Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và các nhân tố tác động đến chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 28 - 31)

2.1. Cơ sở lý luận của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp

2.1.4. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và các nhân tố tác động đến chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất

2.1.4.1. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất

Chuyển đồi cơ cấu sử dụng đất được xem là một đóng góp quan trọng của sự thay đổi môi trường toàn cầu. Ước tính cho thấy rằng sự thay đổi đất con người đã tác động đến 40% bề mặt bị đóng bang của trái đất, chủ yếu là do sự chuyển đổi của các hệ sinh thái tự nhiên cho đất canh tác và đồng cỏ. Các tác động của chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai trên các hệ sinh thái lớn hơn trên các vùng nhiệt đới, nơi chuyển đổi đất nông nghiệp chủ yếu xáy ra trên vùng đất rừng còn nguyên vẹn.

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là kết quả của sự tương tác từ nhiều yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường xảy ra ở nhiều cấp bậc và quy mô không gian. Thay đổi dân số, nông thôn di cư đô thị, mô hình tiêu thụ, sự hiện diện và hiệu quả của các tổ chức xã hội và các chính sách sử dụng đất là tất cả các ví dụ về các yếu tố địa phương có thể ảnh hưởng đến các mô hình chuyển đồi cơ cấu sử dụng đất đai.

16

Ngoài ra, biến đổi khí hậu và biến đổi (hạn hán, bão nhiệt đới, …) là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thay đổi đất. Từ góc độ khu vực, khu vực địa lý nhất định dễ bị tác động kết hợp của khí hậu toàn cầu, chính trị - xã hội và các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến biến động đất đai. Ngoài ra, các sự kiện khí hậu cực đoan cũng có thể có tác động rất lớn vào chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai.

Mục đích của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là tạo ra sự cân đối giữa các mục đích sử dụng đất, các loại hình sử dụng đất khác nhau. Đồng thời tạo cho đất đai có cơ cấu hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất, lợi thế so sánh của từng vùng, từng miền và trên cả nước nhằm phát triển nền kinh tế xã hội của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân, nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân ở nông thôn.

2.1.4.2. Các nhân tố tác động đến chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất

a. Định hướng chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng giai đoạn

Mặc dù cơ cấu sử dụng đất mang tính khách quan và tính lịch sử xã hội, nhưng nó lại chịu sự tác động, chi phối của Nhà nước. Nhà nước tuy không trực tiếp sắp đặt các mục đích sử dụng đất, không quy định cụ thể về cơ cấu sử dụng đất đối với các ngành song thong qua chiến lược phát triển, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước có sự điều tiết vĩ mô, dẫn dắt các ngành, lĩnh vực kinh tế phát triển theo định hướng chung, đảm bảo tính cân đối và đồng bộ của nền kinh tế.

b. Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của xã hội

Thị trường là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và thúc đẩy chuyển dổi cơ cấu sử dụng đất nói riêng. Nhân tố thị trường tác động đến sự chuyển đổi cơ cấu các loại đất và các loại hình sử dụng đất, thể hiện như sau:

- Tạo ra quá trình mở rộng và khai thác tiềm năng cho sử dụng đất của các ngành nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ

- Thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ mục tiêu CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tạo sự phân công lao động xã hội, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn, khuyến khích mở rộng đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra sự tăng trưởng nhanh cho các ngành kinh tế ở nông thôn nói riêng và cả nước nói chung.

17

- Tác động của sự cạnh tranh và nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao trên thị trường tạo động lực thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, đổi mới công nghệ ở trong nội bộ từng ngành trở nên bức thiết.

Như vậy, thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội là người đặt hàng cho tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó không chỉ quy định số lượng mà cả chất lượng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nên nó có tác dụng trực tiếp đến quy mô, trình độ phát triển của các ngành, lĩnh vực ở địa phương và như vậy gián tiếp tác động đến quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.

c. Nhân tố nguồn lực

Nguồn lực của một quốc gia, một vùng lãnh thổ có vai trò quan trọng trong việc hình thành và tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất.

- Vị trí địa lý của một vùng lãnh thổ góp phần tạo ra sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng đó, từ đó góp phần tác động đến cơ cấu sử dụng đất.

- Tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên đất, là một trong những nguồn lực cơ bản của quá trình sản xuất, là điều kiện cần tính toán chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên này, đồng thời bảo vệ môi trường sống cho thế hệ sau.

- Dân số, sức lao động được xem là nguồn lực quan trọng cho phát triển sử dụng đất. Dân số và tốc độ tăng dân số của một quốc gia hay vùng lãnh thổ có ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, đặc biệt đối với nước ta. Có một nguồn lao động dồi dào thì sẽ có nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất nhiều hơn, nhưng nếu tốc độ tăng dân số quá cáo sẽ gây nhiều áp lực cho sử dụng tài nguyên đất.

- Vốn đầu tư: đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất, quyết định sự tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất. Nhà nước sử dụng ngân sách để đầu tư phát triển sản xuất sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu ngành công nghiệp một cách nhanh chóng. Từ đó thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất xảy ra nhanh hơn.

d. Cơ chế quản lý của Nhà nước

Cơ chế quản lý của nhà nước có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất. Cơ chế quản lý khoa học, phù hợp với quy luật khách quan và tình hình thực tiễn thì nó sẽ thúc đẩy hiệu quả của việc sử dụng đất tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất hợp lý, hiệu quả.

18

Ngược lại, nó sẽ kìm hãm, làm chậm quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất.

e. Khoa học công nghệ

Khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ tiên tiến được coi là nhân tố quyết định đối với quá trình sản xuất, làm tăng mạnh giá trị kinh tế các ngành, lĩnh vực, tạo ra những bước đột phá lớn thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo động lực cho quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.

f. Nhân tố tự nhiên

Con người sử dụng đất đai thường bao gồm hai mặt sau: một là trực tiếp sử dụng đất cho các yêu cầu sinh hoạt tiêu dùng, hai là dùng đất làm tư liệu sản xuất.

- Điều kiện khí hậu: Đất đai, ngoài không gian bề mặt như đất trồng trọt, đất xây dựng, còn gồm những yếu tố bao quanh mặt đất như ánh sáng, nhiệt độ, không khí và các khoáng sản dưới lòng đất. Đất đai vốn là một trạng thái vật chất cảu tự nhiên. Do vậy, khi sử dụng đất phải tính đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên.

- Điều kiện đất: Chủ yếu là điều kiện địa lý và thổ nhưỡng. Sự sai khác giữa đá mẹ, địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào mòn mặt đất và mức độ xói mòn… dẫn tới sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố ngành nông, lâm ngư nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến phương hướng sử dụng đất và xây dựng đồng ruộng để thủy lợi hóa và canh tác bằng máy móc, cũng ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp.

Đặc điểm của nhân tố điều kiện tự nhiên là có tính khu vực. Do vị trí của vùng quyết định sự sai khác về tình trạng nguồn nước, nhiệt độ, ánh sáng và các điều kiện tự nhiên khác của đất đai. Vị trí của đất đai và mức độ thuận lợi khó khăn, quyết định công dụng tối ưu và hiệu quả sử dụng đất đai. Do vậy, trong quá trình thực tiễn nên sử dụng theo quy luật tự nhiên, phục tùng điều kiện tự nhiên, lợi dụng thế mạnh để có thể đạt tới sử dụng đất với hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)