Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 69 - 78)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Đánh giá hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

4.3.1. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là một tiêu chí quan trọng để đánh giá quá trình khai thác tiềm năng của đất. Việc đánh giá được tiến hành cho tất cả các loại hình sử dụng đất. Khi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế thì kết quả sản xuất và chi phí đều được tính đến dựa trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm tính.

Trong đề tài nghiên cứu này, dựa trên cơ sở các số liệu của Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ý Yên năm 2015, kết hợp với kết quả điều tra của phỏng vấn nông hộ, chúng tôi tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: giá trị sản xuất (GTSX), chi phí trung gian (CPTG), giá trị gia tăng (GTGT).

4.3.1.1. Đánh giá hiệu quả chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản theo mô hình nuôi ghép các loài cá

Huyện Ý Yên là một trong những vùng trũng của tỉnh Nam Định. Với địa hình đất trũng việc đa canh cũng rất khó khăn, chủ yếu là canh tác 2 vụ lúa. Để tăng hiệu qua kinh tế một số hộ đã chuyển đổi sang mô hình nuôi ghép các loại cá.

Việc nuôi cá ao đã và đang phát triển và ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất nước ngọt của huyện Ý Yên. Mô hình nuôi ghép các loại cá được rất nhiều người dân lựa chọn, vì đa dạng về mặt số lượng cũng như tận dụng được tối đa diện tích ao nuôi. Nuôi ghép các loài cá trong cùng một diện tích nuôi là mô hình có quá trình phát triển lâu ngay cả khi chưa có chính sách chuyển đổi ruộng trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản, vì vậy các hộ đã có khá nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản.

Trong ao nuôi ghép có nhiều mối quan hệ tác động qua lại như giữa các yếu tố môi trường với nhau, giữa môi trường với cá, giữa cá với cá. Tuy nhiên, việc xác định đúng các công thức nuôi ghép cá là một vấn đề không hề đơn giản.

Qua điều tra 60 hộ trên địa bàn 3 xã của huyện Ý Yên, diện tích nuôi trung bình một hộ là 0,19 ha, hộ có diện tích nuôi ít nhất mà 0,1275 ha, lớn nhất là 0,2641 ha. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loại cá truyền thống như cá trắm cỏ, cá trôi, cá chép, cá mè và một số loại khác nhưng với tỷ lệ rất ít. Mật độ thả cá thường từ 1 - 2 con/m2 tùy đối tượng.

57 a. Hiệu quả kinh tế trước chuyển đổi

Việc trồng lúa là nghề truyền thống của nước ta từ bao đời nay. Nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng, Ý Yên cũng là một trong những huyện có diện tích trồng lúa lớn trên địa bàn.

Hiệu quả kinh tế trước khi chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản được thể hiện ở bảng 4.5 sau:

Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế cho 1ha trước chuyển đổi

STT Hạng mục Tính trên 1 ha

GTSX (trđ) CPTG (trđ) GTGT (trđ)

1 Xã Yên Khánh 64,46 34,35 30,11

2 Xã Yên Nghĩa 64,37 34,19 30,18

3 Xã Yên Thọ 63,99 34,37 29,62

Bình quân 64,27 34,30 29,97

Qua bảng 4.5 ta thấy được giá trị sản xuất của các xã trong huyện gần như bằng nhau. Giá trị sản suất của xã Yên Khánh đạt 64, 46 triệu đồng/ha/năm cao hơn không nhiều so với xã Yên Nghĩa là 64,37 triệu đồng/ha/năm và xã Yên Thọ là 63,99 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên thu nhập của xã Yên Nghĩa là cao nhất với 30,18 triệu đồng/ha/năm do chi phí trung gian thấp hơn các xã khác. Bình quân giá trị sản xuất từ trồng lúa trung bình của các xã đạt 64,27 triệu đồng/ha/năm, thu nhập đạt 29,97 triệu đồng/ha/năm. Từ số liệu điều tra ta thấy thu nhập từ việc trồng lúa là không cao. Nguồn thu nhập đem lại khó đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người dân.

Hiệu quả kinh tế tính trên 1 công lao động trước khi chuyển đổi được thể hiện dưới bảng 4.6:

Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế tính trên 1 công lao động trước chuyển đổi STT Hạng mục

Tính trên 1 công lao động GTSX/LĐ

(1000đ)

GTGT/LĐ (1000đ)

1 Xã Yên Khánh 173,05 80,84

2 Xã Yên Nghĩa 173,78 92,3

3 Xã Yên Thọ 182,23 85,73

Bình quân 176,35 86,29

58

Từ số liệu điều tra, ta thấy với việc trồng lúa, trung bình mỗi ngày công tạo ra được 176,35 nghìn đồng giá trị sản xuất, 86,29 nghìn đồng giá trị thu nhập.

Đây là một giá trị không cao với nền kinh tế hiện nay.

b. HIệu quả kinh tế sau khi chuyển đổi

Mô hình nuôi cá ghép là một phương thức nuôi cá truyền thống, có từ lâu đời. Trên địa bàn huyện, các hộ tập trung vào nuôi ghép các loài cá chính là trắm cỏ, cá trôi, cá mè và cá chép. Đây là những loại cá dễ nuôi với điều kiên tự nhiên của vùng, đáp ứng được nhu cầu thị trường và cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, chi phí ban đầu và trong quá trình nuôi cũng không nhỏ. Cụ thể được thể hiện dưới bảng 4.7:

Bảng 4.7. Tổng hợp chi phí cho 1 ha nuôi ghép các loài cá huyện Ý Yên STT Khoản mục chi phí

Xã Yên Khánh Xã Yên Nghĩa Xã Yên Thọ Số tiền

(trđ)

Cơ cấu (%)

Số tiền (trđ)

Cơ cấu (%)

Số tiền (trđ)

Cơ cấu (%) 1 Chi phí khấu hao tài sản cố định 28,12 26,52 23,3 22,5 22,16 21,79

2 Giống 4,7 4,43 5,18 5 4,9 4,82

3 Thức ăn 43,19 40,75 45,23 43,67 41,94 41,24

4 Vôi 2,25 2,12 2,29 2,21 2,78 2,72

5 Thuê lao động 8,62 8,13 5,84 5,64 4,9 4,82

6 Tu bổ, nạo vét ao 17,84 16,83 19,47 18,8 16,79 16,5

7 Thuốc chữa bệnh 1,29 1,22 1,14 1,1 1,13 1,11

Tổng 106,02 100 103,58 100 101,7 100

Qua bảng 4.7 cho thấy, việc chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản yêu cầu người dân phải có chi phí ban đầu lớn, trung bình khoảng 104 triệu đồng/ha/năm.

Trong đó, chi phí đầu tư xây dựng ao nuôi là lớn nhất. Hiện nay, để khi thu hoạch được sản lượng lớn, chất lượng tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao, ngoài thức ăn xanh như: rau, bèo tây, cỏ…các hộ nuôi thường cho cá ăn kết hợp với cám, thức ăn công nghiệp. Vì vậy, chi phí thức ăn ngoài cho cá cũng chiếm một phần lớn trong tổng chi phí đầu tư nuôi cá. Bên cạnh đó, để đảm bảo môi trường sinh trưởng tốt cho cá, sau mỗi vụ thu hoạch sẽ tiến hành tu bổ, nạo vét, vệ sinh ao nuôi, đây cũng là một khoản chi phí lớn. Ngoài ra còn có các chi phí khác như thuê lao động, vôi bón, chi phí mua giống, chi phí thuốc chữa bệnh. Chi phí trung bình cho 1 ha nuôi cá ghép giữa các vùng không có sự chênh lệch lớn, cao nhất là xã Yên Khánh với 106,02 triệu đồng/ha/năm, thấp nhất là xã Yên Thọ với 101,7 triệu đồng/ha/năm.

59

Sản lượng các loại cá trong mô hình nuôi ghép được thể hiện dưới bảng 4.8:

Bảng 4.8. Sản lượng thu được cho 1 ha nuôi ghép các loài cá ở Ý Yên STT Loại cá

Xã Yên Khánh Xã Yên Nghĩa Xã Yên Thọ Sản lượng

(tấn) Cơ cấu

(%) Sản lượng

(tấn) Cơ cấu

(%) Sản lượng

(tấn) Cơ cấu (%)

1 Cá trắm cỏ 2,67 35,22 2,18 32,88 2,59 34,35

2 Cá trôi 2,4 31,66 2,15 32,43 2,42 32,1

3 Cá chép 1,8 23,75 1,41 21,27 1,51 20,02

4 Cá mè 0,71 9,37 0,89 13,42 1,02 13,53

Tổng 7,58 100 6,63 100 7,54 100

Qua bảng 4.8 ta thấy với mô hình nuôi cá ghép ở 3 xã, cá trắm cỏ mang lại sản lượng, loại cá này cho chất lượng sản phẩm tốt, được thị trường khá ưa chuộng. Sản lượng cá trôi xấp xỉ với cá trắm nhưng theo giá thị trường giá cá trôi thấp hơn tương đối nhiều so với cá trắm. Cá chép có sản lượng thấp hơn cá trôi nhưng giá bán thị trường cao hơn, đây cũng là loại cá được nhiều người chọn mua. Cá mè có sản lượng và giá bán thấp nhất do nhu cầu của thị trường với loại cá này ít hơn.

Sản lượng cá trung bình thu được ở xã Yên Khánh là cao nhất với 7,58 tấn/ha/năm, cao hơn xã Yên Thọ là 0,4 tấn/ha/năm và cao hơn xã Yên Nghĩa là 0,95 tấn/ha/năm. Từ đó cho thấy, các hộ nông dân ở xã Yên Khánh có kỹ thuật, kinh nghiệm trong việc nuôi cá tốt hơn.

Từ những kết quả điều tra, ta tính được hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá ghép như sau:

Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế cho 1 ha sau khi chuyển đổi sang mô hình nuôi ghép các loài cá

STT Hạng mục

Tính trên 1 ha GTSX

(triệu đồng)

CPTG (triệu đồng)

GTGT (triệu đồng)

1 Xã Yên Khánh 349,12 106,02 243,1

2 Xã Yên Nghĩa 301,66 103,58 198,08

3 Xã Yên Thọ 348,73 101,63 247,1

Bình quân 333,17 103,74 229,43

Từ bảng 4.9 ta thấy, với việc chuyển đổi sang mô hình nuôi cá ghép, tuy chi phí bỏ ra lớn nhưng giá trị sản xuất vẫn rất cao, trung bình đạt 333,17 triệu

60

đồng/ha/năm, trung bình thu nhập đạt 229,43 triệu đồng/ha/năm. Giá trị sản xuất của cả 3 xã có sự chênh lệch không lớn, cao nhất là xã Yên Khánh với 349,12 triệu đồng/ha/năm, thấp nhất là xã Yên Nghĩa với 301,66 triệu đồng/ha/năm.

Bên cạnh đó, hiệu quả kinh tế tính theo 1 công lao động được thể hiện dưới bảng 4.10:

Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế tính trên giá trị 1 công lao động sau khi chuyển đổi sang mô hình nuôi ghép các loài cá

STT Hạng mục

Tính trên 1 công lao động GTSX/LĐ

(1000đ)

GTGT/LĐ (1000đ)

1 Xã Yên Khánh 723 499,99

2 Xã Yên Nghĩa 606,64 398,34

3 Xã Yên Thọ 726,03 514,45

Bình quân 685,22 470,93

Qua bảng 4.10 ta thấy với mô hình nuôi cá ghép, trung bình mỗi ngày công lao động tạo ra được 685,22 nghìn đồng giá trị sản xuất; được 470,93 nghìn đồng giá trị thu nhập. Đây là kết quả cao trong sản xuất nông nghiệp.

c. So sánh hiệu quả kinh tế trước và sau chuyển đổi sang mô hình nuôi cá ghép Qua số liệu điều tra, ta thấy việc chuyển đổi sang nuôi ghép các loại cá mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc trồng lúa. Dưới đây là bảng 4.11 về so sánh hiệu quả kinh tế trước và sau khi chuyển đổi.

Bảng 4.11. So sánh hiệu quả kinh tế cho 1 ha trước và sau khi chuyển đổi sang mô hình nuôi ghép các loài cá

Chỉ tiêu Đơn vị tính Trước khi chuyển đổi Sau khi chuyển đổi

GTSX Triệu đồng 64,27 333,17

GTGT Triệu đồng 29,97 229,43

Từ bảng 4.11 ta thấy hiệu quả kinh tế sau khi chuyển đổi sang mô hình nuôi cá ghép cao hơn nhiều so với hiệu quả kinh tế khi trồng lúa. Tuy vốn đầu tư bỏ ra sau khi chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản khá lớn so với khi trồng lúa nhưng thu nhập của các hộ dân lại cao hơn rất nhiều so với trước khi chuyển đổi. Thu nhập trung bình sau khi chuyển đổi là 229,43 triệu đồng/ha/năm cao hơn thu nhập trước khi chuyển đổi rất nhiều là 199,46 triệu đồng/ha/năm.

Qua đây ta thấy, đối với các vùng ruộng trũng, sản xuất lúa kém hiệu quả

61

nếu chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Tuy nhiên cần có vốn lớn cho việc đầu tư ban đầu và chi trả các chi phí trong quá trình nuôi, bên cạnh đó người dân cũng cần có kiến thức và kỹ thuật tốt trong việc nuôi trồng thủy sản.

4.3.1.2. Đánh giá hiệu quả chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản theo mô hình nuôi các rô phi đơn tính

Cá rô phi là loài cá được con người đưa vào nuôi đầu tiên vào năm 1924 và sau đó nuôi rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới vào những năm 1940-1950, nhất là ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tuy nguồn gốc của nó là từ châu Phi nhưng tới nay đã có hơn 100 nước trên thế giới nuôi rô phi.

Cá rô phi được du nhập vào nước ta từ hơn 50 năm qua, trải qua nhiều thăng trầm trong các giai đoạn lịch sử, hiện nay nó đã được người dân ưa chuộng và sản xuất rộng rãi do tính ưu việt nổi bật như dễ nuôi, thịt thơm ngon, khả năng chịu đựng tốt với môi trường. Cá rô phi là loài cá có tuổi sinh sản sớm, đẻ nhiều lần trong năm nên về kỹ thuật gặp nhiều khó khăn do không khống chế được mật độ nuôi ổn định, cá cái chậm phát triển nên năng suất, hiệu quả thấp. Để khắc phục nhược điểm này, các nhà khoa học đã nghiên cứu, tìm ra biện pháp chuyển đổi giới tính cá rô để tất cả các con giống rô phi trở thành giống đực mà vẫn giữ được các đặc tính tốt như tốc độ sinh trưởng nhanh, ăn tạp, khả năng chống chịu bệnh và năng suất cao, lúc này cá không còn khả năng sinh sản nữa, chỉ còn toàn cá đực nên gọi là “đơn tính”.

Cá rô phi đơn tính được nuôi với mật độ bình quân 2 - 3 con/m2. Tỷ lệ sống của giống thả đạt trên 80%.

Sản lượng cá rô phí ở nước ta tiêu thụ ở thị trường nội địa là chủ yếu. Xuất khẩu cá rô phi của nước ta mới chỉ bắt đầu trong vòng năm năm trở lại đây do một số công ty xuất khẩu ở An Giang xuất sang thị trường Mỹ. Sản lượng cá rô phi xuất khẩu đạt trên 100 tấn/năm.

Trước đây, cá rô phi thường được nuôi ghép với các loài cá khác trong ao hay trên ruộng lúa nhằm sử dụng hết nguồn thức ăn trong thủy vực. Tuy nhiên, với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, hiện nay cá rô phi hầu như được nuôi thâm canh trong ao hay bè. Nhiều mô hình nuôi cá rô phi đơn tính trong thực tế được người nuôi áp dụng, có thể nuôi đơn, nuôi ghép.... Nuôi cá rô phi đơn tính ngày càng phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Nam Định nói chung và huyện Ý Yên nói riêng.

62 a. Hiệu quả kinh tế trước khi chuyển đổi

Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế trước khi chuyển đổi tính trên 1ha STT Hạng mục

Tính trên 1 ha GTSX

(triệu đồng)

CPTG (triệu đồng)

GTGT (triệu đồng)

1 Xã Yên Khánh 64,62 34,56 30,06

2 Xã Yên Nghĩa 64,94 34,17 30,77

3 Xã Yên Thọ 64,26 34,49 29,77

Bình quân 64,61 34,41 30,2

Qua số liệu bảng 4.12 cho thấy, giá trị sản xuất từ trồng lúa trung bình đạt 64,61 triệu đồng/ha/năm, thu nhập đạt 30,2 triệu đồng/ha/năm.

Từ kết quả điều tra ta có thể thấy được giá trị sản xuất của cả 3 xã có sự chênh lệch không đáng kể. Giá trị sản suất của xã Yên Nghĩa cao nhất, đạt 64,94 triệu đồng/ha/năm cao hơn không nhiều so với xã Yên Khánh là 0,32 triệu đồng/ha/năm và xã Yên Thọ là 0,68 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập của xã Yên Nghĩa đạt giá trị cao nhất trong 3 xã với 30,77 triệu đồng/ha/năm, tuy nhiên lượng chênh lệch giữa các xã là không đáng kể.

Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế tính trên 1 công lao động trước chuyển đổi

STT Hạng mục Tính trên 1 công lao động

GTSX/LĐ (1000đ) GTGT/LĐ (1000đ)

1 Xã Yên Khánh 174,94 81,37

2 Xã Yên Nghĩa 175,58 92,39

3 Xã Yên Thọ 180,7 83,72

Bình quân 177,07 85,83

Từ bảng số liệu ta thấy giá trị sản xuất cho một ngày công lao động trước chuyển đổi bình quân 177,07 nghìn đồng; một ngày công lao động tạo ra được 85,83 nghìn đồng giá trị thu nhập.

b. Hiệu quả kinh tế sau khi chuyển đổi

Thời gian gần đây nuôi rô phi mới thực sự phát triển mạnh mẽ trở thành một ngành nuôi có quy mô công nghiệp, cho sản lượng thương phẩm lớn và đạt hiệu quả kinh tế cao. Cá rô được thể hiện phi là loài cá phổ biến, ở đâu cũng nuôi được. Chi phí bình quân cho 1 ha nuôi cá rô phi đơn tính trong bảng 4.14:

63

Bảng 4.14. Tổng hợp chi phí cho 1 ha nuôi cá rô phi đơn tính STT Khoản mục chi phí

Xã Yên Khánh Xã Yên Nghĩa Xã Yên Thọ Số tiền

(trđ)

Cơ cấu (%)

Số tiền (trđ)

Cơ cấu (%)

Số tiền (trđ)

Cơ cấu (%) 1 Chi phí khấu hao tài sản cố định 28,95 27,95 22,42 22,55 28,49 28,01

2 Giống 2,63 2,54 2,7 2,71 1,84 1,8

3 Thức ăn 42,24 40,77 45,49 45,75 45,02 44,28

5 Vôi 2,26 2,18 2,34 2,35 2,28 2,24

6 Thuê lao động 8,72 8,42 5,64 5,67 4,8 4,72

7 Tu bổ, nạo vét ao 17,5 16,89 19,72 19,83 18,14 17,84

8 Thuốc chữa bệnh 1,29 1,25 1,13 1,14 1,12 1,1

Tổng 103,6 100 99,43 100 101,7 100

Qua bảng tổng hợp chi phí tính trên 1ha sau chuyển đổi ta thấy, nuôi cá rô phi đơn tính cần phải có chi phí rất lớn, tương đương với nuôi cá ghép. Trong đó chủ yếu là chi phí thức ăn ( %). Bởi nuôi theo phương thức này đòi hỏi chủ yếu dùng thức ăn công nghiệp và tuân thủ quy trình kỹ thuật chặt chẽ. Chi phí khấu hao cũng chiếm tỷ trọng lớn bởi các hộ đã phải bỏ khoản tiền tương đối lớn để đào ao, kè ao. Ngoài ra, các chi phí về giống, công cụ nuôi, nạo vét, tu bổ ao hàng năm cũng không nhỏ.

Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá rô phi đơn tính trên 1 ha được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.15. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá rô phi đơn tính ở các xã STT Hạng mục

Tính trên 1 ha GTSX

(triệu đồng)

CPTG (triệu đồng)

GTGT (triệu đồng)

1 Xã Yên Khánh 330,94 103,6 227,34

2 Xã Yên Nghĩa 291,94 99,43 192,50

3 Xã Yên Thọ 325,18 101,7 223,48

Bình quân 316,02 101,58 217,77

Qua số liệu bảng 4.15 cho thấy, cũng giống với mô hình nuôi ghép các loại cá, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tuy chi phí bỏ ra lớn nhưng giá trị sản xuất

64

sau chuyển đối cao hơn rất nhiều so với trồng lúa trước khi chuyển đổi. Giá trị sản xuất trung bình đạt 316,02 triệu đồng/ha/năm, trung bình thu nhập đạt 217,77 triệu đồng/ha/năm. Bên cạnh đó, ta có thể thấy được giá trị sản xuất của xã Yên Khánh là cao nhất với 330,94 triệu đồng/ha/năm, thấp nhất là xã Yên Nghĩa với 291,94 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập của xã Yên Khánh cũng có giá trị cao nhất là 227,34 triệu đồng/ha/năm. Như vậy, việc các hộ đầu tư đúng mục đích một cách hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.

Bảng 4.16. Hiệu quả kinh tế tính trên 1 công lao động sau chuyển đổi

STT Hạng mục

Tính trên 1 công lao động GTSX/LĐ

(1000đ)

GTGT/LĐ (1000đ)

1 Xã Yên Khánh 737.52 506.64

2 Xã Yên Nghĩa 634.48 418.38

3 Xã Yên Thọ 710.79 488.50

Bình quân 694,26 471,17

Qua bảng 4.16 ta thấy, giá trị sản xuất một công lao động làm ra sau chuyển đổi đạt bình quân là 694,26 nghìn đồng. Mỗi ngày công lao động tạo ra được 471,17 nghìn đồng giá trị thu nhập. Đây là một con số khá cao trong sản xuất nông nghiệp.

Ở Việt Nam, cá rô phi được coi là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Cá rô phi là một loại cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh mà từ lâu đã trở thành nguồn protein chủ yếu ở nhiều quốc gia đang phát triển và gần đây có nhu cầu cao ở các nước phát triển. Thịt cá rô phi ngọt, bùi, trong thịt cá rô phi giàu khoáng, ít mỡ, lượng đạm vừa phải, thịt cá rô phi có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bồi bổ cơ thể là loài cá mau lớn, dễ nuôi, ít dịch bệnh và có thể nuôi trong nhiều loại hình thủy vực khác nhau. Vì vậy, đây là loại cá được thị trường khá ưa chuộng, việc nuôi cá rô phi đơn tính sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

c. So sánh hiệu quả kinh tế trước và sau chuyển đổi sang mô hình nuôi cá rô phi đơn tính

Qua bảng trên ta thấy, hiệu quả kinh tế sau khi chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, cụ thể là mô hình nuôi cá rô phi đơn tính cao hơn rất nhiều so với trồng lúa trước kia. Giá trị sản xuất sau khi chuyển đổi sang mô hình nuôi cá rô phi đơn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)