Đánh giá của cán bộ về hoạt động đấu giá và quản lý quỹ đất sau đấu giá

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 87 - 91)

4.4. Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại các dự án nghiên cứu

4.4.2. Đánh giá của cán bộ về hoạt động đấu giá và quản lý quỹ đất sau đấu giá

giá chuyên nghiệp, 20 phiếu cán bộ phòng TN&MT, cán bộ địa chính và cán bộ văn phòng đăng ký đất đai.

4.4.2.1. Đánh giá tình hình thực hiện theo quy định của pháp luật

Bảng 4.19. Kết quả điều tra về việc thực hiện kế hoạch hàng năm và tính minh bạch của dự án

Stt Câu hỏi điều tra

Cán bộ tổ chức đấu giá chuyên

nghiệp

Cán bộ phòng TN&MT, VPĐK, địa

chính xã

Tổng cộng 1 Dự án đấu giá nằm trong

KH của địa phương

Có 10 20 30

Không 0 0 0

2 Xây dựng theo nhu cầu của địa phương

Có 10 20 30

Không 0 0 0

3 Kết quả thực hiện kế hoạch hằng năm

Hoàn thành 7 14 21

Không hoàn thành 3 6 9

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Qua bảng 4.19, có thể thấy trên địa bàn thành phố Tam Điệp, các dự án đưa vào đấu giá đều nằm trong kế hoạch sử dụng đất của thành phố và đáp ứng nhu cầu của người dân về đất ở. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc thực hiện kế hoạch hàng năm của huyện thì có 21/30 cán bộ được phỏng vấn đều trả lời là hoàn thành kế hoạch còn lại 9/30 cán bộ cho rằng không hoàn thành kế hoạch (chiếm 65,71%) mặc dù số tiền thu được hàng năm của thành phố có vượt chỉ tiêu.

Nguyên nhân của việc không hoàn thành kế hoạch là do 1 số dự án có kế hoạch nhưng không tổ chức đấu giá được, không có người đăng kí tham gia đấu giá.

Ngoài ra mộtphần là do người dân không có nhu cầu về đất ở, một phần do vị trí đấu giá không thuận tiện cho phát triển về cả kinh tế và cơ sở hạ tầng, giá khởi điểm xây dựng cao hơn so với giá thực tế ngoài thị trường ở vị trí đó.

4.4.2.2. Đánh giá về giá khởi điểm, tiền đặt cọc và bước giá

Giá thị trường và đấu giá QSDĐ là một trong những cơ sở, căn cứ để Nhà nước định giá đất, hình thành thị trường BĐS và góp phần tạo mặt bằng giá cả, tạo sự ổn định cho thị trường BĐS. Nếu đấu giá quyền sử dụng đất được tiến hành thường xuyên, liên tục sẽ giúp thành phố thống kê được giá đất chuyển nhượng thực tế đối với từng phường trong những khoảng thời gian nhất định.

Đây là căn cứ, cơ sở quan trọng giúp Nhà nước định giá đất sát với giá chuyển nhượng đất thực tế, hạn chế sự thất thu cho ngân sách Nhà nước từ tài sản đất đai. Việc xác định giá khởi điểm đấu giá QSDĐ phù hợp với giá thị trường là một bài toán khó do các tiêu chí xây dựng đôi khi còn mang tính chủ quan của người định giá. Kết quả điều tra cán bộ về giá khởi điểm, tiến đặt cọc, bước giá được thể hiện ở bảng 4.21.

Bảng 4.20. Kết quả điều tra cán bộ về giá khởi điểm, tiến đặt cọc, bước giá Stt Câu hỏi điều tra

Cán bộ tổ chức đấu giá chuyên

nghiệp

Cán bộ phòng TN&MT, VPĐK, địa

chính xã

Tổng cộng

1 Giá khởi điểm Cao 3 6 8

Phù hợp 6 12 18

Thấp 1 2 4

2 Tiền đặt cọc Cao 2 4 6

Phù hợp 8 16 24

Thấp 0 0 0

3 Bước giá Phù hợp

Không phù hợp

8 17 25

2 3 5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Theo kết quả bảng 4.20, khi điều tra 30 cán bộ thì có 18 cán cho rằng giá khởi điểm phù hợp, điều này chứng tỏ giá khởi điểm trong phương án được xây dựng sát so với giá đất thực tế ngoài thị trường. Tuy nhiên vẫn có 8/30 người đánh giá giá khởi điểm cao và 4/30 người đánh giá giá khởi điểm thấp. Giá khởi điểm cao chính là nguyên nhân số lượng hồ sơ tham gia đấu giá ít, giá trúng đấu giá không chênh lệch nhiều so với giá trúng.

4.4.2.3. Đánh giá về quá trình thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất

Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 4.21cho thấy: trong quá trình thực hiện đấu giá thì hội đồng đấu giá đã thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế, đúng hướng dẫn của tỉnh Ninh Bình. Hội đồng đấu giá đã thực hiện đúng trách nhiệm, quyền hạn trong các phiên đấu giá.

Trong quá trình thực hiện đấu giá QSDĐ, các cán bộ thực hiện đấu giá QSDĐ cho rằng vẫn có các tác nhân gây ảnh hưởng đến kết quả đấu giá (5/30 người). Điều này chứng tỏ có nhiều người thamgia đấu giá không nhằm mục đíchđấu giá các lô

đất mà mục đích của họ là đẩy giá các lô đất lên cao gây khó khăn cho những người thực sự muốn đấu các lô đất đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc thành công hay không thành công của các dự án.

Bảng 4.21. Kết quả điều tra về quá trình thực hiện đấu giá QSDĐ

Stt Câu hỏi điều tra

Cán bộ tổ chức đấu giá chuyên

nghiệp

Cán bộ phòng TN&MT, VPĐK, địa

chính xã

Tổng cộng

1 Công tác đấu giá có tiến hành đúng quy trình

Có 10 20 30

Không 0 0 0

2 Dấu hiệu VPPL trong quá trình đấu giá

Có 2 3 5

Không 6 17 23

Không biết 2 0 2

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 4.4.2.3. Đánh giá hiệu quả công tác đấu giá QSDĐ

Bảng 4.22. Kết quả điều tra hiệu quả công tác đấu giá QSDĐ

Stt Câu hỏi điều tra Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 So sánh nguồn thu ngân sách từ đấu giá QSDĐ và giao theo hình thức thông thường

Nhiều hơn 26 86,7

Ít hơn 4 13,3

Ý kiến khác 0

2 Sử dụng nguồn thu từ đấu giá

vào phát triển hạ tầng Tốt 22 73,3

Trung bình 8 26,7

Không hiệu quả 0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra Kết quả bảng 4.22 cho thấy khi điều tra thu thập thông tin từ cán bộ có 26/30 người cho rằng số tiền thu được từ đấu giá QSDĐ nhiều hơn so với số tiền thu được khi giao đất thu tiền sử dụng đất theo hình thức thông thường, chỉ có 4/30 cho rằng “ít hơn” hoặc không biết. Điều này cho thấy hiệu quả kinh tế đối với Nhà nước thông qua đấu giá QSDĐ là một kết quả đạt được rõ ràng, được công nhận. Nguồn tiền sử dụng đất được đầu tư cho phát triển hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, tạo bộ mặt khang trang, đồng bộ cho Thành phố và nâng cao đời sống cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố tam điệp tỉnh ninh bình (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)