Kinh nghiệm tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá vược nước ngọt tại huyện tiền hải tỉnh thái bình (Trang 35 - 39)

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam

2.2.2.1. Hiện trạng ngành thủy sản Việt Nam

Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km. Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2 với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới ấn Độ ­ Thái Bình Dương với chừng 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện (VASEP, Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam, 2015).

Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản.Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng tốt trong 6 năm, từ trên 4,87 triệu tấn vào năm 2009 lên trên 6.55 triệu tấn vào năm 2014 với mức tăng bình quân là 7,56%/năm.

Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,11%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.

Trong khi đó, trước sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản tự nhiên và trình độ khai thác đánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản từ hoạt động khai thác tăng khá thấp trong các năm qua, với mức tăng bình quân 4,81%/năm.

Đơn vị: tấn

Biểu đồ 2.1. Sản lượng đánh bắt và NTTS tại Việt Nam từ năm 2009­2015 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2015)

Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiệu quả kinh tế của việc nuôi trồng thủy sản tăng khá đều qua các năm, năm 2015 đã đạt 170 triệu đồng/ha tương đương 17 triệu đồng/1000m2 hiệu quả kinh tế trên 1 hecta đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản có sự chênh lệch rất lớn, ví dụ điển hình như tính đến năm 2014 thì 1 hecta mặt nước NTTS đem lại giá trị sản phẩm gấp tới 2,05 lần so với cùng diện tích đất trồng trọt. Điều này một lần nữa khẳng định rằng chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang hướng NTTS là một hướng đi đúng đắn, cần được thúc đẩy và triển khai mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Đơn vị: Triệu đồng

Biểu đồ 2.2. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 hecta đất trồng và mặt nước NTTS từ năm 1995­2015

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2015)

2.2.2.2. Hiện trạng nghề nuôi cá Vược thương phẩm ở Việt Nam

Nghề nuôi cá biển của Việt Nam mới được quan tâm phát triển từ đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, còn non trẻ so với các nước trong khu vực ĐôngNam Á và nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam có đầy đủ tiềm năng và lợi thế để phát triển nghề nuôi biển với trên 3.200 km bờ biển, dọc ven biển có nhiều eo, vịnh kín gió, có trên 4.000 hòn đảo lớn nhỏ với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nuôi trồng; gần thị trường tiêu thụ cá sống lớn là Trung Quốc, Hồng Kông.

Ở Việt Nam, cá Vược phân bố dọc theo bờ biển các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hoà, Bình Thuận, Vũng Tàu, Nam Bộ và quần đảo Trường Sa.Việc nghiên cứu về cá Vược còn rất ít, thực hiện chưa đồng bộ và chưa có hệ thống. Hiện nay vẫn chưa có một số liệu thống kê cụ thể nào về sản lượng, quy mô nuôi cá Vược trên cả nước.

Cá Vược là đối tượng nuôi đầy triển vọng của nghề nuôi cá nước lợ, mặn ở vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Cá Vược là loại cá rộng muối, thích hợp với cả hai hình thức nuôi ao và nuôi lồng bè. Chúng là những loài cá dữ nhưng trong điều kiện nuôi có thể luyện cho chúng ăn thức ăn hỗn hợp.

Mặc dù nước ta có tiềm năng cả về diện tích, môi trường sinh thái và thị trường tiêu thụ nhưng nghề nuôi cá Vược còn chưa phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cá Vược được nuôi chủ yếu trong ao đất với qui mô nhỏ ở các tỉnh miền Trung và Nam Bộ. Nguồn cá giống từ biển vào đầm theo thuỷ triều, hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh. Cá Vược cũng được đưa vào nuôi lồng trong biển ở Quảng Ninh (Phạm Văn Cửu, 2007). Những năm gần đây, người dân phía Bắc cũng đã thử nghiệm nuôi cá Vược trong ao nước lợ ở vùng ven biển, nuôi ghép với cá truyền thống trong ao nước ngọt. Đặc biệt cá Vược là đối tượng nuôi có hiệu quả cao trên các ao nuôi tôm đã bị bỏ hoang do cá thích nghi được với ngưỡng môi trường rộng, có tốc độ tăng trưởng nhanh, dễ nuôi và giá thành cao,...Đã có nhiều hộ nông dân đã coi cá Vược là một đối tượng thay thế khi nghề nuôi tôm Sú không còn mang lại hiệu quả ở một số vùng do phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường và dịch bệnh.Thực tế trong dân đã có nhiều hộ nuôi cá Vược thành công, năng suất đạt được trên 5 tấn/ha.

Môi trường nuôi phù hợp cho cá Vược có diện tích rất lớn, tuy nhiên nghề nuôi cá Vược chưa phát triển mạnh; việc nuôi vỗ thương phẩm loài cá Vược nhìn chung còn rất hạn chế và việc nghiên cứu cá Vược ở nước ta vẫn còn ít, mặc dù loài cá này đã được sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và trên Thế giới (chủ yếu là loài cá Vược (Lates calcarifer) được sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm). Vấn đề nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo và xây dựng quy trình nuôi phù hợp để từng bước đưa loài cá này trở thành đối tượng nuôi kinh tế, cho vùng ven bờ và nuôi lồng là việc làm hết sức cần thiết hiện nay ở nước ta. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm và sản xuất thành công thức ăn công nghiệp cho cá Vược là vấn đề cần quan tâm để đưa nghề nuôi cá Vược ở Việt Nam đạt hiệu quả cao.

Hiện nay trong nước đã có một số công trình nghiên cứu khoa học của các cơ quan tổ chức như trường Đại học Nha Trang, Đại học Cần Thơ, các Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản … đã đề cập đến một số vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài này.Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập đến các vấn đề về đặc điểm hình thái, phân bố, sinh sản hay ương cá giống mà chưa có nghiên cứu nhiều về nuôi cá Vược thương phẩm. Đặc biệt có hai nghiên cứu liên quan trực tiếp đến hiệu quả mô hình nuôi cá Vược thương phẩm đó là:

Nghiên cứu: “Ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá Vược (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thuận An ­ Phú Vang ­ tỉnh Thừa Thiên Huế, 2010” của Đại học Nông Lâm Huế đã chỉ ra rằng (i) hiêu quả kinh tế ở mật độ nuôi 1con/m2đạt hiệu quả kinh tế cao hơn so với mật độ 3con/m2. (ii) Mâṭ đô ̣ 1con/m2 lợi nhuận 49.442.500 (đồng/ha), tỷ suất lợi nhuận: 23,9%; Mâṭ đô ̣3con/m2 lợi nhuận 24.625.000 (đồng/ha), tỷ suất lợi nhuận: 5,3%.

Nghiên cứu: “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi cá Vược (Lates calcarifer Bloch, 1790) thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa” Nguyễn Xuân Bảo, 2009 (i) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất vụ nuôi năm 2007 trung bình đạt 12,16%, tức là bình quân với mỗi một đồng chi phí người nuôi bỏ ra đầu tư nuôi cá Vược trong vụ nuôi năm 2007 thu được 0,1216 đồng lợi nhuận. Trong vụ nuôi năm 2007, cùng với 1 đồng vốn bỏ ra để đầu tư nuôi cá Vược tính trên 1 ha nhưng các hộ nuôi ở Nha Trang thu được 0,2184 đồng lợi nhuận cao hơn gấp 2,59 lần so với các hộ nuôi ở Cam Lâm và hơn 1,72 lần so với các hộ nuôi tại Cam Ranh.

Tại xã Đông Giang, huyện Đông Hưng, Thái Bình, được sự hỗ trợ của phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 02 hộ dân Trần Văn Nghĩa và Phạm Thị Liên đã triển khai thực hiện mô hình nuôi cá Vược nuôi thương phẩm ở2 ao.

Ao của ông Trần Văn Nghĩa diện tích 2.200 m2 và bà Phạm Thị Liên diện tích 2.800 m2.Cá Vược được thả nuôi với mật độ 1,2 con/m2 (cỡ cá giống 6– 8 cm/con), sử dụng thức ăn là cá mè (loại cá mè hương, giống) có sẵn trong ao vào tháng đầu tiên và cá tạp vào các tháng tiếp theo. Kết quả sau 6 tháng nuôi cá đạt cỡ thương phẩm, hệ số thức ăn là 6,5 – 7,0. Hộ ông Nghĩa có sản lượng đạt1.478 kg tương đương với năng suất là 7,95 tấn/ha cho lãi 39,3 triệu/ha, hộ bà Liên đạt sản lượng 1.646 kg tương đương với năng suất là 5,88 tấn/ha cho lãi 21,7triệu/ha (Đoàn Quang Vinh, 2007).

Từ đầu năm 2008, Phòng nông nghiệp & PTNT đã đưa một số chủ hộ thực hiện mô hình đi tham quan học tập kinh nghiệm nuôi cá Vược tại Trường đại học Nha Trang.Sau đó, cá Vược được đưa về nuôi thử nghiệm trên diện tích 1,5 ha với số lượng 25.000 con (mật độ khoảng 1,67 con/m2), cỡ giống từ 1 ­ 1,5 cm. Sau 7 tháng nuôi, mô hình đã đạt một số kết quả bước đầu với kích cỡ cá thu hoạch bình quân 1kg/con, sản lượng đạt 6 tấn. Hộ nuôi thử nghiệm Phùng Ngọc Hải đã thu lãi ròng hơn 60 triệu đồng. Thực tế cho thấy, cá Vược là đối tượng nuôi khá thích hợp ở vùng nước mặn lợ, cá có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh. Với cỡ giống từ 1 ­ 1,5 cm sau 7 tháng có thể đạt 0,9 – 1 kg/con (Quốc Hải, 2009).

Như vậy, theo các mô hình nuôi cá Vược trong dân, mật độ cá thả từ 1,2 – 2 con/m2 tuỳ thuộc vào kích cỡ cá thả, sau 6 ­ 7 tháng nuôi cá Vược có thể đạt đến kích cỡ thương phẩm, năng suất đều trên 5 tấn/ha. Cá nuôi ít bị mắc bệnh, chất lượng cá thơm ngon được thị trường ưa chuộng.Việc nuôi cá Vược thành công sẽ góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, tạo tiền đề để chuyển đổi đối tượng nuôi trên một số diện tích nuôi tôm kém hiệu quả.

Đến nay, cá Vược đang dần trở thành đối tượng nuôi phổ biến trong dân.

Tuy nhiên, nghề nuôi cá Vược ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở qui mô nhỏ, phát triển manh bún.Các nghiên cứu công nghệ nuôi, mô hình nuôi cá Vược tại Việt Nam chưa có nhiều công bố. Tài liệu phục vụ cho nuôi thương phẩm còn hạn chế, mới chỉ dừng lại ở việc dịch tài liệu và phổ biến các công trình nghiên cứu của nước ngoài dưới dạng tài liệu khuyến ngư. Việc phát triển nuôi cá Vược trong dân chủ yếu xuất phát từ kinh nghiệm thực tế và qua tập huấn khuyến ngư, nên hiệu quả nuôi chưa cao. Để nghề nuôi cá Vược đem lại hiệu quả cao hơn nữa cần phải có những nghiên cứu sâu hơn và hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm, để ứng dụng vào điều kiện nuôi thực tế, giúp người nuôi giảm thiểu những rủi ro thiệt hại thường gặp trong nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và trong nghề nuôi cá Vược nói riêng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá vược nước ngọt tại huyện tiền hải tỉnh thái bình (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)