Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 53 - 60)

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Tam Điệp

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế:

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của kinh tế thành phố tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởnggiá trị sản xuất giai đoạn 2014-2016 đạt 8,8%;cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịchvụ; thực hiện đến cuối năm 2016tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 2014) đạt 10.452tỷ đồng trong đó giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng đạt 7.119 tỷ đồng; thương mại - dịch vụ đạt 2.743 tỷ đồng;nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 590 tỷ đồng.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khối ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2014: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 4%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 75%; dịch vụ chiếm 21%. Năm 2016: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 3%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 70,05%;

dịch vụ chiếm 26,95%.

4% 3%

75% 70%

21% 26.95%

0%

20%

40%

60%

80%

Năm 2014 Năm 2016

Nông lâm nghiệp thủy sản Công nghiệp - xây dưng Dịch vụ

Biểu đồ 4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2014 và 2016 4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm mạnh tỷ trọng ngành nông nghiệp, do đó diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp.

Trồng trọt: Năm 2016 giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 47,9 triệu đồng/ha. Diện tích cây lúa năm 2016 đạt 1.500 ha; tổng sản lượng lương thực quy ra thóc đạt 8.731 tấn tăng 413 tấn so với năm 2014. Năm 2016 toàn thành phố đã đưa 500 ha lúa cao sản vào sản xuất đạt 25,0% kế hoạch tỉnh giao;

năng suất đạt 62 tạ/ha. Cây công nghiệp, cây ăn quả phát triển mạnh, diện tích, sản lượng tăng nhanh, thúc đẩy sản xuất hàng hoá và công nghiệp chế biến phát triển.

Chăn nuôi: Kinh tế trang trại phát triển. Năm 2016, toàn thành phố có 224 trang trại (tăng 75 trang trại so với năm 2014), thu nhập 47.585 triệu đồng. Các sản phẩm chính của kinh tế trang trại như: bò, dê, lợn, dứa, nhãn, vải, đào phai,... tiêu thụ tốt trên thị trường. Hiện nay trên địa bàn thị đã duy trì và phát triển tốt đàn gia súc, gia cầm: đàn trâu bò là 3.752 con, bò tăng 12%, đàn lợn 21.686 con tăng 9,4%, đàn gia cầm 159.000 con tăng 12%, đàn dê 1.950 con tăng 15%.

Thuỷ sản: Năm 2016 diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt 308 ha, với 1.071 hộ, sản lượng đạt 591 tấn, tăng 4,0%. Nhìn chung ngành nuôi trồng khai thác thuỷ sản của thành phố Tam Điệp bước đầu đã thuđược hiệu quả kinh tế.

Lâm nghiệp: Khoanh nuôi núi đá cho cây xanh phục hồi phát triển và trồng rừng kết hợp với kinh tế vườn, đồi kinh tế trang trại. Năm 2016 diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 713,64 ha, chủ yếu là rừng sản xuất.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp- xây dựng

Thành phố Tam Điệp thuộc miền núi, nơi có trữ lượng đá vôi lớn rất tốt cho công nghiệpxi măng và vật liệuxây dựng, hiện tại thành phố có 1 khu công nghiệp là khu công nghiệp Tam Điệp. Năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp của thành phốTam Điệpđạt 3.558 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng tới 26,6%. Thành phố có những cơ sở công nghiệp lớn như:

- Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao với công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm, dây chuyền nước hoa quả cô đặc 5.000 tấn/năm;

- Nhà máy xi măng Tam Điệp có công xuất 1,4 triệu tấn Cliker/năm. Sản phẩm của nhà máy bao gồm Xi măng PC50, PCB40, PCB30 và Cliker Pcp40, Pcp50;

- Nhà máy xi măng Hướng Dương thuộc Công ty cổ phần xi măng Hướng Dương là doanh nghiệp tư nhân có trụ sở và dây chuyền sản xuất nằm trên diện tích 27 ha thuộc địa bàn phường Nam Sơn.

- Nhà máy cán thép Tam Điệp công xuất 36 vạn tấn/năm.

- Nhà máy giầy da xuất khẩu - khu công nghiệp Tam Điệp.

- Nhà máy may mặc phonix - khu Công nghiệp Tam Điệp.

- Nhà máy sản xuất dụng cụ Y tế - khu Công nghiệp Tam Điệp.

- Nhà máy gạch vườn chanh.

- Nhà máy gạch Tam Điệp.

- Công ty sản xuất vật liệu giao thông 529.

- Doanh nghiệp tư nhân Việt Thắng.

- Công ty khí công nghiệp.

- Công ty vật liệu nổ Công nghiệp.

- Xí nghiệp bê tông bưu điện 3…

Các sản phẩm công nghiệp tăng cao so với năm trước như: clanhke đạt 779 nghìn tấn, tăng 3,5%; xi măng đạt 1.650.000 tấn, tăng 38,3%; sản xuất gạch đạt 143,8 triệu viên, tăng 15,8%; thép đạt 130.000 tấn, tăng 62%; cửa sắt đạt 35.545 m2, tăng 49,7%.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp bước đầu khởi sắc. Thành phố có 538 cơ sở với các ngành nghề: chế biến nông sản gia công hàng cói, thêu ren, sơn mài, góp phần tích cực tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động.

Xây dựng: Tổng số vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố năm 2016 đạt 977.400 triệu đồng, tăng 32,3% so với năm 2014. Trong đó vốn ngân sách Nhà nước là 26.900 triệu đồng, vốn các doanh nghiệp và vốn huy động của nhân dân là 864.280 triệu đồng, nguồn vốn tín dụng đạt 51.000 triệu đồng.

c. Khu vực kinh tế dịch vụ

Tổng số cơ sở thương mại, khách sạn nhà hàng năm 2016 là 3.338, tăng 17,9% so với năm 2014. Tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt 888 tỷđồng, tăng 16,7% so với năm 2014; giá trị hàng xuất khẩu hàng năm đạt 6-7 triệu USD. Thương mại, dịch vụ có sự phát triển đa dạng, đáp ứng kịp thời đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Năm 2016 dân số trung bình của thành phố là 55.120 người, bằng 6,12% dân số toàn tỉnh. Dân số nội thị là 34.502 người, dân số ngoại thị là 20.618 người. Mật độ dân số bình quân 525 người/km2. Tỷlệ phát triển dân số tự nhiên là 1,01%. Hiện tại sự gia tăng dân số thành phố chủ yếu là tăng tự nhiên, tăng cơ học ở mức thấp. Cơ cấu dân số có sự biến đổi tăng dần tỷ lệ nhân khẩu phi nông nghiệp.

Mật độ dân số toàn thành phố thấp. Không đồng đều giữa các phường, đặc biệt là phường Nam Sơn vẫn mang mô hình ở nông thôn hơn đô thị, mật độ dân cư lớn nhất là phường Trung Sơn 2.340 người/km2.

Tổng số toàn thành phố năm 2016 là 34.162 lao động. Trong đó lao động phi nông nghiệp có 25.760 người chiếm 75,41% tổng số lao động toàn thành phố; lao động nông nghiệp có 8.402 người chiếm 24,59% tổng số lao động toàn thànhphố.

Lao động phổ thông hiện đang khá phổ biến. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao còn ít, năng xuất lao động chưa cao. Số người trong độ tuổi lao động không có việc làm hoặc ít việc làm còn nhiều.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật a. Thực trạng hệ thống giao thông

Thành phố Tam Điệp nằm ở cửa ngõ phía tây nam của thành phố Ninh Bình, là đầu mối giao thông quan trọng của vùng tây nam tỉnh Ninh Bình. Trên địa bàn thành phố có 2 loại hình giao thông chính là đường sắt và đường bộ.

- Giao thông đường sắt: tuyến đường sắt Bắc- Nam chạy từ phía tây bắc sang đông nam của thành phố, dọc theo Quốc lộ 1A với tổng chiều dài khoảng 12 km.

Ga đường sắt: gồm có 2 ga để vận chuyển hành khách và hàng hoá là ga Gềnh và ga Đồng Giao. Hiện nay các ga này đã xuống cấp, lượng hành khách đến ga ngày càng giảm. Các ga hiện nay vận chuyển chủ yếu là hàng hoá vật liệu xây dựng, phân bón...

- Giao thông đường bộ:

Hệ thống giao thông đối ngoại:

+ Quốc lộ 1A đi qua thành phố Tam Điệp với tổng chiều dài 12km.

+ Quốc lộ 12B: kết nối thành phố Tam Điệp với huyện Nho Quan, tỉnh Hoà Bình và rừng quốc gia Cúc Phương, đoạn qua thành phố Tam Điệp dài 7 km.

Đường tỉnh lộ 480D: nối từ đoạn cuối đường Quyết thắng với xã Yên Thành, huyện Yên Mô, mặt đường được thảm nhựa với tổng chiều dài là 3,3km.

Giao thông đối nội: mạng lưới giao thông nội bộ của thành phố trong những năm gần đây cũng được quan tâm đầu tư nhưng hiện trạng vẫn chưa phát triển tương xứng với yêu cầu phát triển đô thị. Tổng chiều dài mạng lưới đường trên địa bàn thành phố khoảng 88 km.

Bến xe: Trên địa bàn thành phố có bến xe khách Tam Điệp, là bến xe chính của thành phố, có diện tích 1,38 ha.

b. Thực trạng hệ thống thuỷ lợi

Hệ thống các công trình thuỷ lợi của thành phố Tam Điệp gồm:

Hệ thống đê bao: hệ thống các tuyến đê sông để ngăn úng lũ toàn thị có 04 tuyến đê với tổng chiều dài 12,10 km diện tích chiếm đất là 13 ha.

Công trình đầu mối: Toàn thành phố có 05 trạm bơm với 08 máy bơm do phòng Kinh tế quản lý công xuất từ 340 m3/giờ đến 2.500 m3/giờ, hồ chứa nước bao gồm 10 hồ, ngoài ra còn 13 cống dưới đê. Tổng năng lực tưới tiêu của các hồ đập, trạm bơm và cống âu là 620 ha; Hệ thống kênh mương bao gồm 114 tuyến kênh cấp I,II,III với tổng chiều dài 116,22km, diện tích chiếm đất là 104,70ha.

c. Thực trạng hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông

Trên địa bàn thành phố có trung tâm viễn thông Tam Điệp. Đến nay bưu điện này đã phục vụ tốt cho nhu cầu thông tin liên lạc của nhiều tầng lớp nhân dân của thành phố. Hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông trên địa bàn thành phố phát triển nhanh và mạnh, việc sử dụng công nghệ thông tin, internet được áp dụng hầu hết trong tất cả các cơ quan của thành phố và cơ bản phổ biến ở các trường học, công ty và trong sinh hoạt hàng ngày của cư dân.

Bên cạnh đó, thành phố còn có hệ thống đài phát thanh, truyền hình đã tiếp sóng truyền hình trung ương.

d. Thực trạng cơ sở Giáo dục - Đào tào

Những năm qua cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ.

- Về giáo dục Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở:

+ Hệ thống giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố gồm có 10 trường (trong

đó có 01 trường mầm non tư thục), 7/10 trường đạt chuẩn quốc gia, với 102 lớp học, 3.027 cháu (khu vực nội thị có 7 trường).

+ Hệ thống giáo dục Tiểu học: có 7/7 trường đạt chuẩn quốc gia, có 129 phòng học, 131 lớp học với tổng số 3.787 học sinh (khu vực nội thành phố có 04 trường).

+ Hệ thống giáo dục Trung học cơ sở: có 7/7 trường đạt chuẩn quốc gia, 117 phòng học, 81 lớp học, 2.661 học sinh (khu vực nội thị có 04 trường)

Về giáo dục Trung học phổ thông: có 02 trường Trung học phổ thông: trường THPT Nguyễn Huệ tại phường Bắc Sơn và Trường THPT Ngô Thì Nhậm tại xã Đông Sơn và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên tại phường Trung Sơn.

Về giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề:

Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn thành phố Tam Điệp có:

- Trường Cao đẳng nghề Cơ điện xây dựng Tam Điệp cơ sở 1,2 trên địa bàn phường Trung Sơn;

- Trường Cao đẳng nghề Cơ điện xây dựng Tam Điệp cơ sở 3 trên đại bàn phường Bắc Sơn;

- Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình trên địa bàn xã Yên Bình.

- Trung tâm dạy nghề thành phố Tam Điệp tại phường Tân Bình.

- Trường lái xe H13 quân đội tại phường Nam Sơn.

- Trường Trung cấp nghề lái xe số 14- Bộ Quốc phòng tại xã Yên Sơn.

e. Thực trạng các cơ sở y tế

Hiện trên địa bàn thành phố Tam Điệp có 02 bệnh viện: Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng tỉnh Ninh Bình và bệnh viện thành phố Tam Điệp; 02 trung tâm: Trung tâm Chỉnh hình điều dưỡng và Trung tâm y tế thành phố; Bệnh xá 145, Quân đoàn I; 09 trạm y tế xã, phường và các phòng khám tư nhân. Trên địa bàn thành phố có tổng số 345 giường bệnh; tổng số cán bộ y, bác sỹ, điều dưỡng là 333 người, đã cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn thành phố.

f. Thực trạng cơ sở vật chất văn hoá, thể dục, thể thao

Cơ sở văn hoá: Trên địa bàn thành phố hiện có các công trình: nhà văn hoá

thành phố Tam Điệp; nhà văn hoá các phường: Bắc Sơn, Trung Sơn, Nam Sơn, Tân Bình; Bảo tàng, nhà thiếu nhi, thư viện thành phố.

Cơ sở vật chất thể dục, thể thao: Phong trào thể dục thể thao quần chúng ngày càng được phát triển rộng khắp theo hướng xã hội hoá. Trên địa bàn thành phố có 3 bể bơi, 7 sân tennis, 23 sân thể thao. Có 6/9 xã, phường có sân thể thao trung tâm (3 phường mới thành lập chưa có sân thể thao trung tâm); 114/119 thôn, phố có khu thể thao thôn, phố. Có 01 sân golf Hoàng Gia nằm trên địa bàn xã Đông Sơn và huyện Yên Mô.

g. An ninh quốc phòng

Cơ sở vật chất phục vụ cho Quốc phòng, An ninh luôn được chú trọng và tăng cường đảm bảo cho việc giữ gìn tình hình chính trị, an ninh trên địa bàn thành phố.

4.1.2.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường a. Những thuận lợi, lợi thế

- Vị trí thành phố Tam Điệp có cả giao thông đường bộ, đường sắt điều kiện thuận lợi cho Tam Điệp giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với các vùng trong và ngoài tỉnh;

- Có nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, nguồn tài nguyên nước ngầm dồidào tạo nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp và dịch vụ.

- Tài nguyên đất của Tam Điệp là đất phù sa không được bồi hàng năm, có địa hình bán sơn địa, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển vùng cây ăn quả, cây công nghiệp; phát triển trang trại.

- Nguồn lao động của thành phố trẻ, dồi dào, trình độ dân trí tương đối khá, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật.

b. Những khó khăn, hạn chế

- Nguồn vốn đầu tư và kỹ thuật còn hạn chế, chưa tạo điều kiện để khai thác hết tiềm năng đạt hiệu quả kinh tế cao;

- Địa hình tương đối phức tạp, gây khó khăn trong việc phát triển hạ tầng đô thị và cơ sở hạ tầng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Lực lượng lao động qua đào tạo, lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)