Hiện trạng sử dụng đất của huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 59 - 69)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

Theo thống kê đất đai năm 2015, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 24610,74 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 17430,98 ha, chiếm 70,83%

tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất phi nông nghiệp là 7039,00 ha chiếm 28,6%; diện tích đất chưa sử dụng là 140,76 ha chiếm 0,57%. Cụ thể điện tích từng loại đất được thể hiện ở dưới bảng 4.1:

47

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Ý Yên năm 2015

STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Mã

Diện tíchNăm 2015 (ha)

(1) (2) (3) (4)

Tổng diện tích đất của ĐVHC (1+2+3) 24,610.74

1 Đất nông nghiệp NNP 17,430.99

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 15,728.44

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 14,820.06

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 14,032.28

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 787.77

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 908.39

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 25.29

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 25.29

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1,541.25

1.4 Đất làm muối LMU

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 136.01

2 Đất phi nông nghiệp PNN 7,038.99

2.1 Đất ở OCT 1,596.04

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1,546.65

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 49.40

2.2 Đất chuyên dùng CDG 4,076.11

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 29.80

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 6.41

2.2.3 Đất an ninh CAN 1.83

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 100.68

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 189.42

2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 3,747.96

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 62.34

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 31.52

2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT NTD 360.37

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 534.42

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 360.70

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 17.48

3 Đất chưa sử dụng CSD 140.76

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 103.84

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 36.92

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Y Yên

48

Cơ cấu sử dụng các loại đất của huyện Ý Yên được thể hiện dưới hình 4.2:

Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Ý Yên năm 2015

Qua hình 4.2 ta có thể thấy trên địa bàn huyện Ý Yên, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nhìn chung, diện tích của huyện đã được sử dụng triệt để, diện tích đất chưa sử dụng chỉ còn ít.

4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định 4.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

Đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng diện tích tự nhiên của huyện. Diện tích từng loại đất trong đất nông nghiệp cụ thể được thể hiện trong bảng 4.2.

Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên – tỉnh Nam Định năm 2015

STT Loại đất Mã loại

đất Diện tích

2015 (ha) Cơ cấu (%)

Đất nông nghiệp NNP 17.430,98 100

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 15.728,48 90,23

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 14.820,05 85,02

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 14.032,28 80,5

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 787,77 4,52

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 908,39 5,21

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 25,29 0,15

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 25,29 0,15

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.541,25 8,84

1.4 Đất làm muối LMU

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 136,00 0,78

Nguồn Phòng tài nguyên và môi trường huyện Ý Yên

49

So với năm 2010, diện tích đất nông nghiệp có nhiều thay đổi. Diện tích đất trồng lúa giảm mạnh từ 14.564,53 ha (năm 2010) xuống còn 14.032,28 ha (năm 2015) (chủ yếu là đất chuyên trồng lúa), do chuyển sang đất phi nông nghiệp và chuyển sang các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp. Biến động diện tích từng loại đất trong đất nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2015 dược thể hiện ở bảng 4.3:

Bảng 4.3. Biến động diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên – tỉnh Nam Định giai đoạn 2010-2015

STT Loại đất

Mã loại đất

Diện tích 2015

(ha)

So sánh Diện tích

2010 (ha)

Tăng (+), giảm (-)

(ha) 1 Đất nông nghiệp NNP 17.430,98 17.356,6 74,38 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 15.728,48 15.947,72 -219,28 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 14.820,05 15.209,89 -389,84 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 14.032,28 14.564,53 -532,25 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 787,77 645,36 142,41 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 908,39 737,83 170,56

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 25,29 9,00 16,29

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX

1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 25,29 9,00 16,29

1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1.541,25 1.383,59 157,66

1.4 Đất làm muối LMU

1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 136,00 16,29 119,71 Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Ý Yên 4.2.2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định a. Trồng trọt

Trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt có vị trí chủ đạo chiếm từ 70 - 75 % giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Diện tích gieo trồng của huyện năm 2015 là 26.565 ha. Nhiều mô hình sản xuất mới được xây dựng, nhân rộng như. Một số giống cây trồng được đưa vào sản xuất đại trà cho sản lượng và giá trị kinh tế cao như; ngô ngọt, ngô bao tử, dưa chuột, cà chua, đậu tương...Mối liên kết “ bốn

50

nhà” (Nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp) ngày càng phát triển gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

Cây trồng chính trên địa bàn huyện vẫn là cây lúa. Các giống lúa có năng suất, chất lượng cao từng bước được mở rộng trong sản xuất. Cơ cấu trà lúa trong những năm qua được chuyển biến theo hướng tăng trà xuân muộn, mùa sớm và mùa trung giảm trà xuân sớm, xuân chính vụ và mùa chính vụ. Giống lúa lai có năng suất vượt trội hơn hẳn so với các giống khác và ổn định với điều kiện khí hậu của huyện. Bộ giống thuần ngắn ngày có năng suất cao được cấy cả 2 vụ, chiếm tỷ lệ khá cao. Các giống lúa dài ngày có xu hướng giảm.

Hình 4.3. Cánh đồng lúa xã Yên Khánh – huyện Ý Yên

Hình 4.4. Ruộng bí xanh tại xã Yên Thọ - huyện Ý Yên

51

Các loại cây hàng năm của huyện chủ yếu là rau, ngô, đậu tương, lạc, khoai tây, bí xanh, dưa chuột... được phân bố trên các xã của huyện. Phần lớn rau màu trên địa bàn huyện được trồng trên chân đất lúa, với các công thức chính là kết hợp 2 vụ lúa 1 vụ màu hoặc 2 vụ màu 1 vụ lúa. Những năm qua, diện tích đất trồng cây hang năm trên địa bàn huyện ngày càng tăng.

Bảng 4.4. Một số loại hình sử dụng đất của huyện Loại hình

sử dụng đất Kiểu sử dụng đất

Chuyên lúa Lúa xuân - lúa mùa

2 lúa - 1 màu

Lúa xuân - lúa mùa - dưa chuột Lúa xuân - lúa mùa - ngô Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang Lúa xuân - lúa mùa - đậu tương Lúa xuân - lúa mùa - cải bắp Lúa xuân - lúa mùa - su hào Lúa xuân - lúa mùa - cải các loại Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây Lúa xuân - lúa mùa - cà chua Lúa xuân - lúa mùa - bí xanh Lúa xuân - lúa mùa - đỗ xanh Lúa xuân - lúa mùa - rau muống Lúa xuân - lúa mùa - rau các loại 2 màu - 1 lúa Lạc - lúa mùa - khoai tây

Lúa xuân - đậu tương -ngô

Chuyên màu

Lạc - đậu tương - ngô Lạc - đậu tương - cà chua Lạc - đậu tương - bí xanh Ngô - đậu tương - cải bắp Cà chua - đậu tương - cải các loại Cà chua - đậu tương - rau các loại

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Ý Yên b. Chăn nuôi

Huyện đã phát huy thế mạnh về chăn nuôi của địa phương, mở rộng việc áp dụng một số thành tựu khoa học công nghệ trong chăn nuôi như; nhân giống, lai tạo giống, đặc biệt là phát huy ưu thế giống lai và thức ăn chăn nuôi chất lượng

52

cao với hình thức trang trại chăn nuôi tập trung. Do đó số lượng đàn trâu bò, đàn lợn, đàn gia cầm tăng liên tục qua các năm.

Tổng đàn trâu bò năm 2010 là 16.101 con, năm 5 lên 17.439 con. Hiện nay đàn bò, trâu được chuyển hướng nuôi thịt, trong đó cơ cấu đàn bò đang có xu hướng tăng lên.

Đàn lợn, liên tục phát triển qua các năm. Trọng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng bình quân đầu người năm 2015 đạt 35.5 kg, tăng 7.8 kg so với năm 2010.

Năm 2010 đàn lợn của huyện có 106.594 con, đến năm 2015 có 112.539 con tăng bình quân 1,6 % trong 5 năm. Tổng sản lượng thịt lợn xuất chuồng năm 2010 ước đạt 14.608 tấn đến năm 2015 là 23.061 tấn, tăng TB 35 % trong 5 năm.

Hình 4.5. Đàn lợn của xã Yên Hưng – huyện Ý Yên

Đàn gia cầm hiện có trên 835.530 con, trong đó đàn gà 63.633 con, sản lượng gia cầm đạt 1.916 tấn, chủ yếu là gà công nghiệp và gà nội nuôi theo hướng công nghiệp.

Tổng giá trị ngành chăn nuôi năm 2015 đạt 797.196 triệu đồng chiếm 36.38

% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm là 3.5

%. Việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi đang khởi sắc và đòi hỏi việc quy hoạch phân bổ đất đai một cách hợp lý, có hiệu quả. Từ đó tạo tiền đề và khuyến khích cho các hộ có nhu cầu thâm canh sản xuất hàng hoá dồn điền, đổi thửa, tích tụ đất đai xây dựng trang trại sản xuất với quy mô lớn.

53 c. Nuôi trồng thủy sản

Trong những năm gần đây (2010-2015) nuôi trồng thủy sản đã được quan tâm, đầu tư và khuyết khích phát triển chuyển đổi cơ cấu cây trồng các khu đất trũng sang nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế hơn trồng cây lúa một vụ bấp bênh.

Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản bao gồm các ao đầm xen kẽ trong khu dân cư, thùng đào ven đê, đất ven sông. Chủ yếu là thả cá thịt trong ao đầm mấy năm gần đây phát triển, nuôi thâm canh, mở rộng diện tích trên đất mặt nước chưa sử dụng và các ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả. Đặc biệt việc đưa giống mới vào nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa (như nuôi cá trắm cỏ, cá rô phi đơn tính v.v...).

Đến năm 2015 diện tích đất nuôi trồng thủy sản của huyện là 1541,25 ha, toàn huyện có 198 hộ gia đình có mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản có diện tích từ 1,0 ha trở lên. Sản lượng nuôi trồng thủy sản mỗi năm đạt 3.582 tấn.

Hình 4.6. Ao cá ở xã Yên Nghĩa – huyện Ý Yên

4.2.2.3. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định Một số xã của huyện Ý Yên có địa hình trũng thấp. Ở địa hình này đất thường chua, úng nước nên việc canh tác rau màu trên đất trũng rất khó, chỉ trồng được lúa nước. Vì vậy, hiệu quả kinh tế người dân thu được không cao. Nhận thấy được điều đó, nhà nước đã có những chủ trương khuyến khích chuyển đổi từ

54

đất lúa kém hiệu quả sang các loại đất khác trong đó có đất nuôi trồng thủy sản.

Diện tích chuyển đổi giữa các loại đất trong đất nông nghiệp được thể hiện dưới hình 4.3:

Hình 4.7. Sơ đồ sự chuyển đổi giữa các loại đất trong nội bộ đất nông ghiêp của huyện giai đoạn 2010 - 2015

Qua hình 4.3 ta thấy được trong giai đoạn 2010-2015, việc chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ đất nông nghiệp diễn ra hết sức mạnh mẽ. Chủ yếu là chuyển đổi từ diện tích đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản với diện tích 124,79 ha, đất nông nghiệp khác vói diện tích 86,45 ha và đất trồng cây hàng năm khác với diện tích 44,28 ha. Trong giai đoạn này cũng có sự chuyển đổi giữa đất trồng lúa và đất trồng cây lâu năm và giữa các loại đất khác với nhau nhưng với diện tích không đáng kể.

4.2.2.4. Chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản

Cây lúa là cây trồng chính chiếm diện tích lớn nhất trong các loại cây trồng nông nghiệp trong tỉnh Nam Định, tổng diện tích gieo trồng cả năm khoảng trên

55

150 nghìn ha. Tuy nhiên, việc sản xuất lúa tại một số diện tích như: chân ruộng cao khó khăn về nước tưới, ruộng trũng ngập úng thường xuyên, nhiễm mặn…

đều không đạt hiệu quả kinh tế cao, thậm chí còn không có lãi. Thực trạng trên đặt ra cho các cấp, các ngành và chính quyền địa phương phải tìm ra giải pháp khắc phục.

Thực hiện Quyết định của Chính phủ về chương trình phát triển NTTS giai đoạn 1999 - 2010, tỉnh đã triển khai thực hiện 40 dự án chuyển đổi từ đất trồng lúa, trồng cói, sản xuất muối kém hiệu quả sang NTTS. Tổng diện tích của 40 dự án chuyển đổi là 2.918,3 ha với tổng mức đầu tư 498 tỷ 883 triệu đồng. Trong đó vốn ngân sách đầu tư là 168 tỷ 106 triệu đồng, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng cấp I cho vùng dự án chuyển đổi như kênh cấp và thoát nước cấp I, cống và trạm bơm lớn, đường giao thông chính, điện; vốn huy động trong nhân dân là 198 tỷ 105 triệu đồng cho cả 2 vùng NTTS vùng mặn lợ và nước ngọt.

Tại Ý Yên, nhiều năm trở lại đây, huyện đã chú trọng quy hoạch và phát triển các vùng nuôi thủy sản tập trung với các loại cá truyền thống như mè, trôi, trắm, chép… kết hợp với nuôi gia súc, gia cầm… Đến nay, hầu hết các xã, thị trấn trong huyện đều đã hình thành các vùng nuôi thủy sản tập trung với tổng diện tích trên 1.541ha, sản lượng hằng năm đạt 3.500 tấn, giá trị thu nhập đạt trên 75,5 tỷ đồng/năm. Nhiều vùng nuôi thuỷ sản ở các xã như: Yên Quang, Yên Hưng, Yên Khánh,…

Để nhân rộng mô hình và tạo điều kiện cho các hộ dân nắm vững kỹ thuật nuôi, hằng năm, huyện chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chọn con giống, cải tạo ao đầm; hướng dẫn nông dân chọn thời điểm thả cá giống phù hợp để đảm bảo thành công. Hội Nông dân, Hội Phụ nữ các xã, thị trấn đã đứng ra tín chấp cho hội viên vay vốn đầu tư phát triển sản xuất; chủ động phối hợp với Trạm Khuyến nông tổ chức chuyển giao kỹ thuật mới, xây dựng các mô hình điểm.

Để các vùng nuôi thủy sản phát triển bền vững, huyện Ý Yên chỉ đạo các xã, thị trấn công khai quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp và khuyến khích các hộ tự dồn đổi ruộng cho nhau hoặc cho thuê ruộng dài hạn trong vùng quy hoạch, tạo thuận lợi cho việc tưới, tiêu nước để hình thành các vùng nuôi thuỷ sản tập trung, mỗi vùng rộng từ 5-10ha, diện tích ao nuôi tối thiểu 1.000m2 trở lên.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ý yên, tỉnh nam định (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)