Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 48 - 53)

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Tam Điệp

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Thành phốTam Điệp nằm ở phía Tây Nam tỉnh Ninh Bình có toạ độ địa lý từ 200 06’ đến 20013’ vĩ độ Bắc và từ 1050 47’ đến 105058’ kinh độ Đông. Theo ranh giới hành chính hiện nay có 6 phường, 3 xã với tổng diện tích tự nhiên: 10.498 ha.

Địa giới hành chính được xác định:

- Phía Bắc giáp huyện Hoa Lư và huyện Yên Mô;

- Phía Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hoá;

- Phía Đông giáp huyện Yên Mô;

- Phía Tây Bắc giáp huyện Nho Quan.

Hình 4.1. Bản đồ hành chính thành phố Tam Điệp – Tỉnh Ninh Bình

Thành phốTam Điệp nằm ở phía Tây - Nam tỉnh Ninh Bình trên trục quốc lộ 1A, là nơi giao lưu giữa phía Bắc Trung Bộ và phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Cách Thủ đô Hà Nội 105 km về phía Nam, cách trung tâm Thành phố Ninh Bình 15 km, Tam Điệp nằm gần thành phố Bỉm Sơn là trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh Thanh

Hoá. Từ thành phố có Quốc lộ 12B đi Nho Quan và Hòa Bình. Nhìn chung thành phố Tam Điệp có vị trí thuận lợi cho quá trình giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với các vùng Tây Bắc, vùng đồng bằng Bắc Bộ và khu IV cũ.

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình Tam Điệp không bằng phẳng được phân thành 3 vùng .Cụ thể:

- Vùng núi đá vôi: chủ yếu nằm ở phía Nam của thành phố Tam Điệp, dọc theo ranh giới giữa Ninh Bình và Thanh Hoá. Diện tích toàn vùng khoảng 2.418 ha (chiếm 22,65% tổng diện tích tự nhiên) tập trung ở các xã: Đông Sơn, Quang Sơn, Yên Bình và phường Nam Sơn. Vùng này có khả năng phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê) và khoanh nuôi tái sinh rừng.

- Vùng bán sơn địa:Nằm ở trung tâm thành phố diện tích toàn bộ vùng khoảng 6.690 ha (chiếm 62,64% diện tích tự nhiên), tập trung chủ yếu ở các phường Bắc Sơn, Nam Sơn, Trung Sơn, Tây Sơn và xã Đông Sơn. Khả năng phát triển của vùng là nông nghiệp (trồng lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây lâu năm) công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

- Vùng đồng bằng: diện tích khoảng 1.571 ha (chiếm 14,71% diện tích tự nhiên). Đất đai chủ yếu là đất phù xa không được bồi hàng năm. Tiềm năng phát triển của vùng là nông nghiệp kết hợp với việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

4.1.1.3. Khí hậu

Mang đặc tính chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm khí hậu của vùng núi phía bắc, một năm chia thành bốn mùa rõ rệt.

- Nhiệt độ: Tam Điệp chịu ảnh hưởng khí hậu vùng đồng bằng Bắc bộ. Nhiệt độ trung bình năm khá cao và đồng đều, nhiệt độ trung bình 23,40C. Mùa lạnh vào khoảng cuối tháng 11 đến giữa tháng 3. Tháng lạnh nhất thường là tháng 1; nhiệt độ thấp nhất có thể xuống đến 5-70 C. Tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao nhất 37-380 C.

- Lượng mưa:Tổng lượng mưa trung bình cả năm 1.900 mm. Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Trong mùa mưa lượng mưa chiếm trên 80% tổng lượng mưa cả năm. Tháng 8-9 có lượng mưa lớn nhất trong năm (trung bình 300-400mm).

- Độ ẩm: độ ẩm không khí trung bình là 84-86% và tổng số giờ nắng trong nămlớn hơn 1100 giờ.

- Gió: Hướng gió chủ đạo: từ tháng 4 đến tháng 8: gió hướng Đông Nam; từ tháng 11 đến tháng 3: gió hướng Bắc và Đông bắc.

4.1.1.4. Thủy văn

Thành phố Tam Điệp chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của sông Gềnh, sông Bến Đang. Tuy nhiên, thành phố có cốt cao độ khoảng +5,5 đến +6,5 m nên hiện tượng ngập úng khó xảy ra vào mùa mưa.

Suối Đền Rồng là nước ngầm lộ thiên chảy qua thành phố Tam Điệp. Đây là con suối khá lớn và là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho khu vực trung tâm thành phố và các xã lân cận.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a, Tài nguyên đất

Tổng hợp kết quả điều tra lập bản đồ đất tỉnh Ninh Bình đến năm 1998, đất đai của thành phố Tam Điệp phân thành 4 nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 562,77 ha chiếm 5,27% diện tích tự nhiên. Độ dày tầng đất ≥ 1m, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc < 80)

+ Đất phù sa trung bình ít chua kết von nông (Fle - fe1): Diện tích 165,40 ha phân bố ở xã Yên Sơn. Diện tích này sử dụng trồng 1 vụ màu.

+ Đất phù sa glây trung bình ít chua (FLg - e): Diện tích 397,37 ha. Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt trung bình, tầng đất dày ≥ 1m. Phân bổ chủ yếu ở xã Yên Bình và xã Yên Sơn. Diện tích này đang sử dụng trồng 2 vụ lúa.

- Nhóm đất glây: Diện tích 1.170,67 ha, chiếm 10,96% diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, thịt nặng và sét nhẹ.

+ Đất glây trung tính ít chua đọng nước tự nhiên (GLe - st): Diện tích 695,03 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Yên Sơn, Yên Bình. Diện tích này chủ yếu trồng 1 vụ lúa.

+ Đất glây chua đọng nước tự nhiên (GLd - st): Diện tích 475,64 ha phân bố chủ yếu ở xã Yên Sơn, Phường Yên Bình. Diện tích này chủ yếu trồng 1 vụ lúa.

- Nhóm đất đen:

+ Đất đen kết von nông (Lvfe 1): Diện tích 836,42 ha tập trung chủ yếu ở các xã Quang Sơn, Đông Sơn và phường Nam Sơn. Diện tích này được sử dụng trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất nâu thẫm (LVch-l1): Diện tích 304,34 ha, phân bố ở xã Đông Sơn, độ dốc từ 8÷ 150, tầng đất trung bình. Diện tích này hiện đang trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.

- Nhóm đất xám:

+ Đất xám feralít điển hình (Acfa-h): Diện tích 1.954,61 ha, phân bố trên địa bàn 5 phường, 3 xã. Diện tích này hiện đang trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.

+ Đất xám feralits đá lẫn nông (Ac fa - l1): Diện tích 293,87 ha, tập trung ở xã Yên Sơn. Diện tích này hiện nay đang trồng màu và cây trồng cạn.

+ Đất xám kết von điển hình (Acfe- h): Diện tích 288,68 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Yên Sơn, Đông Sơn. Diện tích hiện đang trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất xám kết von đá lẫn nông (Acfe - l1): Diện tích 2.633,28 ha, phân bố rộng khắp trên địa bàn 6 phường, 3 xã. Diện tích này hiện đang trồng các cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.

b, Tài nguyên nước

- Tài nguyên nước mặt: Với hệ thống sông ngòi được đánh giá ở trên, thành phố Tam Điệp còn có suối nhỏ và hồ. Hồ Yên Thắng trên địa bàn thành phố Tam Điệp với diện tích 62,50 ha, dung tích hồ 3.400.000 m3 chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp và điều hoà môi trường.

- Tài nguyên nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu của Liên đoàn II Tổng cục địa chất: Nguồn nước ngầm ở Tam Điệp khá phong phú. Tổng lượng nước ngầm lên tới 112.183 m3/ngày; độ sâu nước ngầm 1÷ 1,9 m. Nguồn nước ngầm của thành phố Tam Điệp tương đối dồi dào, có khả năng đáp ứng tốt cho nhu cầu nước của các khu công nghiệp và phục vụ cho dân sinh.

c, Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng tập trung chủ yếu ở xã Yên Sơn, Quang Sơn, xã Đông Sơn và phường Nam Sơn; Hiện nay đang tiến hành trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh, kết

hợp với kinh tế vườn đồi, kinh tế trang trại, tạo bước phát triển lớn trong sản xuất lâm nghiệp. Cây rừng ở thành phố Tam Điệp chủ yếu là keo, bạch đàn.

d, Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản khá phong phú, trong đó quan trọng nhất là đá vôi và đôlômít với trữ lượng hàng chục tỷ m3 đá vôi và hàng chục triệu tấn đôlômit.

Đây là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng và một số hoá chất khác.

Đất sét phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc xã Yên Sơn, Yên Bình, Nam Sơn, dùng để sản xuất gạch ngói và nguyên liệu ngành đúc.

Than bùn tập trung ở Quang Sơn, có thể sử dụng để sản xuất phân vi sinh, phục vụ sản xuất nông nghiệp.

e, Tài nguyên du lịch

Trên địa bàn thành phố Tam Điệp có nhiều công trình di tích lịch sử văn hoá, di tích khảo cổ được công nhận cấp quốc gia, cấp tỉnh:

Hệ thống phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn được Bộ văn hoá -Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia tháng 10/1985.

Di tích được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh gồm: Đền Dâu, đền Quán Cháo, đình làng Quang Hiển, chùa Lý Nhân, chùa Quang Sơn, đền Thánh Mẫu. Trong đó Đền Dâu, đền Quán Cháo đang tiếp tục đề nghị công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.

Tam Điệp là nơi sinh sống của người Việt cổ với các di chỉ khảo cổ học được khai quật là: di tích khảo cổ học Núi hai, núi Ba (phường Bắc Sơn); di tích khảo cổ học Thung Lang, hang Dẹ (phường Nam Sơn); di tích khảo cổ học hang Đáo, hang Khỉ (xã Đông Sơn); di tích khảo cổ học núi Hang Sáo (xãQuang Sơn); cụm di tích khảo cổ học hang Ốc, núi Ốp (xã Yên Sơn).

Bên cạnh đó Tam Điệp còn nằm gần các vùng di tích, danh thắng của tỉnh Ninh Bình như cố đô Hoa Lư, khu du lịch tâm linh Bái Đính, khu du lịch sinh thái Tràng An, rừng Quốc gia Cúc Phương…thành phố Tam Điệp có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch.

Thành phố đã và đang triển khai một số dự án về du lịch như: dự án du lịch Đồi Dù; khu du lịch sinh thái hồ Yên Thắng; khu liên hợp thể thao sân golf 54 lỗ…

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)