2.2. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
2.2.1. Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi hướng tới, nó có những nội dung khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là
20
hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong lao động nói chung, hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
Kết quả là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được biểu hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể, xác định. Do tính chất mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu tăng lên của con người mà ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào? chi phí bỏ ra bao nhiêu? có đưa lại kết quả hữu ích hay không? chính vì vậy khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà phải đánh giá chất lượng hoạt động tạo ra sản phẩm đó. Đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung của đánh giá hiệu quả.
2.2.1.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoạt động kinh tế, thể hiện qua lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền. Đồng thời về mặt hiệu quả xã hội là thể hiện mức thu hút lao động trong quá trình hoạt động kinh tế để khai thác sử dụng đất. Riêng đối với ngành nông nghiệp, cùng với hiệu quả kinh tế về giá trị và hiệu quả về mặt sử dụng lao động trong nhiều trường hợp phải coi trọng hiệu quả về mặt hiện vật là sản lượng nông sản thu hoạch được, nhất là các loại nông sản cơ bản có ý nghĩa chiến lược (lương thực, sản phẩm xuất khẩu…) để đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội của đất nước.
Như vậy, hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp tổ chức sản xuất, khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi thế, khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể còn gắn sản xuất nông nghiệp với các ngành khác của nền kinh tế quốc dân, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là mong muốn của nông dân - những người trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, các nhà khoa học đều cho rằng, vấn đề đánh giá hiệu quả sử dụng
21
đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía cạnh nào đó mà phải xem xét trên tổng thể các mặt bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
a. Hiệu quả kinh tế
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy luật tiết kiệm thời gian và phân phối có kế hoạch thời gian lao động theo các ngành sản xuất khác nhau. Theo nhà kinh tế Samuel Nordhuas thì “Hiệu quả là không lãng phí”. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích cho xã hội.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác nhau. Vì thế, hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề:
- Một là mọi hoạt động của con người đều phải quan tâm và tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”;
- Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống;
- Ba là hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ các lợi ích của con người.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xem xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
Qua đó có thể thấy bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội (Đỗ Thị Tám, 2001).
b. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Nó đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.
22
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau và là một phạm trù thống nhất. Hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.
Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua mức thu hút lao động, thu nhập của nhân dân... Hiệu quả xã hội cao góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, phát huy được nguồn lực của địa phương, nâng cao mức sống của nhân dân. Sử dụng đất phải phù hợp với tập quán, nền văn hoá của địa phương thì việc sử dụng đất bền vững hơn.
c. Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của hóa học, sinh học, vật lý,… chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất trong môi trường.
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hoá đất bảo vệ môi trường sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài.
Trong thực tế, tác động của môi trường sinh thái diễn ra rất phức tạp và theo chiều hướng khác nhau. Cây trồng phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của các hoạt động sản xuất, phương thức quản lý của con người, hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.
Hiệu quả môi trường được phân theo nguyên nhân gây nên, gồm: hiệu quả hoá học, hiệu quả vật lý và hiệu quả sinh học môi trường.
Hiệu quả hoá học môi trường được đánh giá thông qua mức độ sử dụng các chất hoá học trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường.
Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra.
Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất
23
tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất để đạt được sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.