Ngày nay, du lịch là một phần trong cuộc sống hiện đại. Con người đang tìm cách chi tiêu quỹ thời gian nhàn rỗi của mình sao cho thật ý nghĩa và sáng tạo nhất. Do đó, các nhà làm công tác về quản lý du lịch phải không ngừng
phát triển đa dạng các hoạt động du lịch để đáp ứng nhu cầu thiết thực của những người đi du lịch.
Để làm được điều này phải luôn chú trọng đến đầu tư tạo ra các hoạt
động du lịch mới cũng như nâng cấp các hoạt động du lịch hiện tại. Và sự đầu tư này sẽ đi đúng hướng và mang lại kết quả cao nếu trước tiên cần đánh giá
hiệu quả của việc đầu tư vào ngành du lịch trong thời gian qua, cũng như xem xét tác động lẫn nhau giữa ngành này với các ngành khác của ngành kinh tế.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế, nhất là về mặt hiệu quả đầu tư, các nhà kinh tế đã đưa ra các phương pháp khác nhau. Có những phương pháp dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư chung cho nền kinh tế và cho từng ngành khác nhau. Sau đây xin nêu ra vài tiêu thức để đánh giá
hiệu quả đầu tư cho ngành du lịch của tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu. Dựa vào đây có thể biết được hiệu quả đầu tư trong thời gian qua của tỉnh cũng như để đánh giá tác động qua lại của ngành du lịch đối với các ngành khác như thế nào.
1.2.1. Chỉ số ICOR (Inremental capital “ output ratio):
Đầu tư tác động lên tăng trưởng kinh tế ở cả hai mặt: Tổng cung và tổng cÇu.
Đối với tổng cầu :
Trong hàm tổng cầu thì đầu tư là một phần của tổng cầu Hàm tổng cầu có dạng như sau:
Y = C + I + G + X – M (1)
Trong đó, Y là sản lượng hay thu nhập quốc dân, C là tiêu dùng dân cư, I là đầu tư, G là chi tiêu của Nhà nước, X là xuất khẩu và M là nhập khẩu.
Từ phương trình (1) ở trên chúng ta thấy rằng, khi đầu tư I tăng lên thì
trực tiếp làm cho thu nhập quốc dân (Y) cũng tăng lên. Và theo lý thuyết Keynes thì khi đầu tư tăng lên một đơn vị sẽ làm cho sản lượng tăng lên hơn một đơn vị.
Đối với tổng cung :
ảnh hưởng khác của đầu tư lên tăng trưởng kinh tế thông qua tổng cung chính là vốn (capital). Vì vốn là một yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản
xuất, vốn được kết hợp với lao động và tài nguyên, thông qua quá trình sản xuất sẽ tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Vốn không chỉ đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế như là đầu vào của sản xuất (đóng góp về mặt lượng) mà còn đóng góp một cách gián tiếp thông qua việc thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật do các đầu tư mới mang lại – do lợi thế kinh tế nhờ quy mô (economies of scale), tức là với một số ngành, việc đầu tư mở rộng quy mô sẽ làm giảm chi phí sản xuất, do chuyên môn hóa. Đây là những đóng góp về “chất” của đầu tư, tức là hiệu quả của nền kinh tế đã được nâng cao. Các mô hình tăng trưởng
đơn giản đều nhấn mạnh đến yếu tố vốn trong tăng trưởng.
Vào những năm của thập niên 40, hai nhà kinh tế Roy Harrod của Anh và Evsey Domar của Mỹ đã đưa ra mối quan hệ hàm giữa vốn (K) và tăng trưởng sản lượng (Y) gọi là mô hình Harrod – Domar. Mô hình này cho rằng năng suất của bất kỳ một thực thể kinh tế nào, cho dù đó là một doanh nghiệp, một ngành kinh tế, hay của toàn bộ nền kinh tế, đều phụ thuộc vào số lượng vốn đã
đầu tư vào thực thể kinh tế đó, được biểu diễn dưới dạng sau Y = K/k
Trong đó k là hằng số, được gọi là hệ số vốn - sản lượng.
Nếu viết dưới dạng tốc độ tăng trưởng, ta có : ∆Y = ∆K/k Chia cả hai vế của đẳng thức trên cho Y, ta được :
∆Y/Y = (∆K/Y) 1/k
Chúng ta lưu ý rằng ∆Y/Y chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế, ∆K/Y là tỷ lệ đầu tư /GDP. Điều này có nghĩa là để đạt được tốc độ tăng trưởng nào đó thì
nền kinh tế phải đầu tư theo một tỷ lệ nhất định nào đó trên GDP. Khi chuyển sang tốc độ tăng thì hệ số k gọi là hệ số ICOR. Hệ số này cho biết là để tăng
được một động GDP thì cần phải đầu tư bao nhiêu đồng.
Từ mô hình Harrod – Domar, Kasliwal (1995) đã đưa ra công thức tăng trưởng như sau :
Tốc độ tăng trưởng = Lượng đầu tư x Hiệu quả đầu tư
Lượng đầu tư ở đây được tính bằng tỷ lệ đầu tư trên GDP và hiệu quả đầu tư là tỷ lệ nghịch của hệ số ICOR.
ICOR = (I/ GDP)/ Tốc độ tăng GDP Trong đó:
* I là đầu tư
* GDP là tổng sản phẩm quốc nội
Các công thức này cho thấy mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa hệ số ICOR và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Với tỷ lệ đầu tư/GDP giống nhau, địa phương nào có hệ số ICOR thấp hơn thì sẽ tạo ra một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn. Do đó, người ta thường sử dụng hệ số này để so sánh sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng giữa các vùng hoặc các nước khác nhau.
Như vậy, hệ số ICOR càng thấp thì chứng tỏ là đầu tư càng hiệu quả. Hệ số ICOR thấp hơn có nghĩa là cần một tỷ lệ đầu tư/GDP thấp hơn để duy trì
cùng một tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, theo quy luật về lợi tức biên giảm dần, khi nền kinh tế càng phát triển, tức là GDP/đầu người tăng lên, thì hệ số ICOR sẽ gia tăng, lúc này tiền lương gia tăng cao và nền kinh tế mang tính thâm dụng vốn. Nền kinh tế cần một tỷ lệ đầu tư/GDP cao hơn để duy trì cùng một tốc độ tăng trưởng.
1.2.2. So sánh lượng đầu tư ròng và thu nhập về vốn:
Một phương pháp khác để chứng minh tính không hiệu quả của đầu tư
(đầu tư quá mức – overinvestment) là so sánh giữa tổng thu nhập về vốn trong nền kinh tế hoặc cho một ngành nào đó (bao gồm thặng dư sản xuất, thu nhập lãi suất, thu nhập về cho thuê tài sản) và tổng đầu tư ròng (bằng tổng đầu tư trừ đi khấu hao). Nếu trong một số năm liên tục mà thu nhập về vốn luôn nhỏ hơn tổng đầu tư ròng thì chứng tỏ là nền kinh tế hoặc một ngành nào đó
đang đầu tư quá mức, hiệu quả đầu tư không đảm bảo do toàn bộ lợi tức sinh ra không bù đắp được chi phí đầu tư. Trong trường hợp này giảm đầu tư sẽ thu
được lợi ích ròng.
1.2.3. Tổng năng suất các nhân tố sản xuất TFP (Total factor productivity):
Một phương pháp phổ biến để đánh giá hiệu quả nền kinh tế hay của các ngành kinh tế là sử dụng hàm sản xuất, với hai yếu tố đầu vào cơ bản là vốn và
lao động. Sự gia tăng sản lượng trong nền kinh tế là do hai thành phần chính:
thứ nhất, sự gia tăng của các yếu tố đầu vào, thứ hai, sự gia tăng về năng suất gọi là hệ số tăng năng suất nhân tố (TFP). Hàm sản xuất tổng quát được giả
định như sau: GDP = f(K,L,t).
Trong đó, GDP là tổng sản phẩm trong nước, K và L là tổng các nhập lượng vốn và lao động và t là thời gian. Riêng giả định đối với thời gian t đến sự tác động vào hàm sản xuất là sự tiến bộ về hiệu quả kinh tế cũng như công nghệ và phương pháp quản lý, xem như tác động này làm tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra từ một số kết hợp nhất định của hai yếu tố sản xuất là vốn và lao động. Tuy nhiên nó không hề ảnh hưởng tới các sản phẩm biên tế tương
đối của các nhân tố sản xuất riêng rẽ, nghĩa là không ảnh hưởng đến sự gia tăng sản phẩm sản xuất ra khi nhập lượng của nhân tố sản xuất đó tăng lên một đơn vị, với điều kiện là nhập lượng của các nhân tố sản xuất khác không thay đổi.
Từ giả định này, hàm sản xuất có thể được viết lại như dưới nay:
GDPt = At f(Kt, Lt)
Với A là tiến bộ về hiệu quả kinh tế như công nghệ, phương pháp quản lý, điều hành, … được gọi chung là tổng năng suất các nhân tố sản xuất.
Vậy, ba nguồn gốc của tăng trưởng tổng sản phẩm là sự gia tăng năng suất các nhân tố sản xuất (A), vốn (K) và lao động (L) theo thời gian t. Lấy vi phân phương trình trên theo thời gian, và thực hiện vài bước biến đổi toán học, ta được kết quả cuối cùng như sau:
+
+
= dt L
dL GDP
L L
f A K
dt dK GDP
K K
f A A dt dA dt
dGDP GDP
1 1
1 1
δ δ δ
δ
víi GA= dt A
dA 1 = tốc độ tăng trưởng tổng năng suất các nhân tố sản xuất
GK= dt K
dK 1 = tốc độ tăng trưởng của vốn
GL= dt L
dL 1= tốc độ tăng trưởng của lao động
Với các điều kiện của trạng thái cân bằng có cạnh tranh, mỗi một nhân tố sản xuất đều nhận được sản phẩm biên tế của nó. Vậy, năng suất sinh lợi bằng với sản phẩm biên tế của vốn và mức lương bằng với sản phẩm biên tế của lao động, tức là:
K =
β GDP
K K
f A δ
δ = tỷ trọng của thặng dư sản xuất trong GDP, và
L =
β GDP
L L
f A
δ
δ = tỷ trọng của thù lao lao động trong GDP
từ đó ta có được:
GGDP = GA + βKGK + βLGL
Các số liệu về tốc độ tăng trưởng GDP, vốn, lao động, tỷ trọng thặng dư
và thù lao lao động trong GDP được thống kê hàng năm, do đó ta có thể tính
được GA
1.2.4. Hệ số lợi tức trên vốn:
Hệ số này bằng tổng lợi tức của ngành du lịch chia cho tổng giá trị vốn của ngành này. Hệ số này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của đồng vốn.
Đây là một chỉ tiêu quan trọng khi đưa ra quyết định đầu tư bởi vì các dự án có mức sinh lời thấp về lâu dài sẽ gặp khó khăn.
1.2.5. Mối liên kết đa ngành:
Ngoài các chỉ số nêu trên, việc định hướng đầu tư cần xem xét đến yếu tố liên kết đa ngành trong nền kinh tế. Trong thực tế, nếu chỉ dựa vào các tiêu thức hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả đầu tư thì chưa đủ bởi vì có những ngành
nếu xét trên các tiêu thức này thì không tốt lắm nhưng sự phát triển của ngành này là cần thiết vì chúng tạo cho những ngành khác phát triển, tức là phải xét
đến hệ số liên kết đa ngành.
Việc đầu tư vào một ngành nào đó có thể gia tăng sản xuất của ngành khác. Do đó, phải đánh giá hiệu quả của ngành du lịch thông qua mối liên kết với các ngành khác. Điều này được thực hiện thông qua các bảng hệ số của bảng I/O.
Từ bảng I/O, ta có:
X = Ax + y
Với x là vectơ tổng sản phẩm của các ngành sản xuất {X1, X2, …, Xn}
và y là vectơ sử dụng cuối cùng của các ngành sản xuất {Y1, Y2, …, Yn}, A là ma trận hệ số chi phí trung gian trực tiếp:
A =
nn ni n n
in ii i i
n i
n i
a a a a
a a a a
a a a a
a a a a
2 1
2 1
2 2 22 21
1 1 12 11
Từ phương trình trên ta có thể viết lại như sau:
(1-A)x = y
Ma trận (1-A) thường được gọi là ma trận Leontief.
1-A =
−
−
−
−
−
−
−
−
−
−
−
−
−
−
−
−
nn ni
n n
in ii
i i
n i
n i
a a
a a
a a
a a
a a
a a
a a
a a
1 1
1 1
2 1
2 1
2 2
22 21
1 1
12 11
Ta thấy trong ma trận này, trên đường chéo chính là các phần tử dương (+), còn lại đều là các phần tử âm (-).
Nếu như chúng ta có được ma trận A, các bộ phận hợp thành véctơ y tức là (C+I+G), ta sẽ tìm được các giá trị của ngành x.
Ta cã x = (I-A)-1y.
(I-A)-1 được gọi là ma trận hệ số chi phí toàn phần. Tổng theo cột của ngành j trong ma trận (I-A)-1 phản ánh mức độ liên kết ngược (backward linkages) của ngành j với các ngành kinh tế khác. Tức là khi sản xuất của ngành j gia tăng thì sẽ làm gia tăng sản xuất của ngành khác thông qua việc sử dụng nhiều hơn các sản phẩm của ngành này. Tổng theo dòng của ngành I trong ma trận (I-A)-
1 phản ánh mức độ liên kết xuôi (forward linkages) của ngành I với các ngành kinh tế khác, tức là khi sản xuất của ngành gia tăng thì sẽ tăng khả năng cung cấp nhập lượng cho các ngành khác.
Các lý thuyết trên được vận dụng trong việc đánh giá hiệu quả đầu tư của ngành du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời gian qua.