vật đa dạng, phong phú và đặc sắc.
Ngoài ra cón có động vật với 18 loại thú, 65 loài chim và 25 loài bò sát lưỡng cư mang ý nghĩa to lớn về mặt khoa học và có thể khai thác về mặt kinh tế.
Côn Đảo có quan cảnh đẹp, nhiều bãi cát trắng và sạch cùng với nước biển trong xanh có thể xây dựng bãi tắm phục vụ khách du lịch.
+ Rừng trồng hoa Anh Đào “ huyện Long Đất: Là một khu rừng đẹp, hoa nở theo mùa làm hồng trắng cả một vùng, chạy dọc theo 2 bên đường đến khu du lịch Thuỳ Dương – Long Hải.
Tuy nhiên một thực tế đáng buồn là trong thời gian gần đây, tài nguyên rừng đang có xu hướng giảm sút. Các loại rừng giàu (trữ lượng gỗ trên 180 m3/ha) không còn, rừng trung bình chỉ còn 1,5% diện tích có rừng. Trước kia trong rừng có trên 700 loài gỗ, thảo mộc và hơn 200 loài động vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm nhưng đến nay thì không còn.
Đặc biệt diện tích rừng vẫn đang tiếp tục bị thu hẹp trong khi tiến độ trồng mới không kịp bù đắp. Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:
+ Nạn cháy rừng vẫn thường xuyên xảy ra do thiếu phương tiện và kinh phí phòng, chữa cháy.
+ Chưa quản lý hiệu quả nạn phá rừng làm rẫy của lực lượng di dân tự do. Tại các khu rừng cấp quốc gia, tỉnh đã phải rào bao quanh để hạn chế nạn phá rừng nhưng không thể làm vậy với tất cả diện tích rừng.
* Một số kết luận rút ra từ tài nguyên rừng của tỉnh là:
Rừng của tỉnh không nhằm mục đích khai thác lấy gỗ và nguyên liệu mà chủ yếu là nhằm tạo quan cảnh thiên nhiên, cải thiện môi trường, phòng hộ và phát triển du lịch. Với 2 khu rừng nguyên sinh Bình Châu – Long Bửu, Vườn Quốc gia Côn Đảo là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Đặc biệt tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có một số núi đá với độ cao trung bình dưới 200m. Đây là một lợi thế của tỉnh để phát triển loại hình du lịch cảnh
quan sinh thái kết hợp với tour du lịch tham quan thám hiểm rừng, leo núi và tắm biển.
2.2.2.3. Tài nguyên du lịch biển.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có đường bờ biển dài 305,4 km (kể cả Côn Đảo).
Trong đó phần đất liền có đường bờ biển dài trên 100 km với khoảng 72 km là những bãi tắm đẹp với những bãi cát trắng có độ dốc thoải từ 3-50, quanh năm giàu ánh nắng, ít bão tố; đó là những điều kiện lý tưởng để hình thành loại hình du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng.
Hiện nay tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có rất nhiều bãi tắm đẹp, có thể liệt kê theo Bảng 2.2 “ Các bãi tắm ở Bà Rịa “ Vũng Tàu (Phụ lục trang 123)
Bãi tắm thuộc Thành phố Vũng Tàu: tổng chiều dài 40km với những địa danh đã trở nên quen thuộc với khách du lịch ở các tỉnh lân cận bao gồm bãi Trước, bãi Sau, bãi Dâu, bãi Dứa, bãi Nghinh Phong.
Bãi tắm Long Hải (Long Đất) dài 16 km có nhiều đồi cát ven biển tạo cảnh quan quyến rũ, độ dốc thấp, nước trong xanh.
Bãi tắm Hồ Tràm – Hồ Cốc (Xuyên Mộc) nối đèo Nước Ngọt và Long Hải với chiều dài 20 km, tuy lượng khách đến đây ít nhưng tất cả đều cảm thấy thoải mái và an toàn.
Các bãi tắm ở Côn Đảo nằm quanh huyện Côn Đảo, nước trong xanh, bơi ra xa vẫn có thể nhìn thấy đáy. Bãi biển ở đây có nhiều cảnh đẹp chưa được khai thác nhiều nên vẫn còn hoang sơ, đặc biệt tại Côn Đảo du khách có thể thấy những dải san hô đẹp với nhiều màu sắc. Đây là nét đẹp đặc trưng riêng của vùng biển Côn Đảo.
Có thể nói thiên nhiên đã ban tặng cho Bà Rịa - Vũng Tàu một vùng biển rộng lớn với nhiều bãi tắm đẹp. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch biển mang đặc trưng của Bà Rịa - Vũng Tàu.