Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và phát triển du lịch Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 97 - 100)

CHươNG 3 MộT Số GIảI PHáP CHIếN LượC NHằM NâNG CAO

3.3. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa “ Vũng Tàu đến năm 2010

3.4.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho ngành du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

3.4.1.1. Phương hướng đầu tư kinh doanh du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.

Để có đầu tư được thực hiện, trước hết cần có các cơ hội đầu tư tốt thể hiện ở mức sinh lợi cao với rủi ro thấp. Điều này đòi hỏi không chỉ chi phí đầu tư thấp mà còn là khả năng doanh thu cao. Đối với ngành du lịch, khả năng doanh thu lại phụ thuộc vào lượng khách, vốn quan tâm không chỉ dịch vụ của từng đơn vị kinh doanh mà cả môi trường du lịch của vùng.

Do vậy, ngoài các chính sách ưu đãi, Nhà nước còn phải đầu tư nhằm tạo ra môi trường du lịch sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, với nhiều hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, giải trí, giới thiệu và quảng bá hình ảnh của địa phương, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực thích ứng. Đây là lĩnh vực mà mỗi đơn vị kinh doanh không thể thực hiện.

Một khi Nhà nước làm tốt công việc của mình, các cơ hội đầu tư sẽ được bộc lộ. Các doanh nghiệp sẵn lòng đầu tư vào các hoạt động có khả năng sinh lợi. Và khi đầu tư của doanh nghiệp có hiệu quả, nguồn thu ngân sách được cải thiện và là nguồn thu cho các dự án đầu tư vào môi trường du lịch, quảng bá hình ảnh địa phương và hỗ trợ cải thiện nguồn lực.

Thành quả kinh doanh du lịch của mỗi đơn vị và của địa phương là kết quả của sự phối hợp đồng bộ, có hiệu quả theo chức năng của Nhà nước và các

đơn vị kinh doanh. Không thể có một đơn vị kinh doanh tốt trong một môi trường du lịch tệ hại và cũng không thể có một địa phương hấp dẫn du lịch với những đơn vị kinh doanh yếu kém.

* Phương hướng đầu tư kinh doanh du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đến 2010:

Tập trung vào hoàn chỉnh các chương trình đầu tư dở dang và nhanh chóng đưa vào hoạt động.

Các nguồn vốn Nhà nước cần tập trung ngay vào các chương trình:

- Sạch: Bãi biển, các điểm du lịch và đường phố .

- An toàn: Bảo đảm an ninh địa phương, loại trừ hoàn toàn nạn xin ăn, móc túi và bán hàng quá giá.

- Quảng bá hình ảnh địa phương.

- Các sự kiện thể thao văn hóa.

- Ngoại ngữ cho cộng đồng.

- Nhân lực cho ngành du lịch.

- Các đơn vị kinh doanh cần tập trung hoàn thiện các sản phẩm du lịch hiện có, mở rộng tiếp thị và nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

- Nhà nước và các doanh nghiệp trên địa bàn cần phối hợp thành lập các liên minh và hiệp hội kinh doanh du lịch giúp nâng cao khả năng phục vụ, cải thiện năng lực cạnh tranh địa phương.

3.4.1.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư.

Qua phân tích và đánh giá ở chương 2 cho thấy rằng, đầu tư vào ngành du lịch tỉnh trong thời gian qua không hiệu quả do đầu tư quá mức và dàn trải, chưa cân đối giữa các ngành nội bộ trong ngành du lịch với nhau. Đầu tư được

cho là hiệu quả khi nó phải duy trì một tốc độ tăng trưởng ổn định. Muốn vậy các khoản đầu tư cho ngành này cần phải thỏa mãn các điều kiện sau :

• Mức sinh lợi tốt nhất.

• Tạo ra mối liên kết với các ngành khác cao nhất (thương nghiệp, bưu chính, giao thông vận tải, xây dựng,…)

• Tạo việc làm cho người lao động, kể cả ở những vùng nông thôn hẻo lánh.

• Không ảnh hưởng đến môi trường về lâu về dài…

Để đáp ứng được các yêu cầu trên đây quả là không đơn giản nếu như

tỉnh không đưa ra được các chiến lược đầu tư mới hiệu quả. Trong phạm vi của đề tài này, xin đưa ra một số giải pháp dưới đây:

Giải pháp 1: Giải pháp về quy mô đầu tư ngành nghề cần tập trung:

Rà soát và đánh giá lại chính xác nhu cầu phát triển của các ngành khách sạn, nhà hàng, dịch vụ lữ hành, các trung tâm văn hóa giải trí, và các dịch vụ khác hỗ trợ cho các ngành du lịch thông qua những số liệu ở các năm qua.

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của các địa phương lân cận như

Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bình Thuận,… trong những n¨m tíi.

Đưa ra các dự báo về lượng khách quốc tế và nội địa sẽ đến địa phương trong 5 đến 10 năm tới.

Xem xét quy mô đầu tư của các ngành khác như xây dựng, bưu chính, giao thông, vận tải,…

Từ đây mới hoạch định chiến lược đầu tư cho từng ngành trong nội bộ ngành du lịch.

Giải pháp 2: Giải pháp về chuẩn bị nguồn nhân lực chuyên nghiệp:

Dựa trên chiến lược đầu tư đã vạch ra, tỉnh nên có một kế hoạch dài hạn về tuyển dụng và đào tạo một đội ngũ làm công tác du lịch tương ứng. Có như

vậy thì nguồn vốn đầu tư vào ngành này mới được phát huy hiệu quả, tránh tình trạng tốc độ vốn đầu tư tăng lên gấp 3 – 4 lần so với tốc độ tăng của lực lượng lao động trong thời gian qua.

Giải pháp 3: Đẩy mạnh triển khai các dự án hiện tại:

Ngoài việc phối hợp với các sở, ngành khác để thúc đẩy việc triển khai các dự án hiện tại, cần chủ động huy động mọi nguồn vốn của các thành phần kinh tế, chứ không lệ thuộc quá nhiều vào các chủ đầu tư nước ngoài làm ảnh hưỏng đến kết quả kinh doanh của ngành.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và phát triển du lịch Bà Rịa Vũng Tàu (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)