Vật liệu nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 47 - 51)

Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, đặc biệt là 3 xã có diện tích đất trồng lúa chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản nhiều nhất, đó là: Yên Khánh, Yên Nghía, Yên Thọ.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Đề tài được tiến hành thực hiện từ tháng 04/2015 đến tháng 4/2017.

- Các số liệu được điều tra thu thập từ năm 2010 đến năm 2015.

3.3. ĐỐI TƯỢNG/VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

- Đất trồng lúa chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010-2015.

- Các vấn đề liên quan đến quá trình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010-2015.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định - Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý; địa hình địa mạo; khí hậu; thủy văn; đất đai - Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân số và lao động

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệ, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Cơ sở hạ tầng (hệ thông giao thông, mạng lưới điện hệ thống thủy lợi, hệ thống cấp thoát nước, các công trình hạ tầng khác).

- Nhận xét về ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.

3.4.2. Hiện trạng chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

- Hiện trạng sử dụng đất huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

35

3.4.3. Đánh giá hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

- Hiệu quả kinh tế được đánh giá qua một số chỉ tiêu: GTSX, CPTG, GTGT của các kiểu sử dụng đất.

- Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất được đánh giá qua một số chỉ tiêu: mức đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng và ảnh hưởng của nó đến môi trường.

- Hiệu quả mặt xã hội của các kiểu sử dụng đất qua một số chỉ tiêu: số lao động được sử dụng trong các loại hình sử dụng đất; giá trị ngày công lao động của các loại hình sử dụng đất.

3.4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

- Những tồn tại trong công tác chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp nghiên cứu chọn điểm

- Chọn điểm nghiên cứu đại diện ở 3 xã trong những xã thực hiện chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.

- Huyện Ý Yên gồm 31 xã và 1 thị trấn. Đề tài tiến hành chọn điểm 3 xã trong các xã đã tiếng hành chuyển đổi từ trông lúa sang nuôi trồng thủy sản là:

Yên Khánh, Yên Nghĩa, Yên Thọ.

Bảng 3.1. Phân bổ mẫu điều tra tại các xã nghiên cứu

(Đơn vị: Phiếu) Xã Mô hình nuôi ghép các loài cá Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính

Yên Khánh 20 20

Yên Nghĩa 20 20

Yên Thọ 20 20

36

- Tổng số phiếu điều tra gồm 120 phiếu, được điều tra ngẫu nhiên trong những hộ đã chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi trồng tủy sản, phiếu được phân theo 2 mô hình nuôi trồng thủy sản chính trên địa bàn huyện Ý Yên là mô hình nuôi cá ghép trong ao và mô hình nuôi cá rô phi đơn tính.

3.5.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

- Nguồn số liệu thứ cấp: Các văn bản quy phạm pháp luật: các nghị định, thông tư, quyết định của UBND huyện Ý Yên, UBND tỉnh Nam Định qua các thời kỳ.

Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan Nhà nước, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê, phòng Tài chính - Kế hoạch,...

- Nguồn số liệu sơ cấp:

Sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn (phiếu điều tra nông hộ) để thu thập thông tin về tình hình sử dụng đất và kinh tế nông hộ như đời sống, việc làm, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng trực tiếp của việc chuyển đổi đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản. Nội dung điều tra, phỏng vấn tập trung vào các vấn đề sau:

+ Những tiêu chí về các yếu tố sử dụng đất, chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản: diện tích đất nông nghiệp trước và sau khi thu hồi đất;

+ Những chỉ tiêu về tình hình sử dụng đất nông nghiệp: chi phí sản xuất, năng suất, sản lượng, tổng thu nhập, công lao động, sử dụng phân bón, thuốc BVTV...

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập nhằm đánh giá chi tiết tình hình sản xuất của nông hộ. Thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ thông qua phiếu điều tra. Phương pháp này cung cấp số liệu chi tiết về chi phí, thu nhập cũng như đặc điểm cơ bản của nông hộ, mức độ thích hợp cây trồng đối với đất đai và ảnh hưởng đến môi trường. Đề tài tiến hành điều tra trên 3 điểm nghiên cứu đại diện là xã Yên Khánh, Yên Nghĩa, Yên Thọ. Số phiếu điều tra của mỗi địa điểm là 40 phiếu, tổng số phiếu điều tra sẽ là 120 phiếu cho toàn huyện Ý Yên.

3.5.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu, số liệu

Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân tổ thành nhiều loại khác nhau: loại cây trồng, các khoản chi phí, tình hình tiêu thụ...

37

Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2010. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu, bản đồ và hình minh hoạ.

3.5.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân tổ thành nhiều loại khác nhau: loại cây trồng, các khoản chi phí, tình hình tiêu thụ... và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá quả sử dụng đất, bao gồm:

- Hiệu quả kinh tế:

+ Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là 1 năm).

GTSX = sản lượng × giá bán sản phẩm

+ Chi phí trung gian (CPTG), bao gồm: Chi phí vật tư, dịch vụ, không bao gồm công lao động, khấu hao.

+ Giá trị gia tăng (GTGT): Là hiệu số giữa GTSX và CPTG, là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó;

GTGT = GTSX - CPTG

Từ đó, tiến hành phân tích so sánh, đánh giá và rút ra kết luận

- Hiệu quả xã hội: tính toán GTSX/lao động, GTGT/lao động, số lượng công lao động đầu tư cho 1 ha đất. Từ đó, tiến hành phân tích so sánh, đánh giá và rút ra kết luận.

- Hiệu quả môi trường: trên cơ sở phiếu điều tra, tính mức sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích sinh trưởng bình quân và so sánh với tiêu chuẩn cho phép.

3.5.5. Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp này nhằm so sánh sự khác biệt trước và sau khi chuyển đổi;

- Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của trước và sau khi chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản để thấy được sự thay đổi.

- Lao động, việc làm, thu nhập của nông hộ có đất trồng lúa chuyển sang nuôi trồng thủy sản.

38

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)