PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Thực trạng hiệu quả mô hình nuôi cá Vược thương phẩm nước ngọt trên địa bàn huyện
4.2.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá Vược
Sau tính toán được hết các chỉ số về chi phí và doanh thu, để đánh giá về hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá Vược thương phẩm nước ngọt, nghiên cứu đã sử dụng một số chỉ tiêu như thu nhập hỗn hợp, lợi nhuậnvà tỉ suất lợi nhuận.
Với thu nhập hỗn hợp, sau khi trừ các chi phí phải mua ngoài trung bình mỗi hộ thu được 61 triệu đồng/vụ, trong đó hộ có thu nhập thấp nhất là 38,4 triệu đồng/vụ và cao nhất lên tới 102 triệu đồng/vụ. Bình quân trên 1000m2 diện tích nuôi, mỗi mô hình cũng đem lại thu nhập hỗn hợp khoảng 29.92 triệu đồng/vụ, và con số này là 40.44 triệu đồng/vụ với bình quân mỗi tấn cá thu hoạch. Với mức thu nhập này người nuôi cá Vược thương phẩm nước ngọt có thể hoàn toàn có thể sống được, thậm chí làm giàu từ con cá Vược.
Ngay cả khi tính đến lợi nhuận thực tế sau khi đã trừ cả giá trị quy đổi của tiền công lao động gia đình thì thu nhập trung bình của mỗi hộ nuôi cũng là 43,6 triệu đồng/vụ, trong đó thấp nhất là 22,8 triệu đồng/vụ và cao nhất là 86,4 triệu đồng/vụ. Lợi nhuận trung bình trên 1000m2 diện tích là 29,91 triệu đồng và trên 1 tấn cá thương phẩm đạt 40,44 triệu đồng.
Tỉ suất lợi nhuận là chỉ số cụ thể nhất để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi, ở mô hình nuôi cá Vược thương phẩm nước ngọt tại Tiền Hải, chỉ số trung bình này là 51,87%, một con số khá cao so với quy mô nuôi trồng thủy sản hộ gia đình (bảng 4.10).
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi
Đơn vị: 1000.đ Chỉ tiêu Bình quân theo hộ Bình quân 1000 m2 Bình quân 1000kg TSLN
TNHH Lợi nhuận TNHH Lợi nhuận TNHH Lợi nhuận (%)
Nhỏ nhất 38.400,00 22.800,00 19.200,00 11.400,00 37.095,11 22.800,00 29,53 Lớn nhất 102.000,00 86.400,00 90.700,00 75.100,00 91.701,63 75.100,00 100,27 Trung bình 61.000,00 43.600,00 41.964,99 29.916,14 56.500,53 40.438,21 51,87 Độ lệch chuẩn 14.500,000 13.400,0 13.643,70 11.424,83 16.562,63 14.635,39 18,31
Nguồn: số liệu điều tra (2015)
Vì mỗi hộ nuôi có diện tích và quy mô nuôi khác nhau nên các chỉ số về hiệu quả kinh tế theo hộ không có nhiều ý nghĩa khi phân tổ thống kê để hình thành các mô hình nuôi, vì nhóm các hộ có diện tích nuôi lớn hơn, đầu tư nhiều hơn đương nhiên sẽ có khả năng thu được lợi nhuận nhiều hơn.
Như biểu đồ 4.5 đã chỉ ra rằng trong trong nghiên cứu này, hộ có diện tích nuôi nhỏ đồng nghĩa với việc mật độ thả sẽ cao và ngược lại, điều này lý giải cho việc hiệu quả kinh tế giữa 2 nhóm này là khá tương đồng. Nhóm có diện tích nuôi nhỏ dưới 1.500m2 và mật độ thả cao từ 1con/m2 trở lên có thu nhập hỗn hợp bình quân trên 1.000m2 là vào khoảng 50 triệu đồng, thu nhập hỗn hợp bình quân trên 1 tấn cá thương phẩm là vào khoảng trên dưới 62 triệu đồng. Trong khi con số đó ở nhóm có diên tích nuôi từ 1.500m2 trở lên và mật độ thả dưới 1 con/m2 lần lượt là khoảng trên 35 triệu đồng và trên dưới 49 triệu đồng.
Nhìn vào những con số này đương nhiên có thể kết luận rằng việc nuôi cá Vược thương phẩm nước ngọt với mật độ cao hơn (từ 1 con/m2 trở lên) sẽ đem lại thu nhập và lợi nhuận nhiều hơn, nhưng cần chú ý không tăng mật độ lên quá cao vượt định mức kỹ thuật cho phép.
Tuy nhiên chỉ số tỷ suất lợi nhuận thì lại phản ánh điều hoàn toàn ngược lại, nuôi ở diện tích lớn và mật độ thả nhỏ lại có tỉ suất cao hơn so với việc nuôi ở diện tích nhỏ và mật độ thả lớn, con số này lần lượt là 56,63% và 58,11% so với 48,16% và 47,72%.Điều này có nghĩa là khi xét tới hiệu quả của tổng chi phí đầu tư thì việc nuôi ở diện tích lớn hơn và mật độ thả thưa hơn sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn so với việc nuôi ở diện tích nhỏ và mật độ thả cao.Hay nói một cách dễ hiểu là với một đồng chi phí bỏ ra thì đầu tư vào mô hình nuôi ở mật độ thấp hơn sẽ sinh lời nhiều hơn.
Điều này xảy ra tương tự khi phân tổ hiệu quả kinh tế theo thời gian nuôi, có thể nhận thấy thu nhập hỗn hợp bình quân trên 1000m2 tăng dần theo thời gian nuôi từ 6 đến 6,5 và 7 tháng lần lượt là 39,39; 40,07 và 48,37 triệu đồng/vụ. lợi nhuận trung bình cũng tăng từ 29,19 lên 33,92 triệu đồng/vụ. Việc tăng thời nuôi sẽ giúp sản lượng cá tăng tuy nhiên chi phí cũng sẽ tăng theo, vì vậy khi đặt yếu tố hiệu quả của chi phí cho thời gian nuôi thêm so với lợi nhuận mà nó đem lại cần phải xem xét tới tỉ số lợi nhuận. Nuôi cá Vược ở 6 tháng cho tỉ suất lợi nhuận lên
tới 61,67% cao hơn khoảng 13 đến 14% so với việc nuôi ở 6,5 và 7 tháng. Vì vậy trên thực tế trong mỗi quyết định về tăng thêm thời gian nuôi thì hộ nuôi cần phải xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng.
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế theo diện tích, mật độ và thời gian nuôi Đơn vị: 1000.đ Chỉ tiêu Bình quân 1000 m2 Bình quân 1000kg TSLN
TNHH Lợi nhuận TNHH Lợi nhuận (%)
Diện tích nuôi (m2) <1500 50.116,67 35.266,24 50.623,89 35.559,91 48,16
>=1500 35.485,45 25.663,50 61.171,71 44.315,83 56,63 Mật độ thả (con/m2) < 1 35.321,69 25.284,08 63.336,05 45.606,89 58,11
>=1 49.413,54 35.109,67 48.836,47 34.643,02 47,72
Thời gian nuôi (tháng)
6 39.391,40 29.198,22 63.427,61 46.574,51 61,67 6,5 40.075,01 27.876,81 55.008,43 38.668,73 48,20 7 48.374,40 33.972,26 49.117,75 34.569,79 47,29 Tính chung 41.964,99 29.916,14 56.500,53 40.438,21 51,87 Nguồn: số liệu điều tra (2015) Xét theo góc độ hiệu quả của mô hình theo các mức đầu tư trên 100m2 ta có thể thấy rõ một xu hướng là đầu cao đem lại lợi mức lợi nhuận cao hơn, cự thể nhóm hộ có mức đầu tư thấp hơn 40 triệu đồng/1000m2 có lợi nhuận bình quân là 25,3 triệu đồng thấp hơn nhóm đầu tư trên 70 triệu đồng/1000m2 khoảng hơn 12 triệu đồng. Điều này một lần nữa khẳng định trong nuôi trồng thủy sản nói chung và cá Vược nói riêng mức độ đầu tư vốn cũng vô cùng quan trọng, mức đầu tư về vốn còn thể hiện sự hiểu biết cũng như kỹ thuật của người nuôi, đầu tư đúng, đủ để đem lại hiệu quả tốt nhất. Vấn đề thay đổi lối mòn suy nghĩ của người nông dân từ hướng sản xuất, đầu tư theo cảm tính và kinh nghiệm chủ quan cá nhân, cắt bỏ những khoản đầu tư được cho là không cần thiết làm ảnh hưởng tới hiệu quả chung của cả mô hình.
Đơn vị: 1000.đ
Biểu đồ 4.6. Lợi nhuận bình quân trên 1000m2 theo chi phí đầu tư Nguồn: số liệu điều tra (2015) Kết quả của các phân tích về hiệu quả kinh tế trên lại đặt ra một câu hỏi trong thực tế, vậy tóm lại các hộ nuôi cá Vược thương phẩm nước ngọt tại Tiền Hải nên chọn theo mô hình nuôi nào?
Về mặt lý thuyết của hiệu quả kinh tế, đầu tư đương nhiên ta sẽ chọn theo hướng đầu tư vào mô hình nào có tỉ suất lợi nhuận cao hơn, tức là sẽ nuôi với diện tích nuôi lớn, mật độ thả nhỏ từ 0,5 đến dưới 1 con/m2, hoặc là chỉ nuôi trong thời gian 6 tháng.
Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế điều kiện của mỗi hộ và thời điểm cụ thể của thị trường cần phải hết sức thận trọng vì chưa chắc việc đầu tư dập khuôn vào mô hình có tỉ suất lợi nhuận cao hơn sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn.Sở dĩ trên thực tế thì diện tích nuôi của mỗi hộ là biến số rất khó thay đổi, nếu có thay đổi sẽ kèm theo một lượng chi phí rất lớn như thuê đất, đầu tư cải tạo ban đầu.Vậy với các hộ không muốn hoặc không thể đầu tư thêm ao nuôi để tăng diện tích nuôi thì liệu rằng có nên vẫn giữ mật độ nuôi thấp để có được hiệu quả đầu tư tốt nhất, phân tích sau sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.Đặt giả thuyết rằng hộ nuôi có một diện tích nuôi cố định và quy đổi chi phí và lợi nhuận về diện tích nuôi 1000m2.
Lúc này mặc dù tỉ suất lợi nhuận như ta đã biết rằng của nhóm mật độ nuôi nhỏ
hơn 1 con/m2 là cao hơn tuy nhiên tổng lợi nhuận của nhóm mật độ từ 1 con/m2 trở lên lại cao hơn là khoảng 9,83 triệu và mức tổng chi phí cao hơn là 30,06 triệu. Điều này có nghĩa là trong cùng một vụ nuôi, trên diện tích nuôi là 1000m2 nếu ta đang nuôi ở mật độ dưới 1 con/m2 và chịu đầu tư thêm 30,06 triệu thì sẽ thu thêm lợi nhuận là 9,83 triệu, đồng nghĩa với việc số tiền đầu tư để tăng mật độ này cũng đem lại tỉ suất lợi nhuận là 32,69%, một con số không hề nhỏ và cũng cao hơn rất nhiều lần so với lãi suất nếu phải đi ngân hàng.
Vì vậy nếu trong trường hợp hộ nuôi không thể tăng diện tích nuôi cũng như không gặp khó khăn trong việc huy động vốn thì hãy tiếp tục đầu tư thêm để tăng mật độ nuôi lên từ khoảng 1 đến 1,5 con/m2 theo đúng với khuyến cáo kỹ thuật. Vì đơn giản khoản chi phí đầu tư thêm đó mặc dù không có tỉ suất lợi nhuận cao như ban đầu nhưng vẫn tiếp tục sinh lời trong cùng một khoảng thời gian của vụ nuôi.
Về việc tăng thời gian nuôi từ 6 lên 7 tháng cũng hoàn toàn tương tự, tuy nhiên ở trường hợp này tỉ suất lợi nhuận của khoảng chi phí đầu tư thêm chỉ là 19,47%. Tuy nhiên không thể kết luận rằng nuôi cá Vược trong thời gian 7 tháng sẽ luôn cho hiệu quả tốt hơn vì chúng còn phụ thuộc vào tình hình sinh trưởng và phát triển thực tế của cá cũng như giá bán tại thời điểm thu hoạch.Nếu trong thời gian 1 tháng đó giá bán thay đổi mạnh cũng như cá đã lớn đạt đến ngưỡng chậm phát triển hơn thì rất có thể việc nuôi lâu hơn sẽ gây thua lỗ nhiều hơn.Vì vậy quyết định trong trường hợp này cần hết sức cẩn trọng và nhạy bén, phụ thuộc phần lớn vào tình hình tại thời điểm đó.
Cụ thể hơn về sự khác biệt giữa lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận được biểu diễn trong biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 4.7. Lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận quy đổi trên 1.000m2 diện tích Nguồn: số liệu điều tra (2015) Nhìn chung đến đây có thể kết luận mô hình nuôi cá Vược thương phẩm nước ngọt tại Tiền Hải là một mô hình thành công, đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập xứng đáng với công sức của người dân bỏ ra. Đây sẽ là một mô hình hứa hẹn làm thay đổi kinh tế hộ nuôi nói riêng và bộ mặt thủy sản của huyện Tiền Hải nói chung.