Chi phí đầu tư nuôi cá Vược thương phẩm nước ngọt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá vược nước ngọt tại huyện tiền hải tỉnh thái bình (Trang 57 - 63)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Thực trạng hiệu quả mô hình nuôi cá Vược thương phẩm nước ngọt trên địa bàn huyện

4.2.2. Chi phí đầu tư nuôi cá Vược thương phẩm nước ngọt

4.2.2.1. Chi phí nuôi theo hộ gia đình

Có nhiều cách phân tổ các loại chi phí trong mô hình nuôi cá Vược nước ngọt thương phẩm, thường thấy nhất là phân chi phí theo bản chất theo 2 hình thức là chi phí cố định và chi phí lưu động. Tuy nhiên, trong điều kiện nghiên cứu thực tế của mô hình là để dành cho quy mô kinh tế hộ gia đình, mang một số đặc thù như rất khó xác định rõ chi phí lao động do phần lớn người dân tự làm vào một khung thời gian trong ngày và rất ít khi thuê lao động bên ngoài, thêm vào đó các chi phí cố định do sử dụng chung với nhiều mục đích khác nhau, thời điểm đầu tư cũng rất khác dẫn tới việc sai số trong tính toán là rất lớn. Vì vậy những lý do như vậy nên nghiên cứu quyết định phân tổ thống kế theo các chỉ tiêu (i) Chi phí phải mua ngoài bao gồm chi phí giống, thức ăn, vôi bột, thuốc phòng bệnh, nhiên liệu; (ii) chi phí lao động của gia đình bao gồm công chăm sóc, công cải tạo; (iii) các chi phí khác có thể có như chi phí khấu hao, chi phí thuê lao động thời vụ, và các chi phí mà hộ nuôi phải bỏ ra khác.

Bảng 4.3. Chi phí nuôi cá Vược thương phẩm nước ngọt theo hộ gia đình Đơn vị: 1000 đ

Chỉ tiêu

Chi phí mua ngoài Lao động gia đình

Chi phí khác

Tổng chi Chi phí phí

giống

Mua thức ăn

Vôi bột

Thuốc phòn g

bệnh

Điện

Công chăm sóc

Công cải tạo

Nhỏ nhất 7.200,0 36.000,0 100,0 100,0 1.000,0 15.000,0 300,0 0,0 60.400,0 Lớn nhất 18.000,0 83.300,0 300,0 200,0 2.000,0 35.000,0 900,0 2.000,0 121.000,0 Trung bình 11.000,0 52.500,0 195,4 112,1 1.342,1 16.900,0 489,2 258,6 82.900,0 Độ lệch

chuẩn 2.405,1 9.454,2 34,9 26,1 267,0 3.492,3 139,5 410,8 12.700,0 Nguồn: số liệu điều tra (2015) Bảng 4.3. cho thấy, nuôi cá với quy mô và mật độ khác nhau đương nhiên sẽ dẫn tới sự khác nhau về chi phí ở của mỗi hộ, do vậy trong phân tích này chỉ đề cập tới cơ cấu của các nhóm chi phí mà hộ nuôi đã phải bỏ ra. Cụ thể như sau:

Tính chung trong tổng chi phí của mội hộ có tới 78,80% là chi phí mua ngoài, trong đó chi phí thức ăn và con giống chiếm phần lớn. Mặc dù phần lớn công lao động cho việc chăm sóc, cải tạo ao nuôi là do các hộ nuôi tự làm, tuy nhiên chúng cũng chỉ chiểm 21,20% trên tổng kinh phí của mỗi mô hình nuôi cá hộ gia đình.

Về cơ cấu kinh phí phân theo diện tích nuôi không có nhiều khác biệt, gần như ở các diện tích nuôi khác nhau thì các hộ nuôi vẫn đảm bảo được các chi phí tự có sẵn luôn duy trì ở mức trên dưới 21%, có kết quả này là do diện tích nuôi giữa các hộ không chênh lệch nhiều, không có diện tích quá lớn nằm ngoài khả năng chăm sóc, cải tạo của lao động trong hộ gia đình. Hơn nữa do đặc thù của các mô hình kinh tế hộ là người dân cố gắng tận dụng tối đa ngày công lao động sẵn có trong sản xuất, hạn chế thuê nhân công bên ngoài, đúng với phương châm:

“lấy công làm lãi”.

Với nhóm mật độ thả, việc mật độ thả cao hơn đương nhiên sẽ dẫn tới việc

tăng chi phí con giống và thức ăn, điều này lý giải cho việc ở mật độ 1 con/m2 trở lên tỉ lệ chi phí mua ngoài là cao nhất với 88,64% so với 77,16% của nhóm mô hình nuôi có mật độ dưới 1con/m2. Cụ thể về tỷ lệ chi phí trong mỗi mô hình nuôi theo hộ gia đình được thể hiện ở biểu đồ 4.3:

ĐVT: %

Biểu đồ 4.3. Cơ cấu chi phí nuôi theo hộ gia đình

Nguồn: số liệu điều tra (2015) 4.2.2.2. Chi phí nuôi quy đổi trên một nghìn mét vuông

Mục đích lớn nhất của việc quy đổi chi phí nuôi của các hộ sang chi phí trên 1.000m2 là nhằm tạo được tính đồng nhất giữa các mô hình nuôi, từ đó có đưa ra các phân tích, so sánh một cách khách quan hơn. Đồng thời đây cũng là một chỉ số quan trọng giúp tính được lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận của mô hình nuôi trên 1.000m2, từ đó có thể giúp so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá Vược thương phẩm nước ngọt tại Tiền hải với các mô hình nuôi ở các địa phương khác một cách dễ dàng và trực quan hơn.

Bảng 4.4. Chi phí nuôi cá Vược thương phẩm quy đổi trên 1.000m2 ĐVT: 1.000đ

Chỉ tiêu

Chi phí mua ngoài Lao động gia đình

Chi phí

khác Tổng chi Chi phí phí

giống

Mua thức ăn

Vôi bột

Thuốc phòn g

bệnh Điện

Công chăm sóc

Công cải tạo

Nhỏ nhất 5.000,0 21.360,0 75,0 50,0 500,0 7.500,0 150,0 0,0 34.875,0 Lớn nhất 12.000,0 62.496,0 250,0 153,8 1.538,5 26.923,1 600,0 1.333,3 94.696,0 Trung bình 7.728,6 36.603,2 133,3 76,8 914,1 11.721,0 327,9 175,9 57.680,7 Độ lệch

chuẩn 2.665,8 11.292,7 33,6 22,6 219,3 3.673,8 91,3 290,4 16.847,2 Nguồn: số liệu điều tra (2015) Tổng chi phí trên 1.000m2 diện tích mặt nước nuôi cá Vược thương phẩm nước ngọt của các hộ nuôi tại huyện Tiền Hải là khoảng trên 57,68 triệu đồng cao hơn 2,78 triệu đồng so với chi phí nuôi trong kết quả nghiên cứu mô hình nuôi tại Khánh Hòa vào năm 2008 của Nguyễn Xuân Bảo Sơn, mức đầu tư giữa hai địa bàn nuôi về cơ bản là tương đồng, tuy nhiên nếu so sánh về chênh lệch giá cả giữa 2 thời điểm nghiên cứu cũng như thời gian trung bình mỗi vụ nuôi thì mô hình nuôi tại Tiền Hải có vẻ tiết kiệm chi phí hơn.

Cụ thể hơn về cơ cấu của từng nhóm chi phí, trong nhóm chi phí mua ngoài thì có tới 80,52% đến từ chi phí mua thức ăn, 17% là chi phí con giống, riêng 2 khoản chi phí này đã chiếm đến 97,52% tổng chi phí phải mua ngoài của mỗi mô hình nuôi, điều này một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của giá cả thức ăn và con giống đầu vào trong hiệu quả kinh tế của mỗi hoạt động nuôi trồng, các chi phí còn lại như điện, vôi bột, thuốc phòng bệnh chỉ chiếm vỏn vẹn 2,48%

(biểu đồ 4.7). Về nhóm chi phí tự có từ lao động gia đình, phần lớn cũng tập trung ở công chăm sóc khi chiếm tới 97,26% tổng số công lao động mà hộ nuôi bỏ ra trên 1.000m2 nuôi cá Vược thương phẩm nước ngọt. Ngoài ra tổng các chi phí khác chiếm khoảng 0,3%.

Đơn vị: %

Biểu đồ 4.4. Cơ cấu chi phí mua ngoài trên 1.000m2

Nguồn: số liệu điều tra (2015) Ở một góc nhìn khác đối với các chi phí khi ta phân tổ các chi phí theo nhóm mật độ thả và thời gian nuôi cũng nhận ra một số xu hướng đúng với quy luật, ví dụ như trên cùng một diện tích nuôi khi ta tăng mật độ thả thì chi phí sản xuất của mô hình cũng tăng theo, cụ thể trong mô hình này thì chi phí của 1.000m2 nuôi với mật độ từ 1 con/m2 trở lên cao hơn khoảng 30 triệu so với nuôi ở mật độ ít hơn 1 con/m2. Tương tự đối với thời gian nuôi, chi phí cũng tăng dần theo các khoảng thời gian nuôi do lượng chi phí phải bù thêm trong khoảng thời gian bổ sung đó, cụ thể trong thời gian nuôi 6 tháng thì tổng chi phí là khoảng 47,32 triệu đồng, 6,5 tháng là 57,84 triệu đồng và 7 tháng là 71,83 triệu đồng. Vì thế chưa thể vội kết luận về hiệu quả của các mô hình mặc dù đã biết mô hình nào phải bỏ ra chi phí cao hơn mà còn phải xem xét tới các yếu tố về doanh thu, lợi nhuận , cũng như tỉ suất lợi nhuận của mô hình.

Bảng 4.5. Chi phí nuôi quy đổi trên 1.000m2 theo diện tích, mật độ và thời gian nuôi

Đơn vị: 1.000đ

Chỉ tiêu

Chi phí mua ngoài Lao động gia đình

Chi phí khác

Tổng chi phí Chi phí

giống

Mua thức ăn

Vôi bột

Thuốc phòng bệnh

Điện Tổng Công chăm sóc

Công cải tạo

Tổng

Diện tích nuôi (m2)

<1500 10.112,90 46.721,61 158,14 92,30 1.092,77 58.177,72 14.496,90 353,52 14.850,42 201,93 73.230,08

>=1500 5.833,33 28.560,26 113,50 64,53 772,10 35.343,72 9.514,47 307,49 9.821,95 155,25 45.320,92

Mật độ thả (con/m2)

< 1 5.324,32 27.006,83 112,03 64,64 783,99 33.291,82 9.719,08 318,53 10.037,61 181,43 43.510,85

>=1 10.424,24 47.362,66 157,07 90,49 1.060,00 59.094,47 13.965,53 338,35 14.303,88 169,74 73.568,09

Thời gian nuôi (tháng)

6 6.180,00 29.715,44 116,02 66,62 794,53 36.872,62 9.866,71 326,47 10.193,18 251,00 47.316,80 6,5 7.759,26 36.607,91 138,04 80,56 923,95 45.509,72 11.882,08 316,12 12.198,20 130,34 57.838,27 7 9.833,33 46.162,25 150,05 85,41 1.065,44 57.296,47 14.054,69 347,44 14.402,13 140,02 71.838,62 Tính chung 7728,57 36.603,15 133,27 76,83 914,11 45.455,93 11.720,97 327,87 12.048,84 175,92 57.680,69

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các mô hình nuôi với diện tích lớn hơn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn, các chi phí về thức ăn, công lao động hay tất cả các chi phí nhỏ khác đều thấp hơn nếu được quy đổi chung về cùng một diện tích 1.000m2. Cụ thể khi nuôi với diện tích trên 1.500m2 thì tổng chi phí bình quân trên 1.000m2 là 45,32 triệu, thấp hơn mức trung bình chung là 12,36 triệu và thấp hơn nhóm diện tích dưới 1.500m2 tới 27,91 triệu đồng. Nguyên nhân của sự chênh lệch khá lớn này có thể phần lớn là do sự khác nhau về mật độ nuôi giữa 2 nhóm diện tích (thể hiện ở chi phí giống bình quân), nhóm diện tích nhỏ hơn đã nuôi với mật độ cao hơn, dẫn tới các chi phí khác cũng tăng theo.Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng diện tích nuôi càng lớn, chi phí bình quân trên 1.000m2 càng giảm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá vược nước ngọt tại huyện tiền hải tỉnh thái bình (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)