CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA PECC3 TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020
2. Phân tích môi trường vĩ mô
2.1 Phân tích môi trường kinh tế
Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng với tốc độ khá cao: đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, quốc phòng an ninh được giữ vững. Vị thế của nước ta trên trường Quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp tổng hợp của Quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên, mở rộng mối quan hệ đối ngoại, hội nhập thành công với nền kinh tế khu vực và thế giới, là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một bước đi tất yếu, một cột mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của nước tanói chung và cho ngành Điện nói riêng.
2.1.1 Phân tích sự ảnh hưởng tăng trưởng của GDP:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của những năm 2001 - 2006 ổn định và có chiều hướng tăng khoảng từ 7,5% năm. Dự kiến đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân là 7,5%-8%/ năm chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ được coi trọng. Tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh, cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa. Mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Cùng với xu hướng phát triển của chủ nghĩa tiêu dùng, sản lượng bán lẻ cũng tăng nhanh. Tổng cầu trong nước dự báo tăng 9,1 % vào năm 2007. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của khu vực này sẽ chậm lại trong năm một phần do tác động của Ngân hàng Nhà nước nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng trong nước.
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 2001 - 2006
NĂM 2001 2002 2003 2004 2005 2006
GDP (%) 6.84 7.0 7.2 7.7 8.4 8.17
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 2001 - 2006
0 2 4 6 8 10
2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm
% NĂM
Hình 2.2. Biểu đồ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 2001-2006 Theo các chuyên gia của ADB cho rằng đây là tốc độ tăng trưởng tương đối cao, là động lực cho nhu cầu trong nước có thể sẽ được duy trì thông qua tăng trưởng bền vững của luồng vốn FDI, luồng kiều hối và các khoản thu từ du lịch.
Tốc độ tăng trưởng cao là do có những tiến bộ đáng kể về cải cách và thi hành các chính sách kinh tế, môi trường kinh doanh được cải thiện, đầu tư, tiêu dùng và sản lượng công nghiệp tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể:
GDP 06 tháng đầu năm 2007 đạt 7,9% (Bộ kế họach đầu tư) ở mức cao nhất so với cùng kỳ trong 5 năm qua (kế hoạch năm 2007: 8,2- 8,5%) có thể coi đây là một thành tựu của nền kinh tế Việt Nam, cơ cấu chuyển dịch tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, giảm dần nông, lâm, thủy sản. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay đất nước trong quá trình hòa nhập đổi mới với nền công nghiệp hóa, phát triển dịch vụ, xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, đầu tư phát triển đảm bảo tất cả các xã đều có điện… đòi hỏi nhu cầu về điện năng ngày càng tăng là cơ hội có nhiều việc làm cho đơn vị. Trong bối cảnh trên ngành Điện cũng có ảnh hưởng nhất định từ việc
tăng trưởng GDP. Theo đánh giá của các chuyên gia, tốc độ tăng trưởng GDP cao đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong cả nước nói chung và các doanh nghiệp trong ngành Điện nói riêng hoạt động đạt hiệu quả hơn, việc tăng GDP chính là cơ hội cho Công ty có nhiều việc làm hơn tạo nguồn điện năng lớn phục vụ cho an ninh năng lượng, dịch vụ công ích, các dịch vụ phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước.
Đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, kể cả các Tổng công ty nhà nước. Thực hiện cơ chế thị trường trong việc cổ phần hóa, Nhà nước giữ cổ phần chi phối đối với các Tổng Công ty, công ty cổ phần, hoạt động trong những ngành, những lĩnh vực bảo đảm điều tiết vĩ mô và những cân đối lớn của nền kinh tế; chỉ giữ 100% vốn ở các doanh nghiệp hoạt động đảm bảo an ninh, quốc phòng, cung ứng dịch vụ công ích thiết yếu. Ở ngành Điện hiện cũng đang trong giai đoạncổ phần hóa nhằm tạo nguồn vốn và thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp có nhiều cơ hội về nguồn vốn huy động từ CBCNV trong ngành và các nhà đầu tư ngoài ngành nhưng cũng là thách thức lớn với các đơn vị trong ngành Điện là không còn cơ chế bao cấp, tự tìm kiếm việc làm.
Tóm lại: Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam tạo điều kiện tốt cho ngành Điện, là cơ hội cho Công ty Tư vấn xây dựng Điện 3 phát triển mạnh hơn.
2.1.2. Phân tích ảnh hưởng của lạm phát:
Trong những năm qua tình hình lạm phát tăng, mức tăng trung bình vào khoảng 8,4%, giá thị trường giữ ở mức độ cao.
Có nhiều yếu tố dẫn đến lạm phát như: lạm phát do chi phí đẩy (giá xăng dầu và giá một số nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao như sắt, thép, nhựa,...) làm cho chi phí đầu vào của sản xuất tăng cao dẫn đến tăng giá sản phẩm đầu ra; Lạm phát do cầu kéo (trong xuất khẩu các mặt hàng Nông lâm sản tăng cao khi nguồn cung bị hạn chế do bất lợi của thời tiết...); Lạm phát do yếu kém trong quản lý Nhà nước đối với
một số ngành dẫn đến độc quyền phân phối cho một số mặt hàng như xăng dầu, thép...
Từ nguyên nhân nào đi nữa thì lạm phát tăng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Khi giá xăng dầu tăng cao làm cho chi phí đầu vào của ngành Điện tăng giá của sản phẩm ngành Điện cũng tăng lên. Đây cũng là mối đe dọa trực tiếp cho ngành Điện vì giá xăng dầu tăng cao nhưng Nhà nước khống chế giá điện để điều tiết cho an ninh quốc phòng, cho sản xuất, cho vùng sâu vùng xa và các công trình tiện íchcông cộng...
Tóm lại: Lạm phát tăng ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, là mối đe dọa hạch toán chính xác của Công ty trong thời điểm giữa các năm.
2.1.3. Phân tích ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài
Trong những năm vừa qua đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh, đầu tư nước ngoài đã có đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Sau khi nước ta gia nhập WTO các nhà đầu tư đã ký rất nhiều hợp đồng, dự án được cấp phép. Số tiền đầu tư cho các dự án từ năm 2001 - 2006 như sau:
Bảng 2.3: Đầu tư của nước ngoàivào Việt Nam (2001 - 2006)
Đơn vị tính: Triệu USD
NĂM 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Đầu tư 2191,9 1703,07 1900 2222,1 3900 7839 (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Năm
Triệu USD
Hình 2.3: Đầu tư của nước ngoài vào Việt nam (2001-2006) Qua bảng thống kê trên cho thấy lượng vốn đầu tư của nước ngoài tăng dần qua các năm. Riêng năm 2006: 833 dự án được cấp phép mới với tổng giá trị: 7,839 tỷ USD; 486 lượt dự án được phát triển vốn trong năm với tổng vốn tăng 2,36 tỷ USD con số này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang có những đánh giá rất tích cực về môi trường đầu tư của Việt Nam. Có các nguồn tài trợ đã đưa ra cam kết tài trợ phát triển Việt Nam là 3,7 tỷ USD cho công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước tăng trong 10 năm tới thì nhu cầu đầu tư cho điện, dầu khí, than… mỗi năm cần khoảng 8-10 tỷ USD, trong đó ngành điện chiếm một nửa, tức là cần khoảng 4-5 tỷ USD. Trong khi đó, hiện nay nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng tài chính quốc tế, vốn của Chính phủ chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu phát triển. Do vậy, việc huy động nguồn vốn đầu tư nước ngoài rất quan trọng, nhằm huy động tối đa nguồn lực cho phát triển ngành Năng lượng, Chính phủ đã có chính sách đa dạng hóa các loại hình đầu tư trongvà ngoài nước, hợp tác song phương, đầu tư tư nhân…
Đối với môi trường ngành Điện thì việc đầu tư này cũng có nhiều thuận lợi: quy hoạch lưới điện cho các khu công nghiệp, điện khí hóa
cho vùng sâu vùng xa, sử dụng nhiều điện năng cho sản xuất đòi hỏi phải có nhiều điện để dùng cho sản xuất, tiêu dùng…
Bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn đối với ngành: Điện không đủ đáp ứng cho sản xuất, nhất là mùa khô có nhiều khi cắt điện đột xuất làm ảnh hưởng thiệt hại đến kinh tế của một số đơn vị sản xuất làm công việc mang tính chất đặc thù.
Tóm lại: Đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam tăng đó là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước, là cơ hội cho sự phát triển của Công ty. Tuy nhiên đầu tư của nước ngoài vào ngành Điện còn ít, điện năng thiếu có nhiều cơ hội tạo việc làm cho Công ty trong thời gian tới.
2.1.4. Phân tích ảnh hưởng của giá cả và tỷ giá:
Trong sự phát triển kinh tế sự thay đổi của của giá cả, tỷ giá có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến đời sống của người dân.
Từ đầu năm 2007 đến nay tốc độ tăng giá tăng khá mạnh, giá cả tiêu dùng tăng 30% so với tháng 01/2007. Tốc độ tăng giá cao gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp, tất cả các chi phí đều tăng cao như:
chi phí đi lại tăng, chi phí ăn ở ngoài hiện trường tăng, tăng giá tiền lương cho người lao động... dẫn đến lợi nhuận thấp, các công trình dễ bị lỗ nếu không tính toán kỹ và tốc độ tăng giá cao cũng làm cho người dân tiết kiệm tiêu dùng điện để trang trải chi phí khác do trượt giá vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng điện cung cấp cho nhân dân.
Bảng 2.4: Tốc độ tăng tỷ giá VNĐ/USD (%)
Thời điểm 2002 2003 2004 2005 2006
VNẹ/USD(%) 2,1 2,2 0,84 0,87 1
( Nguồn: từ Tổng cục Thống kê)
Tốc độ tăng tỉ giá VNĐ/USD (%)
0 0.5 1 1.5 2 2.5
2001 2002 2003 2004 2005
Năm
Tỉ giá VNĐ/USD (%)
VND/USD(%)
Hình 2.4: Tốc độtăng tỷ giá VNĐ/USD năm 2001-2005
Từ năm 2003 đến nay tốc độ tăng tỷ giá giữa USD/VNĐ giảm, đây là chiều hướng tốt cho các hoạt động của doanh nghiệp, đồng ngoại tệ ít biến đổi trong thời gian dài có lợi cho các đơn vị nhất là đơn vị có đầu tư từ nước ngoài.
Từ 02/01/2007 Ngân hàng Nhà nước đã nới rộng biên độ tỷ giá ngoại tệ từ mức +/- 0,25% -> +/- 0,5% so với tỷ giá liên ngân hàng. Tuy nhiên Công ty không giao dịch với các đối tác của nước ngoài nhưng mua sắm vật tư thiết bị bằng ngoại tệ nên việc tăng tỷ giá cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tóm lại: Tốc độ tăng giá cả và tỷ giá có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên đối với việc tăng giá cả và tỷ giá vừa là cơ hội và cũng vừa là thách thức đối với Công ty Tư vấn xây dựng Điện 3 vì tỷ giá tăng ít trong thời gian dài việc mua vật tư thiết bị bằng ngoại tệ với mức giá ổn định, đầu tư nước ngoài có lợi do tỷ giá ổn định. Bên cạnh đó việc tăng giá cả hàng tiêu dùng bất lợi đối với ngành và Công ty do giá cả nguyên liệu đầu vào tăng, các chi phí liên quan đều tăng làm giảm sức cạnh tranh của Công ty và khó khăn trong hạch toán kinh doanh của Công ty.
2.1.5. Phân tích ảnh hưởng của chỉ số chứng khoán:
Trong thời gian vừa qua nhất là khi Tổng thống Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam và đến thăm Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thì thị trường chứng khoán Việt Nam sôi động hẳn lên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào thị trường chứng khoán, nó kích động rất mạnh đến cổ phần hóa doanh nghiệp, các doanh nghiệp đấu giá cổ phiếu, lên sàn chứng khoán, tạo thương hiệu cho đơn vị, khai thác mạnh mẽ mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho sự phát triển kinh tế, nhất là nguồn lực tài chính từ mọi thành phần kinh tế, khơi dây tính năng động, hăng hái tự tin của các doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đối với ngành năng lượng, nhóm cổ phiếu năng lượng cung cấp năng lượng cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. Các công ty năng lượng cũng chịu ảnh hưởng nhiều của chu kỳ kinh doanh nhưng nó chịu ảnh hưởng nhiều bởi xu hướng giá năng lượng thế giới (Cty sản xuất dầu quốc tế và nội địa…).Cổ phiếu của các dự án thủy điện cũng tăng rất cao, nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đã đầu tư góp vốn xây dựng thủy điện, có dự án lên đến cả 1.000 tỷ đồng.
Ngành Điện có nhiều lợi thế khi cổ phần hóa, tạo nguồn vốn từ CBCNV trong đơn vị và từ các nhà đầu tư bên ngoài; tăng cường tính tự chủ tự chịu trách nhiệm, xóa bỏ sự ỷ lại của doanh nghiệp và sự can thiệp hành chính, bao cấp, góp phần nâng caochất lượng hiệu quả của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp.
Hiện nay, tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đang được đẩy mạnh, trong đó qui định các đơn vị sản xuất điện có công suất trên 100 MW thì Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần, còn lại là cơ hội cho tất cả các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài.
Thêm vào đó, thị trường chứng khoán phát triển mạnh, giao dịch cổ phiếu sôi động cũng tạo một kênh huy động vốn khá tốt, thu hút được
nguồn vốn từ cộng đồng tham gia phát triển ngành điện và năng lượng nói chung.
Khó khăn đối với ngành Điện là thực tế nhiều người đầu cơ chứng khoán đã khiến cho thị trường chứng khoán tăng giảm liên tục dẫn đến bất lợi đối với các Công ty đang bước vào cổ phần hoá, không đúng với giá trị thực của doanh nghiệp.
Tóm lại: Chỉ số chứng khoán có ảnh hưởng tốt đến hoạt động của doanh nghiệp trong ngành Điện nhưng khó khăn với Công ty do Công ty đang trong giai đoạn cổ phần hóa.