Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong chuyển đổi mô hình trồng lúa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 87 - 93)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trong chuyển đổi mô hình trồng lúa

4.5.1. Về nguồn vốn

Để nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi trồng, các hộ nuôi trồng thủy sản cần đầu tư nhiều vốn để mở rộng quy mô diện tích, nhiều hộ đã phải huy động từ nhiều nguồn và phải trả lãi tiền vay. Đa số các hộ nông dân trong huyện có mức sống trung bình và nghèo nên rất thiếu vốn cho đầu tư sản xuất, do vậy cần có các chính sách tín dụng ưu đãi cho các hộ vay và mở rộng hình thức tín dụng dành cho nông dân để các hộ yên tâm phát triển sản xuất, mở rộng quy mô nuôi trồng, chính quyền địa phương cần có những chính sách hỗ trợ cho người dân vay vốn với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, thời gian cho vay đủ để hộ có khả năng giảm và tiến tới không phải vay vốn.

Bên cạnh đó, các hộ cũng cần tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng hiệu quả kinh tế:

- Phát triển sản xuất sản phẩm đa dạng: ngoài việc sử dụng triệt để mặt nước để nuôi trồng thủy sản còn sử dụng diện tích mặt nước để nuôi gia cầm, tận dụng bờ ao trồng thức ăn rau xanh, cây ăn quả hoặc cây trồng có giá trị kinh tế cao, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm, kinh doanh dịch vụ,... Quá trình kết hợp sản xuất sẽ giúp đem lại hiệu quả một cách tối đa.

75

- Trong quá trình tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản, việc chọn mua con giống, vật tư có chất lượng, đặc biệt những đối tượng nuôi giống mới cho năng suất cao, thị trường người tiêu dùng ưa chuộng cũng là biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Khi con giống đảm bảo chất lượng tốt sẽ là tiền đề cho đối tượng nuôi sinh trưởng phát triển tốt, ít bệnh tật, chất lượng sản phẩm cao, giá bán cao sẽ góp phần giảm thời gian sản xuất, giảm vốn ứ đọng, hiệu quả kinh tế cao.

4.5.2. Nâng cao trình độ nhận thức về khoa học kỹ thuật cho người dân Để nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao, sự hiểu biết về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản và việc tổ chức sản xuất nuôi trồng thủy sản theo các quy trình kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, điều quan trọng cần thiết là các nông hộ phải nâng cao trình độ kiến thức về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản vá tổ chức quản lý sản xuất.

Khi người dân biết áp dụng thành quả khoa học kỹ thuật vào trong thực tiễn sản xuất sẽ có ý nghĩa biệt đặc quan trọng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế và thúc đẩy sản xuất của nghề nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện. Vì vậy các hộ nuôi trồng thủy sản, trong hoạt động sản xuất phải hết sức quan tâm đến việc áp dụng kỹ thuật vào thực tiễn nuôi trồng thủy sản của mình. Việc áp dụng kỹ thuật phù hợp sẽ là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế của hộ nuôi trồng thủy sản. Để làm được như vậy, các hộ trước hết phải tích cực học hỏi thông qua các tài liệu hướng dẫn nông dân nuôi trồng thủy sản, tích cực tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Theo dõi các chương trình về nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng để. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, tìm hiểu học tập kinh nghiệm các mô hình nông dân nuôi trồng thủy sản giỏi.

Dưới đây là một số kỹ thuật nuôi trồng thủy sản giúp đạt hiệu quả kinh tế cao:

- Phải xây dựng và cải tạo đồng ruộng chuyển đổi theo đúng kỹ thuật, phù hợp với các mô hình và phương thức nuôi trồng. Lựa chọn mô hình sản xuất ở từng vùng phải phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và cung cấp nước. Nông dân mới vào nghề nuôi ở các vùng chuyển đổi nên nuôi quảng canh cải tiến kết hợp với trồng lúa để có thời gian làm quen với nghề, không nên chuyển ngay sang nuôi bán thâm canh khi chưa đủ kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật cần thiết.

- Cần bố trí quỹ đất hợp lý cho việc xây dựng ao chứa và ao lắng trong các vùng nuôi tập trung. Cần tiến hành xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi hoặc khi thải ra kênh mương chung.

76

- Cá giống phải được thuần hoá trước khi đưa vào thả.

- Để đạt được sản phẩm nuôi có chất lượng cao, cần nhanh chóng triển khai nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học về môi trường, công nghệ vi sinh xử lý nước thải, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng thân thiện với môi trường; tìm các chất thay thế kháng sinh trong ao nuôi công nghiệp,...

- Tập trung hoàn thiện các quy trình nuôi và sản xuất giống tốt, sạch bệnh, đẩy mạnh nghiên cứu về dịch bệnh thuỷ sản và cách phòng chống dịch bệnh.

- Xử lý bùn ao và các chất lắng đọng: Đối với diện tích đất nuôi chuyên bán thâm canh và thâm canh, cần có khoảng diện tích tương ứng để dùng làm bãi xử lý phế thải trong quá trình nuôi. Có thể sử dụng bùn đáy ao ủ với rơm rạ làm phân bón cho nông nghiệp. Sử dụng bùn ao trộn với một số tạp chất khác cho lên men để sản xuất phân vi sinh bón cho nông nghiệp và thuỷ sản.

4.5.3. Về môi trường nuôi

Để đảm bảo tính bền vững, hoạt động nuôi trồng thủy sản phải thực hiện các biện pháp sao cho các chất thải từ nuôi trồng thủy sản có thể được phân hủy bởi môi trường xung quanh mà không có những tác động bất lợi.

Sau đây là một số biện pháp giảm thiểu tác động đến chất lượng nước:

- Sử dụng và quay vòng nước:

Thiết kế ao lắng để chứa nước thải từ các ao nuôi thủy sản;

Không xả các chất thải hữu cơ tích tụ ở các ao lắng ra môi trường với một khối lượng tập trung vào một số thời điểm hoặc ngay sau khi thu hoạch;

Các ao nuôi nên lắp đặt hệ thống sục khí, hệ thống này nhằm cung cấp oxy cho các ao nuôi, đồng thời cũng loại bỏ được các chất thải do quá trình tự oxy hóa;

Phải có hệ thống, thiết bị xử lý nước thải, sản phẩm thải để tránh ô nhiễm môi trường xung quanh

- Lọc sinh học:

Nước thải từ nuôi trồng thủy sản có thể có hàm lượng chất hữu cơ cáo nên có thể sử dụng các biện pháp lọc sinh học, hệ đất ngập nước nhân tạo để giảm chất dinh dưỡng và chất hữu cơ.

77

Thiết kế các vùng nuôi, trại nuôi kết hợp: nuôi nhuyễn thể, cá và thực vật thủy sinh có thể sử dụng để hấp thụ các chất dinh dưỡng và chất hữu cơ trong nước thải của các ao nuôi.

Bên cạnh đó, chính quyền và các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động xả nước thải vào nguồn nước đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn; có biện pháp giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở theo nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận; đảm bảo các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải hoàn chỉnh các công trình bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động, đặc biệt là phải có đầu tư hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh đảm bảo xử lý nước thải sinh hoạt đạt chất lượng theo quy chuẩn hiện hành khi thải vào nguồn tiếp nhận. Xử lý theo quy định pháp luật đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền.

4.5.4. Về công tác phòng trừ dịch bệnh

Phòng trừ, phát hiện và ngăn chặn dịch bệnh kịp thời giúp giảm thiểu rủi ro, thiệt hại về kinh tế cho người nuôi cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái. Về phía địa phương, cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; đảm bảo an toàn dịch bệnh và môi trường đối với vùng nuôi, nguồn nước nuôi thủy sản, xử lý nước xả thải, nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, địa phương cũng cần tăng cường công tác quản lý kiểm dịch thủy sản giống, tổ chức lấy mẫu, giám sát định kỳ dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống, làm cơ sở cho việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản giống; kiểm tra các loại thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản lưu thông trên địa bàn, kiên quyết xử lý triệt để các trường hợp vi phạm.

Đồng thời, tổ chức tập huấn cho người nuôi về những kiến thức liên quan đến các loại dịch bệnh thủy sản và các biện pháp phòng chống dịch bệnh:

thường xuyên thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc không giấu dịch, không vứt xác tôm chết, xả nước thải ra môi trường, không di chuyển lồng tôm bệnh sang các vùng nước khác; thực hiện công tác vệ sinh lồng, bè, lưới nuôi và các dụng cụ trước và sau khi sử dụng; sử dụng thuốc thú y, hoá chất và chế phẩm xử lý, cải tạo môi trường theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn.

78 4.5.5. Về cơ sở hạ tầng

Tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện hạ tầng cơ sở phục vụ nuôi trồng thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống giao thông thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, đồng thời phục vụ mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái.

- Nạo vét và mở rộng kênh

Nạo vét các kênh rạch là một nhiệm vụ được tiến hành hàng năm tại các tỉnh Nam Định. Hiện tại, hệ thống thủy lợi của vùng đã khá hoàn chỉnh trong việc phục vụ sản xuất nông nghiệp và giao thông thủy. Tuy nhiên, do yêu cầu của việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nuôi trồng thủy sản phát triển càng đòi hỏi phải nạo vét và mở rộng các kênh rạch để cung cấp nước và giao thông cho các ao nuôi, đặc biệt là kênh mương nội đồng.Vấn đề khó khăn lớn nhất trong nạo vét kênh mương là hạn chế về nguồn vốn. Bởi vậy cần cân nhắc việc huy động nguồn vốn từ nhân dân. Đây là mô hình đã được nhiều địa phương áp dụng khá hiệu quả.

- Phát triển giao thông bộ cho vùng nuôi trồng thủy sản

Việc xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn giúp thuận lợi trong việc sản xuất cũng như thu hoạch và tiêu thụ. Hiện nay, chính quyền huyện có dự án đường giao thông nông thôn theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm: huyện cung cấp xi măng, dân đóng góp ngày công và đá, cát.

- Xây dựng mới và quy hoạch lại hệ thống cấp thoát nước riêng biệt

Hệ thống cấp thoát nước riêng biệt có hiệu quả rất lớn đối với nuôi trồng thủy sản, nhưng đòi hỏi nguồn vốn quá lớn cũng như mất diện tích đất để đào thêm kênh. Tìm được nguồn vốn để thi công công trình đã khó nhưng giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình còn khó hơn. Hệ thống thủy lợi (HTTL) có kênh cấp thoát nước riêng biệt càng lớn thì hiệu quả càng cao nhưng ngược lại nguồn vốn càng lớn. Nếu chúng ta chỉ tách biệt được kênh nội đồng thì vốn bỏ ra thấp và hiệu quả cũng thấp. Ngược lại HTTL có kênh tách biệt là kênh cấp 3, cấp 2 hoặc cấp 1 thì hiệu quả sẽ cao, tuy nhiên vốn cũng cao hơn. Do vậy tùy theo mật độ nuôi, mức lây lan bệnh và khả năng vốn mà các nhà đầu tư sẽ chọn HTTL tách biệt đến kênh cấp mấy.

79 4.5.6. Về công tác khuyến nông, khuyến ngư

- Các cơ quan chuyên môn tích cực tuyên truyền, phổ biến, mở các đợt tập huấn cho người dân về công nghệ nuôi, giống mới và sử dụng thức ăn công nghiệp, bảo vệ môi trường phòng ngừa dịch bệnh.

- Tiếp tục xây dựng các mô hình khuyến ngư, HTX nuôi trồng thủy sản, nhân rộng các mô hình tốt trong sản xuất.

- Thường xuyên tổ chức các buổi tham quan những mô hình sản xuất có hiệu quả cao ở các vùng hoặc tỉnh lân cận.

- Cần xây dựng chương trình khuyến ngư ở các đài truyền thanh và truyền hình địa phương, tăng cường các biện pháp truyền thông như bản tin nhanh, loa phóng thanh công cộng, vô tuyến địa phương theo giờ hàng ngày truyền bá kiến thức thông tin về công nghệ và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản.

80

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)