CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT CỦA CTY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 3 ĐẾN NĂM 2020
2. Căn cứ vào dự báo nhu cầu thị trường
Để xây dựng chiến lược kinh doanh, bên cạnh định hướng chiến lược cuả EVN thì luận văn còn căn cứ vào nhu cầu thị trường từ nay đến năm 2020. Nhu cầu thị trường cuả ngành Điện được dự báo những yếu tố chủ yếu như: dân số, sự tăng trưởng kinh tế và thu nhập của dân cư.
a. Dự báo về tăng trưởng GDP:
Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 là từ 7,5% - 8%. Theo đó, đến năm 2010, tổng GDP đạt trên 1.400 nghìn tỷ đồng, đến năm 2020 đạt gần 3.000 nghìn tỉ đồng. Theo tính toán, đến năm 2010, GDP cao gấp hơn 2,1 lần so với năm 2000 (theo giá so sánh), đến năm 2020 cao gấp 4 lần so với năm 2000 và 8 lần so với năm 1990. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.050 - 1.100 USD (theo giá hiện hành), đến năm 2020 sẽ tăng từ 3,3 - 3,6 lần so với năm 2000. Tổng GDP và GDP bình quân đầu người là hai căn cứ quan trọng để tính toán Quỹ tiêu dùng cuối cùng và tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên thị trường nội địa.
b. Tăng trưởng về dân số:
Dự báo giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng dân số bình quân hàng năm của nước ta là 1,25%, và đến 2010 nước ta sẽ đạt 88.446.000 người, trong đó có gần 26 triệu người sống ở khu vực đô thị, chiếm tỉ lệ 29,25%. Dự báo giai đoạn 2011 - 2020, tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm 1,18% và dân số năm 2020 là 99.455.000 người, trong đó có gần 35 triệu người sống ở khu vực đô thị, chiếm 35,15%. Hiện nước ta có 57% dân số có độ tuổi dưới 30 và sau 15 năm, tỷ lệ này sẽ giảm chút ít, tức là vẫn giữ tỷ lệ trên dưới 50%. Cơ cấu dân số trẻ, năng động, có học vấn cao.
Trong 3 năm gần đây, mỗi năm dân số tăng thêm khoảng hơn 1 triệu người - bằng dân số cuả một tỉnh. Theo dự báo cuả Tổng cục Thống kê, đến năm 2024 nước ta sẽ vượt 100 triệu dân, đạt 100,5 triệu người. Sự tăng trưởng về dân số làm cho số hộ gia đình tăng, trực tiếp tác động đến nhu cầu tiêu dùng sử dụng điện trong sinh hoạt và làm việc. Nhất là trong các tháng mùa hạ lượng điện tiêu thụ càng mạnh đòi hỏi cần cung cấp nhiều điện năng hơn cho sinh hoạt. Dự tính lượng điện sẽ phải tăng cho chi dùng trong sinh hoạt.
c. Sự tăng trưởng kinh tế và thu nhập của cộng đồng dân cư:
Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng điện năng cho sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt gia đình. Dân số Việt Nam là 84 triệu người, sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong các năm qua đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, đưa tỉ lệ người nghèo giảm từ 50% xuống còn 20%. GDP bình quân đầu người Việt Nam hiện nay là 600 USD và tăng mỗi năm từ 50 - 100 USD. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ là dòng vốn đầu tư nước ngoài lớn từ những công ty đa quốc gia chảy vào Việt Nam. Cơ quan phát triển kinh tế nhận xét “Điện là một mặt hàng xa xỉ, nay đã trở thành thứ hàng phổ biến”.
Giá trị đóng góp cuả nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân đã giảm từ 25% (giai đoạn 2000-2006), trong khi công nghiệp và dịch vụ đã chiếm lần lượt 48.1% và 38.1% trong năm 2006. Thu nhập cuả người dân không ngừng tăng dẫn đến họ cần sử dụng Điện nhiều hơn cho các
nhu cầu sinh hoạt như tivi, máy lạnh, máy bơm nước, máy giặt… Tất cả các nhu cầu này đều hợp lý khi mức sống được nâng cao.
2.1 Căn cứ vào các chính sách cuả Nhà nước:
Trong năm 2006, Việt nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đây cũng là thời cơ và thách thức, thuận lợi và khó khăn đối với nền kinh tế nước ta nói chung và đối với ngành Điện nói riêng. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống luật pháp chính sách phù hợp với quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, cần chú trọng việc phát triển các doanh nghiệp trong nước theo cả hai hướng: khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời tích cực hỗ trợ phát triển các tập đoàn kinh doanh lớn, có khả năng cạnh tranh nhằm giữ vững thị phần trong nước, khu vực và thế giới, thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài. Nhà nước đã có những chính sách chủ trương đối với ngành Điện như cổ phần hoá các đơn vị trong ngành Điện để nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư từ người lao động trong Công ty và các nhà đầu tư bên ngoài.
2.2 Mục tiêu của Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 3 đến năm 2020:
Từ phương hướng của Công ty trong chương II đã đề cập đến và căn cứ vào các chiến lược của EVN, dự đoán nhu cầu thị trường, các chính sách của Nhà nước... có ảnh hưởng trực tiếp đến hướng phát triển của Công ty, ta thấy rằng chiến lược sản xuất của Công ty đến năm 2020 phải đạt được các mục tiêu sau:
2.2.1. Mục tiêu tổng quát:
- Doanh thu ngày càng tăng, thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của Công ty với Nhà nước và xã hội. Đảm bảo đầy đủ việc làm, từng bước nâng cao đời sống và thu nhập của CBCNV trong Công ty.
- Nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu tiến độ, tạo uy tín, thương hiệu trên thị trường nội địa và phấn đấu tư vấn đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thâm nhập vào thị trường thế giới, mà gần nhất là tư vấn thiết kế điện cho các nước láng giềng.
- Đứng vững trong cạnh tranh với các đối thủ tiềm ẩn, các đối thủ trong và ngoài ngành, phải là đơn vị tư vấn mạnh về tất cả các loại hình dự án điện.
- Là đơn vị tư vấn nên con người là tài sản vô cùng quý giá, phải tạo được nền văn hoá doanh nghiệp, góp phần nâng cao nhận thức của nhân viên, nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên, để nhân viên toàn tâm toàn ý gắn bó với Công ty, không để mất nguồn chất xám.
2.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Những chỉ tiêu chính để xây dựng mục tiêu phấn đấu của Công ty:
a. Về doanh thu của Công ty: dự báo doanh thu của các năm sắp tới là:
Bảng 3.7. dự báo doanh thu từ năm 2007-2010
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2007 2008 2009 2010
1. Quy hoạch 3.300 1.000 2.400 3.600
2. Nhiệt điện 26.100 14.200 23.200 24.300
3. Thuỷđiện 24.372 30.700 27.540 36.314
4. Lưới điện 17.724 29.833 26.374 25.014
5. Giám sát 13.100 17.200 22.400 21.800
Tổng cộng 84.596 92.933 101.914 111.860 ( Nguồn: Phòng KHVT-Công ty) b. Về nghĩa vụ đối với Nhà nước: Dự kiến nộp ngân sách đạt 9,057 tỷ
đồng vào năm 2010 và 21,742 tỷ đồng vào năm 2020.
c. Về lao động: Sản lượng tăng lên do cải tiến công nghệ nên lực lượng lao động đi vào chuyên sâu, số lượng lao động sẽ tăng ít chủ yếu là công nhân trực tiếp sản xuất. Dự kiến lao động năm 2020 là 725 người và hầu hết CBCNV đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, năm 2020 mức phấn đấu thu nhập bình quân cho CBCNV khoảng 7,5 triệu đồng/ người/
tháng.