Vai trò của quản trị chiến lượ c

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển chiến lược tại Công ty tư vấn điện 3 đến năm 2020 (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược

1.4 Vai trò của quản trị chiến lượ c

Không thể tìm được mối liên hệ trực tiếp của quản trị chiến lược với sự

gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp vì trong môi trường có nhiều biến số tác động và rất phức tạp. Tuy nhiên không thể phủ nhận những đóng góp gián tiếp và lợi nhuận của quản trị chiến lược thông qua việc khai thác cơ hội và dành ưu thế trong cạnh tranh.

1.4.1 Ưu điểm:

Các ưu điểm chính của quản trị chiến lược là:

- Thứ nhất: quá trình quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của mình. Nó khiến cho nhà quản trị chiến lược phải xem xét và xác nhận xem doanh nghiệp đi theo hướng nào và khi nào đạt đến vị trí nhất định. Việc nhận thức kết quả mong muốn và mục đích trong tương lai giúp cho nhà quản trị cũng như nhân viên nắm vững được việc gì cần làm để đạt được thành công.

- Thứ hai: điều kiện môi trường mà các doanh nghiệp gặp phải luôn biến đổi. Những biến đổi nhanh thường tạo ra các cơ hội và thách thức bất ngờ. Dùng quản trị chiến lược giúp nhà quản trị nhằm vào các cơ hội và thách thức trong tương lai. Mặc dù các quá trình kế hoạch hoá không loại trừ việc các nhà quản trị dự kiến hoặc dự báo trước các điều kiện môi trường trong tương lai, song các quá trình đó không chú trọng đến tương lai. Trong khi đó, quá trình quản lý chiến lược buộc nhà quản trị phân tích và dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai gần cũng như tương lai xa. Nhờ thấy rõ điều kiện môi trường tương lai mà nhà quản trị có khả năng nắm bắt tốt hơn các cơ hội, tận dụng hết các cơ hội đó và giảm bớt thách thức liên quan đến điều kiện môi trường.

- Thứ ba: nhờ có quá trình chiến lược, doanh nghiệp gắn liền các quyết định đề ra với điều kiện môi trường liên quan. Do sự biến động và tính phức tạp trong môi trường ngày càng gia tăng, doanh nghiệp càng cần phải cố gắng chiếm được vị thế chủ động hoặc thụ động tấn công. Quyết định chủ động là sự cố gắng dự báo điều kiện môi trường và sau đó tác động hoặc làm thay đổi các điều kiện dự báo sao cho hãng đạt được mục

tiêu đề ra. Quyết định thụ động tấn công là dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai và thông qua biện pháp hành động nhằm tối ưu hoá vị thế của doanh nghiệp trong môi trường đó bằng cách tránh những vấn đề đã thấy trước và chuẩn bị tốt hơn để thực hiện bằng được cơ hội tiềm tàng.

- Thứ tư: phần lớn các công trình nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp nào vận dụng quản trị chiến lược thì đạt được kết quả tốt hơn nhiều so với các kết quả mà họ đạt được trước đó và các kết quả của doanh nghiệp không vận dụng quản trị chiến lược. Điều đó không có nghĩa là các doanh nghiệp vận dụng quản trị chiến lược sẽ không gặp phải các vấn đề, thậm chí có thể bị phá sản, mà nó chỉ có nghĩa là việc vận dụng quản trị chiến lược sẽ giảm bớt rủi ro, gặp phải vấnđề trầm trọng và tăng khả năng của Công ty trong việc tranh thủ các cơ hội trong môi trường khi nó xuất hiện .

1.4.2 Nhược điểm:

Mặc dù có nhiều ưu điểm như trên nhưng quản trị chiến lược vẫn có một số nhược điểm:

- Thứ nhất: để thiết lập quá trình quản trị chiến lược cần nhiều thời gian và sức lực. Tuy nhiên, một khi doanh nghiệp có kinh nghiệm về quá trình quản trị chiến lược thì vấn đề thời gian giảm bớt, dần dần đi đến tiết kiệm được thời gian. Hơn nữa, vấn đề thời gian cần cho việc lập kế hoạch sẽ kém phần quan trọng nếu doanh nghiệp được đắp nhiều lợi ích.

- Thứ hai: các kế hoạch có thể bị coi tựa như chúng được lập ra một cách cứng nhắc, khi đã được ấn định thành văn bản. Đây là sai lầm nghiêm trọng của việc vận dụng không đúng đắn môn quản trị chiến lược. Kế hoạch chiến lược phải năng động và phát triển vì điều kiện môi trường luôn biến đổi, và công ty có thể quyết định đi theo mục đích mới hoặc mục tiêu sửa đổi. Quản trị chiến lược quá tin tưởng là kế hoạch ban đầu

tin bổ sung.

- Thứ ba: giới hạn sai sót trong việc dự báo môi trường dài hạn đôi khi có thể rất lớn. Khó khăn này không làm giảm sự cần thiết phải dự báo trước.Thực ra việc đánh giá triển vọng không nhất thiết phải chính xác đến từng chi tiết tường tận, mà chúng được đề ra những thay đổi thái quá mà vẫn thích nghi được với những diễn biến môi trường một cách ít đổ vỡ.

- Thứ tư: một doanh nghiệp dường như vẫn ở giai đoạn kế hoạch hoá và chú ý quá ít đến vấn đề thực hiện. Hiện tượng này khiến một số nhà quản trị nghi ngờ về tính hữu ích của quá trình quản trị chiến lược. Thế nhưng, vấn đề không phải tại quản trị chiến lược mà tại người vận dụng nó. Hiển nhiên, các doanh nghiệp cần phải “đề ra kế hoạch mà thực hiện” nếu bất kì dạng kế hoạch hoá nào có khả năng mang lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển chiến lược tại Công ty tư vấn điện 3 đến năm 2020 (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)