Xác định các chiến lược chính từ ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển chiến lược tại Công ty tư vấn điện 3 đến năm 2020 (Trang 107 - 110)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT CỦA CTY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 3 ĐẾN NĂM 2020

3. Xây dựng chiến lược sản xuất cho Công ty đến năm 2020

3.1 Xác định các chiến lược chính từ ma trận SWOT

Ma trận SWOT là công cụ giúp chúng ta xây dựng các chiến lược kinh doanh đã được trình bày trong phần lý thuyết của chương cơ sở lý luận.

Ma trận SWOT được hình thành trên cơ sở kết hợp 04 yếu tố (đã phân tích ở chương II) là: điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (0), thách thức (T). Từ những kết hợp các yếu tố này ta xây dựng được chiến lược:

Chiến lược SO : là sự kết hợp điểm mạnh và cơ hội.

Chiến lược ST : tận dụng các điểm mạnh để khắc phục những thách thức.

Chiến lược WO : tận dụng các cơ hội để khắc phục các điểm yếu.

Chiến lược WT : khắc phục những điểm yếu và hạn chế những thách thức.

a. Tổng hợp điểm mạnh, yếu; cơ hội, nguy cơ:

Bảng 3.9: Tổng hợp SWOT của Công ty Tư vấn xây dựng điện 3 ĐIỂM MẠNH (S) ĐIỂM YẾU(W)

1. Được hỗ trợ của EVN về vốn, dự án…

1.Tay nghề và năng suất lao động còn thấp, tình trạng thiếu hụt công nhân, kỹ sư lành nghề và cán bộ quản lý

2. Nguồn nhân lực cao cuả Công ty

chiếm trên 70% 2. Năng lực sản xuất chưa khai thác hết 3. Có thương hiệu và uy tín trên thị

trường 3. Công tác thiết kế thuỷ điện còn hạn

chế chưa có người đầu ngành 4. Có hệ thống quản lý chất lượng theo

tiêu chuẩn Quốc tế 4.Thường bị trễ tiến độ do yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu, môi trường 5. Công nghệ sản xuất được đầu tư đúng

mức, các thiết bị máy móc mới được bổ sung cho phù hợp với năng lực sản xuất

5. Môi trường làm việc khó khăn gian khổ, vùng xa xôi hẻo lánh

CƠ HỘI (O) NGUY CƠ (T)

1. Nền chính trị ổn định, tạo cơ hội tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài đến kinh doanh tại Việt Nam

1. Cạnh tranh giữa các đơn vị tư vấn trong ngành với các nhà đầu tư Nước ngoài

2. Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO)

2. Đầu tư của nước ngoài ngành Điện 3. Nhà nước có chính sách ưu tiên cho

ngành Điện 3. Có nhiều đối thủ mạnh sẽ tham gia

vào thị trường 4. Nền kinh tế phát triển, mức độ tăng

trưởng kinh tế cao, ổn định, thu nhập đời sống cuả người dân không ngừng tăng cao

5. Chính sách đối ngoại đúng đắn, quan hệ tốt với các nước trên thế giới, tạo điều kiện cho ngành Điện có nhiều cơ hội mở rộng thị trường sang các nước láng giềng như Lào, Camphuchia.

b. Hình thành chiến lược bộ phận:

Qua bảng 3.9: Tổng hợp SWOT của Công ty Tư vấn xây dựng điện 3 ta thấy điểm mạnh và điểm yếu của Công ty đồng thời cũng có những cơ hội và thách thức đối với Công ty từ môi trường bên ngoài. Sử dụng ma trận SWOT để hình thành chiến lược bộ phận của Công ty như sau:

UCác chiến lược S-OU: Kết hợp điểm mạnh của Công ty và cơ hội của môi trường bên ngoài hình thành các chiến lược bộ phận

1. Đấy mạnh thiết kế các dự án đã được EVN giao, nhất là các dự án về nguồn điện như: thuỷ điện, nhiệt điện, giám sát, tăng doanh thu từ các dự án nguồn điện và giám sát trong những năm tới (S1 với O1,O2, O5).

2. Thu hút và có kế hoạch đào tạo chuyên viên đầu ngành về thủy điện , xây dựng các chiến lược về nguồn nhân lực cho tương lai để đảm bảo được sự bền vững và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành (S2,S3 với O4).

3. Đầu tư vốn vào các dự án thủy điện nhỏdưới 50MW (S1,S2 với O3,O4).

UCác chiến lược S-TU: Từ những điểm mạnh của Công ty, khắc phục những thách thức từ bên ngoài để hình thành chiến lược bộ phận

1. Mở rộng quan hệ và thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài (S1, S3 với T2).

2. Đẩy mạnh nghiên cứu nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo có tác dụng bảo vệ môi trường (S1,S2 với T4).

3. Liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng cho phù hợp với tiêu chuẩn quy định của Nhà nước và của EVN nhằm cạnh tranh được với các đơn vị tư vấn trong ngành (S4 với T1, T3).

UCác chiến lược W-OU: với các điểm yếu của Công ty, cần khắc phục bằng cách tận dụng được các cơ hội từ bên ngoài có ảnh hưởng đến sản xuất kinh

1. Tạo nguồn nhân lực mới có trình độ Quốc tế (W1,W2 với O2,O5).

2. Chiến lược hướng ngoại: mua thiết bị và công nghệ tiên tiến của nước ngoài để tăng năng suất (W2,W5 với O2).

3. Có chế độ khuyến khích, đãi ngộ đối với CBCNV thường xuyên công tác ở các vùng sâu, vùng xa nhất là các vị trí nhân sự có năng lực chuyên môn cao (W3 với O4,O5).

UCác chiến lược W-TU: Khắc phục các điểm yếu của Công ty và hạn chế được những thách thức đe dọa hình thành chiến lược bộ phận

1. Hội nhập về phía trước, liên kết với Chủ đầu tư, đầu tư cùng với chủ đầu tư để thực hiện các dự án từgiai đoạn đầu đến khi kết thúc dự án.

2. Hội nhập về phía sau, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, tăng vị thế cạnh tranh trong lĩnh vực tư vấn thiết kế điện, xây dựng tốt mối quan hệ với địa phương nơi Công ty thực hiện các dự án nhằm trao đổi thông tin và có sự giúp đỡ của địa phương trong quá trình thực hiện dự án (W2,W3 với T1,T2,T3).

c. Hình thành các chiến lược từ ma trận SWOT:

Bằng cách lập ma trận SWOT, tôi đưa ra 03 chiến lược như sau:

1. Chiến lược cấp Công ty

2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển chiến lược tại Công ty tư vấn điện 3 đến năm 2020 (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)