2.3. Tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên thế giới và Việt Nam
2.3.2. Tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê năm 2015, nước ta có tổng diện tích tự nhiên là 33.096,7 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn là 26.791,58 ha.
(So với năm 2010 diện tích đất nông nghiệp tăng 565,19 nghìn ha (bình quân tang khoảng 113,04 nghìn ha/năm).
Trong “Báo cáo thuyết minh tổng hợp: Điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020 cấp quốc gia” tuy diện tích nông nghiệp tăng nhưng diện tích đất trồng lúa trong giai đoạn 2010-2015 lại giảm đi.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, diện tích đất trồng lúa tăng khoảng 45 nghìn ha từ
30
đất trồng cây hàng năm, đất trồng tràm và đất chưa sử dụng; đồng thời đất trồng lúa giảm 135 nghìn ha, trong đó chuyển đổi nội bộ khoảng 40 nghìn ha sang đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản... để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp (phát triển đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ, hạ tầng, xây dựng nông thôn mới...) khoảng 95 nghìn ha. Như vậy, đất trồng lúa thực giảm 89,44 nghìn ha, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhìn chung, diện tích đất trồng lúa trong giai đoạn 2011 - 2015 tiếp tục bị suy giảm cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tốc độ đất trồng lúa giảm chậm hơn so với giai đoạn 2001 - 2010 và chiếm khoảng 53% diện tích đất trồng lúa được Quốc hội cho phép giảm (đất chuyên trồng lúa nước đạt 56%).
Một số tỉnh diện tích đất chuyên trồng lúa nước chỉ tiêu duyệt tăng nhưng thực tế thực hiện lại giảm như Thanh Hóa, Tây Ninh, Bến Tre, Đăk Nông, Bình Dương...
Mặc dù, diện tích đất trồng lúa giảm so với năm 2010, nhưng nhờ tăng cường công tác thủy lợi, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, đưa các giống mới vào sản xuất..., nên năng suất lúa vẫn tiếp tục tăng từ 53,4 tạ/ha lên 57,6 tạ/ha (năm 2014) và sản lượng lúa tăng từ 40 triệu tấn lên 44,97 triệu tấn (tăng 10,2%). Bình quân đạt 495 kg thóc/người/năm, tăng 35 kg/người/năm so với năm 2010 (460 kg/người/năm). Hệ số sử dụng đất đạt 1,95 lần, tăng 0,13 lần so với năm 2010 (1,82 lần). Sản xuất lúa đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đồng thời đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới.
Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2015 có 4.049,11 nghìn ha, tăng 344,04 nghìn ha so với năm 2010, chủ yếu tập trung vào các khu công nghiệp, khu chế xuất. Năm 2015, diện tích đất khu công nghiệp có 103,32 nghìn ha, tăng 31,32 nghìn ha so với năm 2010. Đất khu công nghiệp chia theo các vùng như sau:
- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 6,69 nghìn ha tăng 4,21 nghìn ha so với năm 2010.
- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 24,38 nghìn ha tăng 9,35 nghìn ha so với năm 2010
- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 19,96 nghìn ha tăng 10,10 nghìn ha so với năm 2010
- Vùng Tây Nguyên có 1,98 nghìn ha tăng 0,72 nghìn ha so với năm 2010.
31
- Vùng Đông Nam Bộ có 36,41 nghìn ha tăng 2,22 nghìn ha so với năm 2010.
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 13,90 nghìn ha tăng 4,72 nghìn ha so với năm 2010.
2.3.2.1. Tình hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Theo Luật đất đai năm 2013, đất nông nghiệp được chia ra làm các nhóm đất chính sau: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác (Luật đất đai, 2013). Sự phân chia cụ thể này sẽ giúp cho việc khai thác tiềm năng và nâng cao hiệu quả sử dụng của từng loại đất.
Ngày nay trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và đô thị hóa đã làm diện tích đất nông nghiệp ngày cảng giảm, môi trường đất cũng bị ảnh hưởng.
Nước ta có tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng diện tích tự nhiên, nhưng khi xem xét các con số biến động sử dụng đất trong thời gian qua, có thể thấy được sự dịch chuyển từ đất nông nghiệp khác đang diễ ra hết sức mạnh mẽ. Diện tích đất nông nghiệp năm 2015 có 26.791,58 nghìn ha, tăng 565,19 nghìn ha so với năm 2010 (bình quân tăng khoảng 113,04 nghìn ha/năm).
Tuy diện tích nông nghiệp tăng nhưng diện tích đất trồng lúa trong giai đoạn 2010-2015 lại giảm đi. Trong giai đoạn 2011 - 2015, diện tích đất trồng lúa tăng khoảng 45 nghìn ha từ đất trồng cây hàng năm, đất trồng tràm và đất chưa sử dụng; đồng thời đất trồng lúa giảm 135 nghìn ha, trong đó chuyển đổi nội bộ khoảng 40 nghìn ha sang đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản... để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp (phát triển đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ, hạ tầng, xây dựng nông thôn mới...) khoảng 95 nghìn ha. Như vậy, đất trồng lúa thực giảm 89,44 nghìn ha, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhìn chung, diện tích đất trồng lúa trong giai đoạn 2011 - 2015 tiếp tục bị suy giảm cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tốc độ đất trồng lúa giảm chậm hơn so với giai đoạn 2001 - 2010 và chiếm khoảng 53% diện tích đất trồng lúa được Quốc hội cho phép giảm (đất chuyên trồng lúa nước đạt 56%).
Một số tỉnh diện tích đất chuyên trồng lúa nước chỉ tiêu duyệt tăng nhưng thực tế thực hiện lại giảm như Thanh Hóa, Tây Ninh, Bến Tre, Đăk Nông, Bình Dương...
Mặc dù, diện tích đất trồng lúa giảm so với năm 2010, nhưng nhờ tăng cường công tác thủy lợi, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đẩy mạnh thâm
32
canh tăng vụ, đưa các giống mới vào sản xuất..., nên năng suất lúa vẫn tiếp tục tăng từ 53,4 tạ/ha lên 57,6 tạ/ha (năm 2014) và sản lượng lúa tăng từ 40 triệu tấn lên 44,97 triệu tấn (tăng 10,2%). Bình quân đạt 495 kg thóc/người/năm, tăng 35 kg/người/năm so với năm 2010 (460 kg/người/năm). Hệ số sử dụng đất đạt 1,95 lần, tăng 0,13 lần so với năm 2010 (1,82 lần). Sản xuất lúa đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đồng thời đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới.
2.3.2.2. Tình hình chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Nam Định
Cây lúa là cây trồng chính chiếm diện tích lớn nhất trong các loại cây trồng nông nghiệp trong tỉnh Nam Định, tổng diện tích gieo trồng cả năm khoảng trên 150 nghìn ha. Tuy nhiên, việc sản xuất lúa tại một số diện tích như: chân ruộng cao khó khăn về nước tưới, ruộng trũng ngập úng thường xuyên, nhiễm mặn… đều không đạt hiệu quả kinh tế cao, thậm chí còn không có lãi. Thực trạng trên đặt ra cho các cấp, các ngành và chính quyền địa phương trong tỉnh phải nỗ lực tìm ra giải pháp chuyển đổi cơ cấu từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang các mục đích sử dụng khác. Phong trào chuyển đổi những diện tích trồng lúa kém hiệu quả đã và đang được triển khai mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hầu hết các địa phương đều có mô hình chuyển đổi thành công, tăng đáng kể giá trị thu nhập trên cùng diện tích canh tác, bước đầu hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung, giúp nông dân tăng việc làm và thu nhập...
Trong đó có loại hình chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Các địa phương tham gia đều bảo đảm diện tích một vùng chuyển đổi tối thiểu là 5 ha.
Thực hiện Quyết định của Chính phủ về chương trình phát triển NTTS giai đoạn 1999 - 2010, tỉnh đã triển khai thực hiện 40 dự án chuyển đổi từ đất trồng lúa, trồng cói, sản xuất muối kém hiệu quả sang NTTS.
Các dự án NTTS vùng nước lợ hầu hết được triển khai trước năm 2006, tập trung ở các vùng ven biển của các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Xuân Trường, gần nguồn nước biển, thuận lợi cho NTTS nước lợ với 14 dự án.
Trong đó, huyện Giao Thuỷ có 3 dự án chuyển đổi nuôi tôm công nghiệp Bạch Long - Giao Phong 150 ha, chuyển đổi NTTS xã Giao Long 53 ha, nông trường Bạch Long 100 ha; 7 dự án của Hải Hậu, chuyển đổi NTTS ở HTX Tân Phú 24
33
ha, nuôi tôm công nghiệp xã Hải Nam 75 ha, xã Hải Đông - Hải Lộc 63 ha, xã Hải Triều 48 ha, xã Hải Lý 82 ha, xã Hải Phúc 89 ha, xã Hải Chính 39 ha; Nghĩa Hưng 3 dự án: chuyển đổi NTTS Đông Nam Điền 548 ha, nông trường Rạng Đông 124 ha, xã Nam Điền 210 ha và 1 dự án của Xuân Trường: chuyển đổi nuôi tôm công nghiệp Xuân Vinh - Xuân Hoà 105 ha.
Có 24 dự án NTTS ở vùng nước ngọt phân bố ở các huyện Vụ Bản 5 dự án, Ý Yên 5, Mỹ Lộc 3, Trực Ninh 3, Xuân Trường 3, Nghĩa Hưng 2, Hải Hậu 1, Giao Thuỷ 1 và thành phố Nam Định 1 dự án. Các dự án có tổng diện tích 1.077 ha, trung bình mỗi dự án là 44,9 ha. Tổng vốn đầu tư 95 tỷ 260 triệu đồng; trong đó vốn ngân sách hỗ trợ là 60 tỷ 378 triệu đồng, bằng 63,38%. Mức đầu tư trung bình 88,5 triệu đồng/ha; trong đó ngân sách hỗ trợ 56,1 triệu đồng/ ha. Vốn huy động trong dân 40 tỷ 805 triệu đồng, trung bình 63,2 triệu đồng/ha. Tổng mức đầu tư nếu cộng cả phần huy động của các hộ nuôi trong vùng dự án là 136 tỷ 605 triệu đồng, bình quân 126,8 triệu đồng/ha nuôi.
Các dự án NTTS nước ngọt triển khai chủ yếu ở những địa phương có nhiều diện tích ruộng trũng, cấy lúa hiệu quả kinh tế thấp, thậm chí có những diện tích chỉ cấy được 1 vụ trong năm. Đa số các dự án NTTS nước ngọt chỉ có quy hoạch tổng thể, chưa có quy hoạch chi tiết. Các chủ hộ nuôi tự dồn điền đổi thửa, xây dựng ao nuôi trên diện tích có sẵn diện tích ao nuôi phổ biến 1.000 - 2.000 m2.
Các dự án thuộc các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu được người nuôi tổ chức nuôi tôm, cua biển, các dự án thuộc huyện Nghĩa Hưng lại lấy cá biển làm con nuôi chủ lực. Hiện tại trên địa bàn tỉnh ở vùng dự án có 535 ha nuôi tôm, cua biển là chính và 511 ha nuôi cá biển là chính. Ở vùng nuôi nước ngọt, đối tượng nuôi chủ yếu là cá truyền thống như trắm cỏ, mè, mè hoa... một số giống mới như cá rô phi đơn tính, chép V1 cũng được mở rộng.
Hiện nay, một số vùng dự án chuyển đổi các hộ đã đưa một số giống nuôi có giá trị kinh tế và hiệu quả cao như cá lóc bông, cá vược, cá rô đồng, cá lăng chấm, cá trắm đen... trong đó 13 dự án với 480,5 ha nuôi cá truyền thống là chính, 2 dự án với 54 ha nuôi kết hợp cá thịt và cá giống, một dự án chuyên nuôi cá giống với 28 ha, 2 dự án với 83 ha chuyên nuôi cá đặc sản (Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định, 2010).
34