Cơ sở để xây dựng chiến lược của Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển chiến lược tại Công ty tư vấn điện 3 đến năm 2020 (Trang 98 - 103)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT CỦA CTY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 3 ĐẾN NĂM 2020

1. Cơ sở để xây dựng chiến lược của Công ty

1.1 Căn cứ vào quy hoạch tổng thể của ngành Điện:

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành cuả ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025 (gọi tắt là Quy hoạch điện VI) đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/7/2007.

Trong Quy hoạch điện VI có một số nội dung chủ yếu ảnh hưởng đến chiến lược sản xuất cuả Công ty.

a. Mục tiêucủa ngành:

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng GDP khoảng 8,5% - 9%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và cao hơn, dự báo nhu cầu điện của nước ta tăng ở mức 17%/năm (phương án cơ sở), 20%/năm (phương án cao) trong giai đoạn 2006 - 2015, trong đó xác định phương án cao là phương án điều hành, chuẩn bị phương án 22%/năm cho trường hợp tăng trưởng đột biến.

Phát triển nguồn điện phải đáp ứng nhu cầu phụ tải nêu trên. Đảm bảo thực hiện tiến độ xây dựng các nhà máy thủy điện có các lợi ích tổng hợp như: chống lũ, cấp nước, sản xuất điện; phát triển hợp lý, có hiệu quả các nguồn nhiệt điện khí; đẩy mạnh xây dựng nhiệt điện than; phát triển thủy điện nhỏ, năng lượng mới và tái tạo cho các vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo; chủ động trao đổi điện năng có hiệu quả với các nước trong khu vực; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững. Hoàn thành giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bên cạnh đó là phát triển lưới điện truyền tải và phân phối một cách đồng bộ với chương trình phát triển nguồn điện. Thực hiện việc hiện đại hóa và từng bước ngầm hóa lưới điện các thành phố, thị xã, hạn chế tác

động xấu đến cảnh quan, môi trường. Áp dụng các biện pháp giảm tổn thất điện năng theo quy định.

Tiếp tục thực hiện các chương trình đầu tư phát triển điện nông thôn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu đến năm 2010 có 95%

và năm 2015 có 100% xã có điện.

Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng các dự án nguồn điện và các dự án lưới điện phân phối theo các hình thức đầu tư được pháp luật Nhà nước quy định.

Tính toán giá mua - bán điện theo hướng thị trường và khuyến khích các nhà đầu tư trongvà ngoài nước tham gia đầu tư các dự án nguồn điện.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị giữ vai trò chính trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện đầu tư phát triển các công trình lưới điện đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư; đầu tư các dự án nguồn điện theo nhiệm vụ được giao.

b. Chiến lược phát triển :

- Thủy điện: Ưu tiên phát triển thủy điện, khuyến khích đầu tư các nguồn thủy điện nhỏ với nhiều hình thức để tận dụng nguồn năng lượng sạch, tái sinh này. Trong khỏang 20 năm tới sẽ xây dựng hầu hết các nhà máy thủy điện tại những nơi có khả năng xây dựng. Dự kiến đến năm 2020 tổng công suất các nhà máy Thủy điện khoảng 13.000 -15.000MW.

- Nhiệt điện: Phát triển các nhà máy nhiệt điện với tỷ lệ thích hợp, phù hợp với khả năng cung cấp và phân bố của các nguồn nhiên liệu:

 Nhiệt điện than: Dự kiến năm 2010 có tổng công suất khoảng 4.400 MW, giai đọan 2011-2020 cần xây dựng thêm khỏang 4.500 - 5.500 MW (phụ tải cơ sở); 8.000 - 10.000MW (phụ tải cao). Do nguồn than trong nước hạn chế nên cần xem xét xây dựng các nhà máy điện sử dụng than nhập.

 Nhiệt điện khí: Đến năm 2010 có tổng công suất khoảng 7.000MW, giai đọan 2011 - 2020 cần xây dựng thêm khoảng 3.500MW (phương

án cấp khí cơ sở). trong trường hợp nguồn khí phát hiện được nhiều hơn cần xây dựng thêm khoảng 7.000MW.

 Đầu tư khảo sát nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể xây dựng nhà máy điện Nguyên tử với công suất 2.000MW dự kiến vận hành năm 2015.

 Phát triển các nhà máysử dụng năng lượng mới và tái tạo.

- Phát triển lưới điện: Phát triển nhanh hệ thống truyền tải 220, 500kW nhằm giảm tổn thất điện năng trên lưới truyền tải, phát triển lưới 110kV thành lưới điện cung cấp cho phụ tải, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.

- Phát triển điện khí hóa (nông thôn và miền núi): Góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

- Chiến lược tài chính và huy động vốn: Triển khai một số công trình đầu tưtheo hình thức ( xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) hoặc thu hút vốn đầu tư đồng thời tăng khả năng trả nợ cho EVN.

 Huy động vốn trong xã hội để đầu tư phát triển điện. Cổ phần hóa các đơn vị trong ngành điện.

 Tăng cường quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế để vay vốn ODA có lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài.

- Phát triển khoa học công nghệ: tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại theo hướng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu tác động đến môi trường, tăng cường đầu tư khoa học – công nghệ và quản lý giảm tổn thất điện năng xuống dưới 10% vào năm 2010.

- Phát triển tư vấn xây dựng: xây dựng các Công ty tư vấn đa ngành theo chuyên môn hóa từng lĩnh vực chuyên sâu, từng bước nâng cao trình độ để có thể tự đảm đương thiết kế được các công trình điện lớn như nhà máy điện, lưới điện siêu áp.

- Phát triển viễn thông và công nghệ thông tin: đẩy mạnh áp dụng thông tin vào phục vụ cho quản lý và điều hành công việc, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành điện. Tận dụng mọi ưu thế về hệ thống

hạ tầng viễn thông ngành điện, kết hợp viễn thông phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh điện với phát triển dịch vụ viễn thông công cộng.

- Phát triển nguồn nhân lực: Tiến hành lập quy hoạch cán bộ, tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong diện quy hoạch. Phát triển khối các trường chuyên ngành điện, đào tạo lãnh vực chuyên sâu.

Qua chiến lược của EVN đã được Chính phủ phê duyệt, từ nay đến năm 2010 và hướng đến 2020, các công trình thủy điện, nhiệt điện và lưới điện có tác động lớn đến sự phát triển của PECC 3.

Nhu cầu năng lượng không ngừng tăng cao trong thời gian qua là nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế, công nghiệp hóa đất nước. Đặc biệt trong thời gian tới đây, cụ thể là năm 2008 và giai đoạn 2008 - 2015, nhu cầu này rất lớn. Với chính sách đổi mới, tăng cường hội nhập quốc tế, cùng các điều kiện thuận lợi như chúng ta đã là thành viên WTO, nhu cầu năng lượng đòi hỏi phải tăng bình quân cao hơn mức tăng chung nền kinh tế, sẽ vào khoảng 15% - 20%/năm. Điều này đang tạo ra áp lực lớn đối với các nguồn cung cấp điện.

Theo quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia, Bộ Công nghiệp căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch điện VI, đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt.

1.2. Sản lượng Điện theo quy hoạch điện VI:

Sản lượng điện chủ yếu từ các nhà máy điện, các nhà máy nhiệt điện, các nguồn năng lượng mới và nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào, Campuchia.

a. Các dự án phát triển các nhà máy điện vận hành từ 2006 – 2020.

* Phương án cơ sở: Tổng sản lượng đến năm 2020 là 100.108 MW Bảng 3.1: Sản lượng điện cuả các NMĐ vào vận hành giai đoạn 2006-2015

Đơn vị: MW Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sản lượng 861 2.096 3.271 3.393 4.960 5.041 6.554 7.309 7.177 7.722

Bảng 3.2: Sản lượng điện cuả các NMĐ vào vận hành giai đoạn 2016 - 2025 Đơn vị: MW Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 Sảnlượng

9.317

10.025 10.150 10.982 11.250 11.700 12.650 13.850 15.450 16.150 ( Nguồn: Phụ lục 1A ban hành kèm theo quyết định số 110/2007/QĐ-TTg)

* Phương án cao:Tổng sản lượng đến năm 2020 là 121.418 MW Bảng 3.3: Sản lượng điện cuả các NMĐ vào vận hành giai đoạn 2006 - 2015

Đơn vị: MW Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sản lượng 861 2.096 3.271 3.393 6.160 6.001 7.154 8.309 10.977 10.922

( Nguồn: Phụ lục 1B ban hành kèm theo quyết định số 110/2007/QĐ-TTg) Bảng 3.4: Sản lượng điện cuả các NMĐ vào vận hành giai đoạn 2016 - 2025

Đơn vị: MW

Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 Sản lượng 10.067 12.025 12.150 13.782 14.250 15.500 16.450 17.850 18.450 18.150

( Nguồn: Phụ lục 1B ban hành kèm theo quyết định số 110/2007/QĐ-TTg) b. Các dự án phát triển lưới điện từ 2006-2025.

* Trạm biến áp 500kV, 220kV với công suất của các trạm đến năm 2020 là 127.678 MVA

Bảng 3.5: các công trình trạm được xây dựng giai đoạn 2006 - 2025 Đơn vị: MVA Giai đoạn ĐVT 2006 - 2010 2010 - 2015 2016 - 2020 2021 - 2025

Trạm 500kV MVA 8.400 13.200 17.550 19.650

Số lượng trạm Trạm 15 18 17 16

Trạm 220kV MVA 19.326 11.313 57.889 43.813

Số lượng trạm Cái 87 121 138 144 ( Nguồn: Phụ lục II ban hành kèm theo quyết định số 110/2007/QĐ-TTg)

* Đường dây 500kV, 220kV

Bảng 3.6 các công trình ĐD được xây dựng giai đoạn 2006 - 2025

Đơn vị: Km Giai đoạn 2006 –

2010

2010 - 2015 2016 - 2020 2021-2025

ĐD 500kV 5386.7 3.009 7.137 5.900

Số lượng ĐD 25 18 18 18

ĐD 220kV 8.202 5.672 2.838 1.381

Số lượng ĐD 116 97 85 46

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp phát triển chiến lược tại Công ty tư vấn điện 3 đến năm 2020 (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)