So sánh thu nhập về vốn và lượng đầu tư ròng

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và phát triển du lịch Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 83 - 86)

CHươNG 2 PHâN TíCH THựC TRạNG ĐầU Tư Và PHáT TRIểN

2.5. Đánh giá hiệu quả đầu tư cho ngành du lịch tỉnh Bà Rịa “ Vũng Tàu

2.5.3. So sánh thu nhập về vốn và lượng đầu tư ròng

Phần này sẽ tập trung tính toán mức chênh lệch giữa thặng dư sản xuất và

đầu tư ròng cho ngành du lịch. Nếu mức chênh lệch này giảm liên tục hoặc âm thì chứng tỏ là ngành này đang được đầu tư quá mức và có một lượng đầu tư

không hiệu quả. Xem Bảng 2.21 “ So sánh đầu tư ròng và lợi tức đầu tư

cho ngành du lịch tỉnh Bà Rịa “ Vũng Tàu giai đoạn 2000 “ 2005 (Phụ lôc trang 134)

Số liệu trong bảng 2.21 cho thấy trong giai đoạn 2000 - 2005 lượng đầu tư ròng tăng lên nhưng mức chênh lệch giữa lợi tức đầu tư và đầu tư ròng thì

tăng lên từ -26,67 tỷ đồng đến -90,23 tỷ đồng. Kết quả này một lần nữa cho thấy ngành du lịch của tỉnh đã được đầu tư quá mức nhất là trong ba năm gần

đây từ 2003 đến 2005. Trong trường hợp này theo lý thuyết kinh tế thì ngành

du lịch trên địa bàn sẽ thu được lợi ích ròng nếu như giảm đầu tư. Nghĩa là, nếu tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu vẫn cứ tiếp tục tăng mức đầu tư vào ngành này theo một cơ cấu như thời gian qua thì hiệu quả đầu tư sẽ càng giảm. Do đó, bản chất của vấn đề là ở chỗ tỉnh phải chọn một cơ cấu đầu tư thật hợp lý, nên

đầu tư nâng cấp các điểm du lịch hiện tại cũng như đầu tư mới,… hay là chú trọng đầu tư vào đào tạo đội ngũ những người làm công tác du lịch, những nhà quản lý trong ngành này, hoặc đầu tư nâng cấp và tạo mới các dịch vụ văn hóa, giải trí, kể cả các dịch vụ gián tiếp phục vụ cho ngành này. Có như vậy thì hiệu quả đầu tư mới được cải thiện nếu tỉnh muốn tăng vốn đầu tư.

2.5.4. Tổng năng suất các nhân tố sản xuất.

Như đã trình bày trong phần lý thuyết, tốc độ tăng trưởng GDP (%) được viết như dưới đây:

GGDP = GA + βKGK + βLGL (*) Trong đó :

GGDP – Tốc độ tăng trưởng GDP

GA – Tốc độ tăng trưởng tổng năng suất các nhân tố sản xuất βK – Tỷ trọng của thặng dư sản xuất trong GDP

GK – Tốc độ tăng trưởng vốn

βL – Tỷ trọng của thù lao lao động trong GDP GL – Tốc độ tăng trưởng lao động

Việc lượng hóa đóng góp của vốn, lao động và tổng năng suất nhân tố (TFP) vào GDP của ngành du lịch trên địa bàn dựa vào số liệu trong Bảng 2.22 “ GDP, vốn, lao động của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa “ Vũng Tàu giai đoạn 2001 “ 2005 (Phô lôc trang 134)

Riêng hai yếu tố là βK và βL thường được tính toán dựa vào bảng I/O.

Tuy nhiên, việc lập bảng I/O cho tỉnh chưa thể thực hiện được do thống kê số liệu không đầy đủ. Đề tài này sử dụng số liệu tính toán của Sở du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2002 và tính được tỷ trọng của thặng dư sản xuất gộp trong GDP của ngành du lịch là 17,12% (βK = 17,12%), tỷ trọng của thù lao

lao động trong ngành chiếm 82,88% (βL = 82,88%). Theo ý kiến của một số chuyên gia về du lịch của tỉnh thì hai tỷ trọng này không khác nhau nhiều qua các năm, nên có thể sử dụng βK βL này để tính toán cho cả hai giai đoạn 2000 – 2002 và 2003 – 2005.

Từ đây, áp dụng công thức (*) ta tính được hệ số TFP cho ngành du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như trong bảng dưới đây :

Bảng 2.23. Đóng góp của vốn, lao động và hiệu quả kinh tế (TFP) vào GDP của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu giai đoạn 2000 - 2005 (%)

Tốc độ tăng trưởng GDP

Tốc độ tăng tổng năng suất các nhân tố sản xuất

§ãng gãp của vốn sản xuÊt

§ãng gãp của vốn lao

động

2001 - 2002 3,93 - 8,7 2,15 19,6

2003 - 2005 9,03 - 8,24 5,99 11,2

Kết quả cho thấy là trong giai đoạn 2001 - 2002 để tạo ra được tăng trưởng GDP của ngành du lịch là 3,93% thì phải tăng vốn sản xuất lên 2,15%, tăng lao động lên 19,6%. Phần chênh lệch âm 8,7% là do tổng năng suất các nhân tố sản xuất (TFP). Còn trong giai đoạn 2003 – 2005 thì vốn sản xuất tăng lên 5,99%, lao động tăng lên 11,2% để tạo ra được tăng trưởng cho ngành là 9,03%. Tổng năng suất các nhân tố sản xuất (TFP) trong giai đoạn này âm lên đến 8,24%. Chúng ta không thể nhận định phần TFP là do các yếu tố khác

đóng góp vào tăng trưởng nền kinh tế vì giai đoạn phân tích quá ngắn, do đó phần nhận xét chỉ dựa vào phần đóng góp của vốn và lao động vào tăng trưởng GDP của ngành du lịch. Hai nhận xét sau đây có thể rút ra từ các đóng góp của vốn và lao động:

- Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch đòi hỏi một chiến lược đầu tư cơ

sở hạ tầng hệ thống vì vậy vốn đầu tư cần bổ sung nhiều hơn nữa để có thể tạo ra những thay đổi cơ bản về sơ sở hạ tầng du lịch.

- Mặc dù tăng trưởng của ngành này đã tăng lên từ 3,93% ở giai đoạn 2001 - 2002 lên đến 9,03% trong giai đoạn 2003 – 2005, nguyên nhân chủ

yếu đây là do sự đóng góp của yếu tố tăng vốn và lao động. Về lâu dài, nếu chúng ta nhìn về tiềm năng du lịch biển của các vùng cạnh tranh khác như

Phan Thiết và Nha Trang thì chiến lược tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch tạo ra lợi thế cạnh tranh là một gợi ý mà tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần chú trọng.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và phát triển du lịch Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)