Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
4.1.5. Các nguồn tài nguyên
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Nam Định, trên địa bàn huyện Ý Yên có các loại đất chính và sự phân bố như sau:
- Đất phù sa có tầng đốm rỉ (FLb-a): Diện tích 6507,03 ha, chiếm khoảng 26,44% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó:
+ Đất phù sa có tầng đốm rỉ có glây (FLb-g) diện tích 5445,76 ha, phân bố ở các xã Yên Thành, Yên Thọ, Yên Chính, Yên Phú, Yên Hưng, Yên Dương, Yên Lộc, Yên Lương, Yên Tiến…
+ Đất phù sa có tầng đốm rỉ có kết von (FLb-fe) diện tích 1061,27 ha, phân bố ở các xã Yên Thành, Yên Phong, Yên Hồng…
- Đất phù sa glây chua (FLg-e): Diện tích 3712,44 ha, chiếm khoảng 15,08% diện tích tự nhiên của huyện, tập trung ở các xã Yên Trung, Yên Tân, Yên Nghĩa, Yên Minh, Yên Mỹ, Yên Bình, Yên Ninh, Yên Khánh, Yên Trị…
- Đất phù sa trung tính chua có glây (Fle-g): Diện tích 1724,26 ha, chiếm
42
khoảng 7,01% diện tích tự nhiên của huyện, tập trung ở các xã Yên Bằng, Yên Phúc, Yên Nhân, Yên Hưng…
- Đất phù sa chua có tầng glây (FLd-g): Diện tích 1658,39 ha, chiếm khoảng 6,74% diện tích tự nhiên của huyện, tập trung ở các xã Yên Thắng, Yên Bằng, Yên Hưng…
- Đất phèn tiềm tàng sâu (FLtp-2): Diện tích 857,09 ha, chiếm khoảng 3,48% diện tích tự nhiên của huyện, tập trung ở xã Yên Khang.
- Đất phù sa glây (FLg-d): Diện tích 832,98 ha, chiếm khoảng 3,38% diện tích tự nhiên của huyện, tập trung ở xã Yên Quang.
- Đất cát có đặc trưng biến đổi bão hòa (Arh-g2): Diện tích 689,63 ha, chiếm khoảng 2,80% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở các xã Yên Lộc, Yên Nhân…
- Đất phù sa trung tính ít chua cơ giới trung bình (Fle-si): Diện tích 543,13 ha, chiếm khoảng 2,21% diện tích tự nhiên của huyện, tập trung ở các xã Yên Hồng, Yên Tiến, Yên Phong…
- Đất glây chua đọng nước tự nhiên (GLd-st): Diện tích 432,16 ha, chiếm khoảng 1,76% diện tích tự nhiên của huyện, tập trung ở xã Yên Phương.
- Đất xám Ferralit điển hình (Acf-h): Diện tích 210,65 ha, chiếm khoảng 0,86% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở các xã Yên Lợi, Yên Tân…
Còn lại là diện tích đất sông, mặt nước và các loại đất phi nông nghiệp.
4.1.5.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Do hệ thống các sông, hồ, mương máng và nguồn nước mưa cung cấp.
+ Nguồn nước sông: Do các sông lớn như sông Đào, sông Đáy và mạng lưới sông nội đồng cung cấp do vậy nguồn nước tưới cho cây trồng và sinh hoạt rất phong phú.
+ Nước mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm lớn từ 1500 - 1597 mm, nhưng phân bố không đều trong năm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9 lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm. Do vậy mùa mưa thường gây ngập úng, còn mùa khô thiếu nước cho cây trồng và sinh hoạt.
- Nguồn nước ngầm: Khai thác phổ biến ở độ sâu từ 40 - 120 m, ngoài ra còn phát hiện một số tầng nước ngầm ở độ sâu từ 250 - 350 m, nước có trữ lượng
43
lớn có thể khai thác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
4.1.5.3. Tài nguyên rừng
Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai tính đến năm 2014 toàn huyện có 25,29 ha đất rừng trồng phòng hộ, tỷ lệ che phủ 0,11 %, phân bố tập trung ở 2 xã Yên Tân, Yên Lợi.
4.1.5.4. Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu điều tra của cục Địa chất cho thấy khoáng sản Nam Định nghèo cả về chủng loại và trữ lượng, trong địa bàn huyện Ý Yên chủ yếu là các nguên liệu đất sét. Các mô đất sét mới được nghiên cứu sơ bộ chưa đánh giá chính xác về quy mô, trữ lượng, chất lượng để có phương án khai thác, sử dụng.
Đất sét làm gốm sứ phân bố ở núi Phương Nhi, trữ lượng không nhiều, chất lượng khá. Đất sét làm gạch, ngói: phân bố ở rải rác các xã trong huyện, sử dụng làm gạch ngói. Ngoài ra còn có trữ lượng cát trên sông Đào, sông Đáy có thể khai thác.
4.1.5.5. Tài nguyên nhân văn
Ý Yên là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển từ rất lâu đời. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước người dân Ý Yên đã xây dựng nên một truyền thống văn hiến, một nền văn hoá mang đậm đà bản sắc dân tộc. Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp, Ý Yên đã lừng danh với các chiến công vang dội như: trận Đê Đáy, Cao Bồ, Vũ Dương, An Cừ, La Ngạn, Vọng Doanh, Đông Duy… đồng thời là hậu phương vững chắc cung cấp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Mĩ. Với những thành tích đó, năm 2000 huyện được Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Trong huyện có nhiều xã được phong tặng danh hiệu Anh hùng như: xã Yên Dương, xã Yên Quang... 6 Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT), 2 Anh hùng lao động, và 182 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Thành quả lao động qua các thế hệ đã để lại nguồn tài nguyên nhân văn vô giá.
Trên địa bàn huyện đã có 17 di tích lịch sử - văn hoá được xếp hạng, trong đó 11 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia như đền Vua Đinh ở Yên Thắng, đình Thượng Đồng, đình Cát Đằng, đền Cộng Hòa ở xã Yên Tiến, Phủ Nghĩa Hưng (thời Pháp thuộc), Phủ Quảng Cung (Phủ Nấp) xã Yên Đồng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ nhất, Đình Cổ Hương - xã Yên Phương thờ thánh tổ Nguyễn Minh Không,....
44
Hàng năm có nhiều lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian được tổ chức, trong đó có những lễ hội nổi tiếng của các làng nghề thủ công truyền thống với các sản phẩm nổi tiếng như trạm khắc gỗ La Xuyên, đúc đồng Tống Xá, sơn mài Yên Tiến…