PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm trên thế giới
2.2.1.1. Hiện trạng ngành thủy sản trên thế giới
Sau nhiều ngàn năm sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm trên mặt đất từ các hoạt động săn bắn hái lượm cho đến sản xuất nông nghiệp, thực phẩm từ
thủy sản phần lớn xuất phát từ đánh bắt từ nguồn tự nhiên và cũng đang dịch chuyển sang hướng lấy việc nuôi trồng làm chủ đạo. Năm 2014 là năm cột mốc đánh giá sự đóng góp của ngành NTTS trên toàn thế giới khi lần đầu tiên sản lượng cá phục vụ nhu cầu của con người từ việc nuôi trồng vượt qua sản lượng đánh bắt tự nhiên.
Trong khi đó, nuôi trồng thủy sản chỉ cung cấp được 7% trên tổng nhu cầu về thủy sản của con người vào năm 1974, tỷ lệ này đã tăng lên đến 26% vào năm 1994 và 39% trong năm 2004. Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng này vì nó đại diện cho hơn 60% sản xuất nuôi trồng thủy sản trên thế giới (FAO, The state of world fisheries and aquaculture, 2016).
Bảng 2.1. Tổng sản lượng thủy sản thế giới giai đoạn năm 20092014 Đơn vị: triệu tấn
Sản lượng ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Khai thác
Nội địa Tr. tấn 10,5 11,3 11,1 11,6 11,7 11,9
Trên biển Tr. tấn 79,7 77,9 82,6 79,7 81,0 81,5 Tổng sản lượng khai thác Tr. tấn 90,2 89,1 93,7 91,3 92,7 93,4
Nuôi trồng
Nội địa Tr. tấn 34,3 36,9 38,6 42,0 44,8 47,1
Trên biển Tr. tấn 21,4 22,1 23,2 24,4 25,5 26,7 Tổng sản lượng nuôi trồng Tr. tấn 55,7 59,0 61,8 66,5 70,3 73,8 Tổng sản lượng Tr.tấn 145,9 148,1 155,5 157,8 162,9 167,2 Tỉ lệ nuôi trồng/tổng sản
lượng % 38,18 39,84 39,74 42,14 43,16 44,14
Nguồn: The state of world fisheries and aquaculture, FAO (2015) Sản lượng khai thác nhìn chung tương đối ổn định mặc dù vẫn có sự tăng giảm nhẹ qua các năm nhưng từ năm 2009 đến năm 2014 luôn giữ ở ngưỡng khoảng 90 triệu tấn một năm. Ngoài ra sản lượng có xu hướng tăng nhẹ khi năm 2009 là 90.2 triệu tấn đã tăng lên 93.4 triệu tấn vào năm 2014 và phần lớn là do sự thay đổi về sản lượng khai thác trên biển, với mức tăng trung bình chỉ đạt 0,70%
hằng năm. Tuy nhiên ngành NTTS lại chứng kiến một bước phát triển rõ rệt khi sản lượng nuôi trồng tăng đều qua các năm với mức tăng trung bình mỗi năm là 5.79%, cụ thể là 55.7 triệu tấn vào năm 2009 và lên tới 73.8 triệu tấn vào năm
2014. Điều này đồng nghĩa với việc tỉ lệ nuôi trồng thủy sản trong tổng sản lượng thủy sản thế giới cũng tăng với mức trung bình là 2.94% mỗi năm.
2.2.1.2. Hiện trạng nghề nuôi cá Vược thương phẩm trên thế giới
Theo thống kê của FAO (2015), năm 2014 nghề nuôi cá Vược thương phẩm trên thế giới đã tăng trưởng gấp 3,8 lần so với năm 1995, với mức tăng bình quân hằng năm khá cao vào khoảng 7,27% (từ 18.868 tấn vào năm 1995 lên 71.581 tấn vào năm 2014), đỉnh điểm là vào năm 2012 sản lượng này đã đạt tới 77.138 tấn.
Nhìn chung, nghề nuôi cá Vược ở một số nước trên thế giới đã phát triển hơn trong những năm gần đây, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật thu được hiệu quả kinh tế rất cao. Tuy nhiên, cơ cấu sản lượng cá Vược nuôi trong tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng trên thế giới vẫn còn rất thấp chỉ chiếm khoảng 0,097% (số liệu năm 2014) mặc dù trữ lượng và tiềm năng khai thác và nuôi cá Vược trên thế giới còn rất dồi dào.
Đại đa số cá Vược được sản xuất trên toàn thế giới được tiêu thụ trong nước, chỉ với số lượng nhỏ được xuất khẩu, các nước có sản lượng lớn phải kể tới như Úc, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, …
Hình 2.2. Bản đồ những nước nuôi trồng cá Vược chính trên thế giới Nguồn: FAO Fishery Statistics (2009) Do đặc điểm của đề tài là tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá Vược mang lại dựa trên các kết quả của các hộ nuôi nên đề tài tập trung vào các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, các số liệu, dữ liệu thứ cấp về cá Vược là chủ yếu để dựa vào đó phân tích, đánh giá và so sánh với nghiên cứu thực tế.
Một số nước trên thế giới tập trung nghiên cứu rất nhiều về cá Vược phải
kể đến như: Ấn Độ, Thái lan, Trung Quốc, Úc … và đặc biệt tổ chức FAO đã có rất nhiều nghiên cứu về cá Vược. Có thể khẳng định rằng các tác giả trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật về sản xuất cá Vược giống, các vấn đề về dinh dưỡng, phòng và trừ dịch bệnh cho cá Vược nuôi ao cũng như nuôi lồng.
Với hình thức nuôi cá Vược trong cả ao nước ngọt và nước lợ có ở Australia và Đông Nam Á. Năng suất nuôi cũng khác nhau tuỳ thuộc vào mức đầu tư, trình độ nuôi, mật độ nuôi, kích cỡ giống thả ban đầu,... Giống cá Vược (20 –100 g/con) được nuôi trong ao nước lợ với mật độ dao động 0,25 2 con/m2.Diện tích ao nuôi cá Vược dao động trong khoảng 0,08 2 ha có thể thu được năng suất đến 20 tấn/ha (Tucker et al 2002 trích trong MBA Seafood Watch,2006).Thông thường, đối với những người nuôi mới thường nuôi cá Vược đạt năng suất 5 10 tấn/ha. Theo Zhuang Zhimeng (1998), ở Trung Quốc mô hình nuôi đơn cá Vược có chiều dài thả ban đầu là 7 cm ở mật độ 1 1,4 con/m2, sau 4 6 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ từ 0,5 – 1 kg/con, sản lượng cá đạt 3,75 tấn/ha. Theo James (2003), cá Vược là đối tượng được chọn lựa để nuôi luân canh trong ao nuôi tôm. Nuôi luân canh cá Vược sẽ tránh vấn đề dịch bệnh do virus trong ao nuôi tôm.Tại Ấn Độ, hình thức nuôi đơn cá Vược rất hiếm, chủ yếu được nuôi kết hợp với một loài cá khác (như cá Rôphi) và thân mềm hai mảnh vỏ.Phương thức canh tác chủ yếu là nuôi quảng canh. Trong hệ thống nuôi ghép với cá Vược, cá Vược thường đạt kích cỡ thương phẩm 0,7 – 1 kg sau 7 12 tháng nuôi, năng suất đạt được là 2,2 tấn/ha/năm. Sản lượng nuôi cá Vược có thể đạt đến 3,6 tấn/ha/năm trong điều kiện thí nghiệm (James, 2003).
Những tài liệu có chất lượng cũng như có uy tín lớn về cá Vược phải kể tới như: FAO, Seabass (Lates Calcarifer) Culture in Thailand; FAO, Training Manual Biology and Culture of Sea Bass (Lates calcarifer); FAO, Cultured Aquatic Species Information Programme;hay báo cáo Study of the Market for Aquaculture Produced Seabass and Seabream Species của đại học Stirling, Anh Quốc; … Những nghiên cứu này phần lớn đã chỉ ra được những vấn đề cơ bản trong nghề nuôi cá Vược như kỹ thuật nuôi, tối ưu mô hình nuôi, thống kê về sản lượng, thị trường và đưa ra một số dự báo trong tương lai.
Mặc dù những nghiên cứu này rất có giá trị trong nghiên cứu mô hình nuôi cá Vược trên toàn thế giới.Tuy nhiên, do khác biệt quá lớn giữa các địa bàn của từng nghiên cứu, cũng như các mô hình nuôi trồng khác nhau nên phần lớn các nghiên cứu chỉ mang tính cục bộ hoặc chỉ ra xu hướng chung, chưa thể áp dụng toàn bộ ở Việt Nam.