2.3. Tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ở một số nước trên thế giới
- Đất nông nghiệp là nhân tố vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Vai trò của nền nông nghiệp đối với đời sống con người vô cùng quan
27
trọng. Hầu hết các nước coi sản xuất nông nghiệp là cơ sở nền tảng của sự phát triển. Dân số thế giới tăng nhanh, kéo theo đó là nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày càng tăng. Vì vậy, đất nông nghiệp được khai thác triệt để dẫn đến suy giảm chất lượng đất, ô nhiễm đất. Bên cạnh đó, công nghiệp ngày càng phát trển, để đáp ứng nhu cầu về đất đai để xây dựng các công trình, nhà xưởng làm cho diện tích đất nông nghiệp cũng giảm mạnh.
2.3.1.1. Trung Quốc
Nhìn vào bản đồ Trung Quốc người ta dễ ngộ nhận rằng đất đai ở đây dồi dào.
Mặc dù tổng diện tích đất ở của Trung Quốc tương tự như Hoa Kỳ (theo thứ tự là 9,8 và 9,4 triệu km2), phần đất đai phù hợp cho con người định cư bị nhiều hạn chế.
Khoảng một phần năm lãnh thổ Trung Quốc bị sa mạc va băng tuyết bao phủ. Phần diện tích có độ cao trung bình hơn 2000 mét so với mặt biển và vùng đồi núi lần lượt chiếm một phần ba lãnh thổ, cho thấy sự phân cách lãnh thổ ở mức độ cao. Do đó, chưa đến một phần ba đất đai còn lại ở Trung Quốc là đồng bằng và bồn trũng nơi 60% của 1,3 tỷ dân sinh sống. Diện tích ruộng đồng tính trên đầu người thấp hơn hầu hết các nước. Tỷ lệ đất nông nghiệp trên đầu người là 0,26-0,39 mẫu (0,1-0,16 hecta, tùy vào nguồn dữ liệu chính thức), thấp hơn 43% so với mức trung bình của thế giới. Việc Trung Quốc có thể nuôi sống được 20% dân số thế giới chỉ với 7% đất nông nghiệp toàn cầu là một thành tựu rất ấn tượng.
Tốc độ chuyển đổi đất nông nghiệp nhanh chóng ở Trung Quốc đang ở mức báo động khiến những nhà lãnh đạo hàng đầu buộc phải quan tâm đến vấn đề an ninh lương thực và khả năng của Trung Quốc trong việc tự chủ sản xuất lương thực. Hiện tượng mất đất nông nghiệp là kết quả trực tiếp từ thành công ấn tượng của Trung Quốc trong phát triển kinh tế hơn hai thập kỷ qua, điều đã dẫn đến sự đô thị hóa nhanh chóng và sự chuyển đổi một lượng đất nông nghiệp khổng lồ sang mục đích nhà ở, công nghiệp, thương mại, hạ tầng và công vụ.
2.3.1.2. Hàn Quốc
Cũng giống như nhiều quốc gia Châu Á nông nghiệp là một ngành quan trọng của Hàn Quốc thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa con người và đất đai.
Nông nghiệp là nguồn thu nhập chính của hơn 5 triệu người Hàn. Rất dễ nhận thấy những điểm khác biệt chính về nông nghiệp giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tỷ lệ nông nghiệp của Nhật Bản chỉ chiếm 1,7% trong tổng thu nhập quốc dân (GNP) naă 1994 thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc là 7,0%. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp ở Hàn Quốc đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, tỷ lệ
28
thu nhập phi nông nghiệp của các hộ nông dân ở Nhật Bản là 82,0% cao hơn nhiều so với Hàn Quốc 37,5% vào năm 1994.
Các nông hộ của Hàn Quốc cũng như Nhật Bản đều canh tác trên những mảnh đất nhỏ hẹp. Diện tích đất canh tác trung bình của các hộ nông dân Hàn Quốc là 1,28 ha và ở Nhật là 1,4 ha năm 1994, thấp hơn rất nhiều lần so với diện tích đất canh tác của các nông hộ Mỹ. Nếu không tính các nước như Hồng Kông, Singapo, thì Hàn Quốc là quốc gia có diện tích đất canh tác theo hộ nhỏ nhất trên thế giới.
Với một đất nước nghèo đất đai như Hàn Quốc thì việc sử dụng đất một cách có hiệu quả có ý nghĩa sống còn. Như đã đề cập ở trên, cần phải tối đa hóa đất nông nghiệp. Chính vì vậy, chính sách tối đa hóa sản xuất đất nông nghiệp trước đây của Hàn Quốc chủ trương cấm biến đất trồng trọt thành đất phi nông nghiệp hoặc được sử dụng xây dựng các khu đô thị, góp phần đáng kể trong việc duy trì diện tích đất nông nghiệp vốn hạn hẹp của mình. Từ năm 1973, mặc dù dân số và quy mô phát triển ở thủ đô Seoul ngày càng tăng song diện tích hành chính rộng 605km2 không hề thay đổi.
2.3.1.3. Nhật Bản
Nhật Bản với nguồn tài nguyên đất đai hạn hẹp, diện tích đất nông nghiệp chưa đến 14% diện tích lãnh thổ và chỉ có khoảng 0,8 ha đất nông nghiệp trên một hộ gia đình. Vào Giai đoạn 1979 – 1999, diện tích đất nông nghiệp giảm bình quân 1%/năm (tương đương với 48,7 nghìn ha/năm), diện tích này chuyển sang mục đích phát triển đô thị và hình thành các khu công nghiệp. Theo số liệu thống kê, diện tích đất nông nghiệp giảm từ 5,4 triệu ha xuống còn 4,9 triệu ha, và tỷ trọng nông nghiệp của Nhật Bản chiếm chưa đầy 1% tổng giá trị sản xuất hàng năm (số liệu năm 2007). Sau khi bắt đầu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở những năm 50 của thế kỷ 20, nhu cầu lớn về lao động tại các trung tân công nghiệp đô thị khiến cho ngày càng nhiều người rời bỏ nông thôn. Một phần lớn trong lực lượng những người làm nghề nông khi đó là những người trên 45 tuổi.
Bên cạnh đó, rất nhiều người chỉ làm nghề này theo thời vụ và hơn một nửa lực lượng lao động là phụ nữ. Để đảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập cho người lao động ở các khu vực nông thôn và những người mất đất canh tác, Chính phủ Nhật bản đã xây dựng một đường lối phát triển trong nông nghiệp để củng cố và xây dựng một hệ thống nông nghiệp bền vững hướng tới xuất khẩu các mặt hàng đặc biệt với giá trị kinh tế cao ra nước ngoài. Việc phát triển sản xuất tập
29
trung vào các mặt hàng nông sản thực phẩm có giá trị kinh tế cao, sử dụng công lao động ít, không chiếm nhiều diện tích, đưa ra các quy trình tiến bộ về công nghệ sinh học vào sản xuất. Hình thành các trang trại canh tác lúa quy mô lớn, áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến nhằm làm giảm giá thành và tăng năng suất cây trồng, các mạng lưới thu mua sản phẩm tiếp cận trực tiếp với người sản xuất (Lê Du Phong, 2005).
2.3.1.4. Hà Lan
Hà Lan với đặc thù là một nước nhỏ, là nước công nghiệp phát triển trong một nền kinh tế thị trường hiện đại. Mặc dù diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp nhất thế giới (0,058 ha/người), nhưng Hà Lan là nước đứng đầu trên thế giới về hiệu xuất xuất khẩu nông sản và đạt được những thành tích lớn trong sản xuất nông nghiệp. Để khuyến khích tăng năng suất và đưa nghề nông thành một nghề chuyên môn hóa có tính chuyên nghiệp cao, Hà Lan ban hành chính sách mở rộng quy mô nông trang, đồng thời khuyến khích các chủ nông trang làm ăn kém hiệu quả tự giải thể để dành đất đó cho các chủ nông trang giỏi hơn mở rộng quy mô sản xuất. Hình thức khuyến khích đó Chính phủ Hà Lan sẽ trợ cấp, hỗ trợ cho các lao động dôi dư để họ có thể tìm kiếm các công việc khác.
Kết quả của chính sách này là mặc dù số lượng nông trang giảm đi 4 lần, song hầu hết những người tham gia sản xuất nông trang là những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Những ngành sản xuất dựa vào quỹ đất lớn, Hà Lan tự coi là thế yếu thì không phát triển ầm dựa vào nhập khẩu hạt ngũ cốc, hạt có dầu… Thực chất trang trại nông nghiệp của Hà Lan là một chủ thể sản xuất kinh doanh hàng hóa và có thể coi là một doanh nghiệp nông nghiệp, hoạt động trong cơ chế thị trường (Nguyễn Thị Tố Quyên, 2012).