Hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 80 - 84)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Đánh giá hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

4.3.3. Hiệu quả môi trường

Để đánh giá hiệu quả môi trường sử dụng đất nông nghiệp, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề đó là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

68

Theo Đỗ Nguyên Hải, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N:P:K.

Kết quả điều tra hộ nông dân về mức đầu tư phân bón cho các loại cây trồng của huyện được so sánh với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý cho các cây trồng của Đường Hồng Dật, tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 4.20. So sánh mức phân bón của nông hộ với quy trình kỹ thuật Cây

trồng

Mức bón phân của nông hộ Khuyến cáo mức bón phân

Kg/ha Tấn/ha Kg/ha Tấn/ha

Phân đạm

Phân lân

Phân

kali P/C Phân đạm

Phân lân

Phân

kali P/C Lúa

xuân 110-150 600-700 100-150 2,3-3 100-120 80-90 30-60 08-10 Lúa

mùa 100-120 600-700 130-160 2,3-3 80-100 50-60 0-30 06-08 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra & Tiêu chuẩn bón phân cân đối,

hợp lýĐường Hồng Dật (2008) Hầu hết các loại cây trồng đều được bón lượng phân hóa học cao hơn so với tiêu chuẩn rất nhiều. Ở lúa xuân, lượng phân lân bón thực tế là 600 - 700 kg/ha trong khi mức khuyến cáo nên dùng là 80-90 kg/ha, nông hộ đã bón cao gấp khoảng 7,6 lần. Tương tự như vậy ở phân đạm lượng bón cao gấp khoảng 1,18 lần và phân kali cao gấp khoảng 3 lần so với khuyến cáo về mức bón phân.

Trong khi lượng phân hóa học cao hơn rất nhiều so với khuyến cáo thì phân hữu cơ (chủ yếu là phân chuồng) lại được bón thấp hơn nhiều. Ở lúa xuân, lượng phân chuồng thực tế bón là 2,3-3 tấn/ha trong khi mức khuyến cáo là 8-10 tấn/ha.

Việc bón phân hóa học quá nhiều và thiếu phân chuồng cho cây trồng trên địa bàn huyện không chỉ gây lãng phí trong sản xuất mà còn góp phần làm giảm sức sản xuất của đất. Đặc biệt, lượng phân chuồng ít được sử dụng canh tác trồng trọt là nguyên nhân làm suy thoái đất do suy kiệt chất hữu cơ và mùn trong đất.

Lượng phân bón chủ yếu là phân vô cơ, đây là nguyên nhân làm chua đất, thoái hóa đất, giảm độ tơi xốp của đất…

Về vấn đề thuốc bảo vệ thực vật, đây cũng là vấn đề đang được quan tâm hiện nay đối với ngành nông nghiệp. Qua số liệu điều tra, toàn bộ các hộ đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong việc trồng lúa. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực

69

vật của nông dân trong sản xuất nông nghiệp tồn tại một số vấn đề như: tình hình sâu bệnh có diễn biến phức tạp do yếu tố thời tiết và do tình trạng kháng thuốc dẫn đến lượng thuốc trừ sâu sử dụng nhiều hơn so với trước kia. Một bộ phận người dân đã biết sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên bao bì, tuy nhiên với một số loại thuốc bảo vệ thực vật người dân lại tự ý điều chỉnh liều lượng. Ngoài ra, việc không tuân thủ thời gian cách ly sau khi phun thuốc, tình trạng vứt bao bì thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi sau sử dụng khá phổ biến. Thói quen rửa bình bơm và dụng cụ pha chế thuốc bảo vệ thực vật không đúng nơi quy định. Điều này dẫn đến tình trạng dư thừa thuốc bảo vệ thực vật, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và chất lượng nông sản, làm mất cân bằng sinh thái cũng như ảnh hưởng không nhỏ sức khỏe con người và chất lượng nông sản.

4.3.3.2. Sau khi chuyển đổi

Sau khi chuyển đổi, phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật không sử dụng nên tình trạng ô nhiễm môi trường đất giảm đáng kể. Tuy nhiên, môi trường nước bị ô nhiễm hơn thời kỳ trước chuyển đổi, do việc dư thừa lượng thức ăn, thuốc và hóa chất trong ao nuôi. Kỹ thuật canh tác và cơ sở hạ tầng của người nuôi còn kém, do đó việc sử dụng thuốc, hóa chất, xử lý nước thảo, vệ sinh ao còn chưa đúng và chưa đảm bảo gây ô nhiễm môi trường.

Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản, các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như: hóa chất, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe, Fe3+, Al3+, SO42-, các thành phần chứa H2S, NH3,... là sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí ngập nước tạo thành, nguồn bùn phù sa lắng đọng trong các ao nuôi trồng thủy sản thải ra hàng năm trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi.

Các loại chất thải chứa Nitơ và Phốtpho ở hàm lượng cao gây nên hiện tượng phú dưỡng môi trường nước phát sinh tảo độc trong môi trường nuôi trồng thủy sản.Đặc biệt, nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh đối với hệ thống nuôi cá trong các đầm trũng ngập nước... cùng với lượng phù sa lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước.

Bên cạnh đó, trên thị trường thức ăn, thuốc kháng sinh, thuốc phòng trị bệnh cho thủy sản quá đa dạng với nhiều hình thức quảng bá thương mại, làm cho người nuôi không biết nên lựa chọn sản phẩm như thế nào mới đạt chất lượng. Người nuôi cũng gặp khó trong việc xác định sản phẩm nào có chứa

70

hoạt chất cấm, sản phẩm nào không, sản phẩm nào chất lượng và không chất lượng ; Đa số người dân chỉ quan tâm đến công dụng và giá cả của từng loại thuốc hoặc kháng sinh. Mặt trái của thuốc kháng sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản là gây ô nhiễm môi trường, làm cho các vật nuôi và cả con người kháng lại thuốc khi sử dụng thực phẩm có nhiễm thuốc (vì liều lượng thấp), làm cho các vi khuẩn gây bệnh nhờn thuốc, và như vậy khi người hay vật nuôi bị nhiễm loại vi khuẩn đã nhờn thuốc thì những thuốc “đã bị nhờn” sẽ không sử dụng để chữa trị bệnh. Dư lượng một số loại kháng sinh tồn dư trong cơ thể vật nuôi thủy sản cũng có thể có tác hại đối với sức khỏe người tiêu dùng. Nếu người nuôi trồng thủy sản dùng không đúng loại thuốc, liều lượng sẽ dẫn đến dư thừa thuốc trong môi trường gây ô nhiễm môi trường cũng như sức khỏe của người dân.

Dịch bệnh là vấn đề khó tránh khỏi trong nuôi trồng thủy sản. Việc không kiểm soát được dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản sẽ dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Khi dịch bệnh bùng phát nếu không được ngăn chặn, xử lý kịp thời sẽ lây lan ra nhiều vùng nuôi khác, thủy sản chết hàng loạt gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.

Qua quan sát thực tế khi đi điều tra tại các nông hộ, tôi thấy màu nước của nhiều hộ nuôi có màu nâu đen, nguyên nhân là do trong nước có nhiều vật chất hữu cơ, khi ao có màu này thì hàm lượng oxy hòa tan trong ao rất thấp, về lâu dài nếu không xử lý sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá cũng như môi trường nước.

Môi trường nước cũng bị ảnh hưởng do tác động từ các hoạt động giao thông vận tại, nước thải sinh hoạt,… Theo báo cáo hiện trạng môi trường năm 2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định, kết quả quan trắc cho thấy tại các sông đầu nguồn cung cấp nước tưới tiêu như sông Hồng đang ô nhiễm, nơi xử lý nước thải từ các nhà máy cũng có hàm lượng chất ô nhiễm cao như coliform vượt tiêu chuẩn 5942-1995, COD vượt 1,2 lần. Các kim loại nặng trong nước đạt tiêu chuẩn loại B nhưng vượt chỉ tiêu so với tiêu chuẩn loại A theo TCVN5942-1995. Nước dưới đất tại các khu đô thị đã và đang ô nhiễm bởi Mn và Fe tuy chỉ ở mức trung bình cụ thể Mn vượt tiêu chuẩn 1.02-3.2 lần so với TCVN 5944-1995. Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải sinh hoạt kết hợp với nước thải công nghiệp đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm.

71

Mặt khác, môi trường nước ngày càng kém dẫn đến số lượng thuỷ sản trong tự nhiên trong vùng ngày càng giảm đi, đặc biệt là các loài cá bản địa, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái. Đây cũng là tình trạng chung của các vùng trong cả nước khi mà môi trường ngày càng bị ảnh hưởng bởi tác động của con người do ý thức bảo vệ và nhận thức về tầm quan trọng chưa được quan tâm đầy đủ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)