CHươNG 3 MộT Số GIảI PHáP CHIếN LượC NHằM NâNG CAO
3.3. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa “ Vũng Tàu đến năm 2010
3.4.2. Một số giải pháp chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Giải pháp 1: Đầu tư phát triển tổng thể du lịch.
- Quy hoạch các khu du lịch trọng điểm: Để đảm bảo công tác phát triển du lịch đúng hướng và có kế hoạch, đồng thời tạo cơ sở thu hút đầu tư có trọng điểm, cần đẩy nhanh công tác quy hoạch chi tiết các khu du lịch trọng
điểm, ưu tiên bằng các hình thức phát động cụ thể. Chú ý du lịch sinh thái và dưỡng bệnh. Đặc biệt cụm du lịch Long Hải – Phước Hải – Khu căn cứ núi Minh Đạm, Khu du lịch Côn Đảo.
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại các kế hoạch du lịch trọng điểm:
Kết hợp có hiệu quả việc sử dụng các nguồn nhân lực Nhà nước và các nguồn lực từ các thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển du lịch chủ trương xã hội hoá phát triển du lịch.
- Tiến hành nâng cấp, quy tụ một số công trình kiến trúc: Nâng cấp và trang bị các tiện nghi sinh hoạt, hội nghị quốc tế, vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm đa dạng và hiện đại.
Giải pháp 2: Quản lý kinh doanh du lịch có hiệu quả:
(1) Hoàn thiện sản phẩm du lịch hỗn hợp xuất phát từ như cầu, mong muốn cụ thể của khách du lịch mục tiêu và lợi thế cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh mục tiêu.
- Điểm đến du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu với sản phẩm du lịch mang nét
đặc trưng của văn hoá miền biển, thức ăn đặc sản miền biển, kiến trúc văn hoá
lịch sử truyền thống, du lịch thể thao miền biển, du lịch chữa và dưỡng bệnh, du lịch sinh thái rừng núi hoang dã kết hợp với dịch vụ phục vụ khách du lịch cao cÊp.
- Mở ra và đầu tư một số khu phố ẩm thực, hội tụ những món ăn truyền thống, đặc sản của miền biển, tạo ra sự khác biệt về ẩm thực giữa Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh, thành phố du lịch khác trong và ngoài nước.
- Tổ chức lễ hội cổ truyền, các chương trình nghệ thuật dân gian đặc sắc vào các ngày cuối tuần.
- Quy hoạch những làng văn hóa và những khu riêng biệt để thu hút khách du lịch: làng nghỉ dưỡng, làng chài, làng ngành nghề truyền thống..
- Tổ chức các giải thi đấu thể thao trong nước và quốc tế, đặc biệt những môn thi đấu gắn liền với các đặc điểm tự nhiên của tỉnh: đua thuyền, bóng chuyền bãi biển, leo núi …
- Phát triển hình thức du lịch cắm trại, du lịch thể thao (đua xe đạp, đi bé, leo nói ..)
“Hình ảnh của sản phẩm du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu “ phải được xây dựng rõ nét những điểm khác biệt so với các điểm đến cạnh tranh khác, để chào mời có hiệu quả thông qua các hoạt động xúc tiến du lịch toàn diện.
(2) Thực hiện tốt hoạt động “Quản lý chất lượng du lịch“
Nâng cấp chất lượng phục vụ du lịch, chăm sóc khách du lịch: Quản lý tốt an toàn và an ninh cho khách du lịch. Quản lý tốt hồ sơ khách du lịch.
(3) Marketing hỗn hợp điểm đến (Destination Marketing Mix).
- Phát triển chiến lược nhãn hiệu “Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu ” có hiệu quả.
- Phát triển chiến lược định vị sản phẩm du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu . - Phát triển thị trường mục tiêu cho du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu .
- Phát triển chiến lược truyền thông hỗn hợp (quảng cáo, triển lãm, hội thảo, internet…)
- Đảm bảo hoạt động phân phối (thông tin chào hàng, bán hàng có hiệu quả, tờ bướm, hệ thống đặt vé, đặt phòng …)
(4) Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch tỉnh Bà Rịa “ Vũng Tàu.
a. Các giải pháp đa dạng hoá các sản phẩm du lịch.
- Để thu hút khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu, đặc biệt là khách quốc tế thì ta cần tạo ra những nét đặc trưng riêng khác với những khu du lịch khác. Cho nên tỉnh cần tập trung vào việc đa dạng hoá các sản phẩm du lịch của mình, thể hiện ở những khía cạnh sau:
+ Tiếp tục nâng cấp đầu tư khai thác các sản phẩm du lịch đặc trưng phù hợp với vị trí, địa hình và khả năng đầu tư của các doanh nghiệp.
- Nghỉ dưỡng, chữa bệnh tại suối khoáng nóng Bình Châu gồm các sản phẩm tắm bùn, tắm suối khoáng nóng, tập thể dục dưỡng sinh.
- Du lịch biển gồm các môn thể thao biển, tắm biển, đặc sản biển ở khu du lịch biển Đông, khách sạn CapSaint Jacques, Vũng Tàu Paradise…
- Tổ chức các trò chơi có thưởng phục vụ khách quốc tế như đua chó (Công ty dịch vụ thể thao thi đấu giải trí), trò chơi điện tử có thưởng (Công ty liên doanh OSKO và công ty TNHH Hoa Phát).
- Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ: Khu vui chơi giải trí Paradise, công viên nước thành phố Vũng Tàu, các nhà hàng ăn uống, tour du lịch bằng xe Jeep của DNTN Thiên An.
+ Ngành du lịch cần phải quan tâm, đầu tư khắc phục những mặt hạn chế về tài nguyên thiên nhiên nhân văn của tỉnh để mở rộng quy mô và nâng cao tính hấp dẫn của các loại sản phẩm du lịch.
- Tái hiện các lễ hội truyền thống, chương trình nghệ thuật dân gian đặc sắc vào những ngày cuối tuần.
- Tìm hiểu quá trình phát triển và tồn tại các di tích lịch sử để có cách bảo trì và nâng cấp thích hợp, đồng thời đây cũng là tư liệu cho việc giới thiệu, làm tăng tính hấp dẫn của những di tích này đối khách du lịch. Việc giới thiệu các di tích lịch sử cần được tiến hành một cách bài bản, thông qua kênh thông tin đại chúng như: báo chí, truyền hình và các cẩm nang giới thiệu du lịch.
- Có biện pháp mở rộng và bảo vệ vườn quốc gia Côn Đảo, khu rừng nguyên sinh Bình Châu – Phước Bửu, biến nơi này thành khu du lịch sinh
thái hấp dẫn của tỉnh dưới các hình thức như: thâm nhập thực tế, tham quan thám hiểm, nghiên cứu hệ sinh thái …
- Đưa vào khai thác một số ngọn núi của tỉnh nhằm phát hình thức du lịch cắm trại, du lịch thể thao leo núi … Hiện tại ở Bà Rịa – Vũng Tàu có một số ngọn núi có giá trị du lịch cao là:
* Núi Lớn, núi Nhỏ với dự án cáp treo đã được khởi công vào cuối năm 2003 là một địa điểm du lịch dã ngoại lý tưởng cho giới trẻ với những khu rừng thông trên đỉnh núi.
+ Núi đá nằm trên địa bàn Xuyên Mộc, đây là ngọn núi khá đẹp và còn nhiều hoang sơ.
Bên cạnh đó cần thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa du lịch của các tỉnh với các địa phương khác nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên ở mỗi vùng, đa dạng hoá các loại hình du lịch.
Tuy nhiên đa dạng hoá các sản phẩm du lịch thôi cũng chưa đủ, mà trong từng loại hình ta chú trọng đến nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, thái độ phục vụ, giữ cho các sản phẩm du lịch của tỉnh luôn có uy tín đối với khách du lịch.
b. Các giải pháp nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch.
Nhu cầu của khách du lịch ngày càng đa dạng, do đó đòi hỏi của họ ngày càng cao. Để có thể làm hài lòng khách du lịch, những sản phẩm du lịch không chỉ hấp dẫn mà còn phải luôn đảm bảo chất lượng. Vì thế tỉnh nên thành lập một nhóm chuyên trách để quan sát, kiểm tra các sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp, đồng thời lắng nghe ý kiến phản hồi của các khách du lịch về chất lượng phục vụ, nghiên cứu những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
để tìm ra biện pháp tăng cường chất lượng du lịch của mình.
Với một hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, hệ thống khách sạn tương đối phát triển so với tỉnh khác, đây là một thế mạnh của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, do đó tỉnh cần tiếp tục phát triển thị trường và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ.
Sau đây là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch:
- Thiết kế hệ thống phân phát dịch vụ khi khách hàng bước vào đến khi khách hàng ra khỏi khách sạn. Việc thực hiện đăng ký phòng, check-in, check out cần nhanh chóng, lịch sự, ân cần, chu đáo. Thái độ phục vụ từ nhân viên cho đến ban quản lý nhất thiết luôn thân thiện, tích cực trong việc phục vụ, chào hỏi lịch sự nhã nhặn. Điều này rất quan trọng đối với chất lượng của khách sạn nhất là tại Bà Rịa – Vũng Tàu, phần lớn khách sạn chưa phát triển mạnh về phong cách phục vụ và phương pháp quản lý.
- Các tiện nghi phục vụ luôn được đảm bảo sử dụng tốt từ các chi tiết nhỏ nhất, cần có những biện pháp tập trung, hiện đại hoá các trang thiết bị, đảm bảo tính đồng bộ và thẩm mĩ cao, thuận tiện trong sử dụng. Riêng đối với khách thương nhân, cần trang bị thêm những thiết bị phục vụ cho nhu cầu của khách như hệ thống truy cập internet, máy fax, dịch vụ máy bay, dịch vụ về sức khoẻ… nhằm đảm bảo cho khách du lịch sự thoải mái và tiện lợi trong nghỉ ngơi cũng như công việc. Các phòng phải đảm bảo vệ sinh, ngăn nắp,
đảm bảo hệ thống ánh sáng, sự yên tĩnh và an ninh, an toàn. Nếu có khả năng thì trang bị két sắt trong phòng nghỉ hoặc ít nhất cũng có phương tiện này tại khách sạn. Đồng thời khách sạn cần có hệ thống thoát hiểm và hướng dẫn cụ thể cho khách.
- Đảm bảo giá cả và chất lượng phù hợp với nhau, mặt khác cần có sự trung thực trong việc quảng cáo, tuyên truyền. Nếu như khách sạn quảng cáo những tiện nghị và dịch vụ nào đó thì khách sạn phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ khi khách yêu cầu.
Giải pháp 3: Phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh
Con người là vấn đề hết sức quan trọng, có tính chất then chốt trong mọi lĩnh vực nhất là ngành du lịch, ngành đòi hỏi có trình độ giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách hàng. Do đó, trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của nhân viên trong ngành là hết sức cần thiết, đặc biệt đối với hướng dẫn viên du lịch, tiếp tân khách sạn… Do vậy để phát triển toàn diện ngành du
lịch thì nguồn lao động trẻ, dồi dào, chịu khó là chưa đủ mà nguồn nhân lực phải được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam tham gia ASEAN và chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO thì ngành du lịch Việt Nam cũng cần phải vươn tới hội nhập với du lịch các nước trong khu vực và thế giới, do đó đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng phải được nâng lên đạt được những chuẩn mực quy định của quốc gia và thế giới.
Tuy nhiên, hiện nay một điểm yếu của du lịch nói chung và du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng là nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch chưa chuyên nghiệp cao về nghiệp vụ và khả năng ngoại ngữ. Mặc dù vài năm gần đây tỉnh đã có những bước tiến trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch (thông qua hoạt động của trường trung học nghiệp vụ du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hàng năm cung cấp cho ngành du lịch tỉnh nhà và các tỉnh lân cận 750 học viên) nhưng lực lượng lao động trong ngành du lịch tỉnh vẫn còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng giao tiếp ngoại ngữ, các kiến thức về văn hoá, xã hội.
Để thu hút khách du lịch nhiều hơn chúng ta cần phải nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực cho ngành du lịch. Sau đây xin đề nghị một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:
- Đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường trung học nghiệp vụ du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên trường. Có như vậy thì trong tương lai trường mới có thể cung cấp cho ngành du lịch tỉnh một đội ngũ lao động nhiều hơn và có trình độ chuyên môn cao hơn đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng khắt khe của khách du lịch.
- Tiến hành điều tra, khảo sát, phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên và lao động hiện đang làm việc và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn toàn tỉnh. Từ đó đưa ra kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay của tỉnh.
- Xây dựng chương trình đào tạo lại (đào tạo bổ túc, tại chức) trong ngành du lịch tỉnh ở các cấp trình độ khác nhau, chuyên ngành khác nhau.
- Kết hợp các giáo viên có kinh nghiệm, các chuyên gia từ các trường chuyên ngành ở các nước có ngành dịch vụ du lịch phát triển như Mỹ, Canada, Pháp, Singapore… đến giảng dạy cho các lớp đào tạo ngắn hạn.
- Tổ chức các khoá học về ẩm thực, cung cách phục vụ từng đối tượng khách khác nhau với đặc trưng văn hoá khác nhau.
- Tạo điều kiện cho các đội ngũ làm công tác du lịch có cơ hội tiếp xúc, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm với những người cùng ngành ở địa phương hay quốc gia khác.
- Cần có chính sách khen thưởng, đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân tham gia vào việc phát triển du lịch.
- Phối hợp với các trường, viện chuyên nghiệp thường xuyên tổ chức các khoá học chuyên đề về quản lý kinh doanh, marketing du lịch. Sở du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu cần mở một số lớp tập huấn về các chuyên đề du lịch, trao
đổi về ngoại ngữ .
- Xây dựng hệ thống thông tin chung và chuẩn về ngành du lịch nhằm giúp cho các nhà quản lý kinh doanh du lịch dễ dàng xây dựng các chiến lược phát triển.
- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin du lịch.
Giải pháp 4: Mở rộng hợp tác, liên kết liên doanh kinh doanh du lịch trong nước và ngoài nước.
Để cho các sản phẩm du lịch của tỉnh đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng đa dạng của khách du lịch, ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tỉnh cần khuyến các nhà đầu tư nước ngoài tham gia liên kết các hoạt
động du lịch, khuyến khích họ thành lập các công ty chuyên về tư vấn du lịch.
Hợp tác với các nước trong khu vực để thực hiện “tour trọn gói ASEAN”.
- Các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh cần chú trọng liên doanh, liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thuộc các tỉnh khác, đặc biệt là các tỉnh miền Đông Nam bộ, nhất là thành phố Hồ Chí Minh để có thể tiếp nhận khách từ các thị trường này, đặc biệt là khách quốc tế.
Hợp tác với các công ty lữ hành thuộc các quốc gia trên thế giới để có thể tổ chức các tour du lịch cho người Việt Nam ra nước ngoài và nguợc lại có thể tiếp nhận khách quốc tế từ các công ty này trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Đồng thời thông qua những công ty này góp phần vào việc tuyên truyền hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng.
- Để thực hiện cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng đồng thời phát huy tổng lực, phía Sở du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nên có chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện cho các hoạt động phối hợp đồng bộ với tất cả các đơn vị trong và ngoài địa phương trong việc thu hút khách du lịch. Hiệp hội du lịch phối hợp chặt chẽ với trung tâm xúc tiến du lịch trong việc quảng bá và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng.
Giải pháp 5: Các giải pháp mở rộng thị trường du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.
Các giải pháp này cần phải đứng trên quan điểm của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đối với khách hàng. Đó là cố gắng giữ vững khách hàng cũ trong thị trường mục tiêu, tìm kiếm những khách hàng đã mất và bổ sung thêm những khách hàng mới thuộc thị trường tiềm năng, dần dần đưa họ trở thành thị trường mục tiêu.
Hiện nay, thị trường mục tiêu của ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu là thị trường Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ và các nước châu âu như:
Anh, Pháp, Đức…. còn đối với thị trường nội địa thì đó là các tỉnh miền Đông Nam bộ. Do đó trước mắt chúng ta cần đa dạng các loại hình vui chơi giải trí, cải thiện các địa điểm du lịch nhằm giữ vững thị trường mục tiêu, đồng thời
đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá du lịch nhằm phát triển các thị trường tiềm năng.
Ngoài ra, để khai thác các thị trường một cách có hiệu quả, ngoài những chương trình du lịch đã được thực hiện, cần xây dựng thêm các chương trình du lịch chuyên nghiệp dành cho từng đối tượng khách theo độ tuổi, quốc tịch, giới tính, khả năng thanh toán. Để tăng thêm tính hấp dẫn của các chương