So sánh mô hình nuôi cá Vược thương phẩm với một số mô hình khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá vược nước ngọt tại huyện tiền hải tỉnh thái bình (Trang 74 - 80)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Thực trạng hiệu quả mô hình nuôi cá Vược thương phẩm nước ngọt trên địa bàn huyện

4.2.7. So sánh mô hình nuôi cá Vược thương phẩm với một số mô hình khác

Như đã đề cập ở phần cơ sở thực tiễn, kết quả của đề “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá Vược (Lates calcarifer Bloch, 1790) tại Thuận An ­ Phú Vang ­ tỉnh Thừa Thiên Huế’’ của đại học Nông Lâm Huế thực hiện năm 2009 được sử dụng để so sánh nhằm chỉ ra sự khác nhau giữa 2 mô hình nuôi tại 2 địa phương khác nhau này.Mặc dù thời điểm nghiên cứu của 2 mô hình cách nhau 6 năm, tuy nhiên do có sử dụng nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tương đồng, cũng như đây là 2 vùng nuôi có đặc trưng khác nhau nên vẫn mang nhiều ý nghĩa so sánh, tham khảo.

Các chỉ tiêu kỹ thuật như về thời gian và mật độ nuôi của 2 mô hình khá

tương đồng, mô hình tại Phú Vang nuôi trong 6 tháng với mật độ 1 con/m2 trong khi mô hình tại Tiền Hải nuôi trong 6,45 tháng và với mật độ 0,74 con/m2. Với thời gian nuôi không khác nhau quá nhiều nhưng rõ ràng với mật độ nuôi thấp hơn khoảng 26% nhưng mô hình tại Tiền Hải lại cho sản lượng cao hơn gấp 1,66 lần. Có thể thấy mô hình nuôi cá Vược thương phẩm tại Tiền Hải có hiệu quả kỹ thuật cao hơn rõ rệt, chúng đến từ một số nguyên nhân chính như: chất lượng cá giống tốt hơn, kỹ thuật nuôi đã được hoàn thiện và cải tiến hơn sau 6 năm, điều kiện nuôi lý tưởng hơn, thời gian nuôi lâu hơn (15 ngày),…. Kết quả này chỉ ra rằng so với quá khứ thì kỹ thuật cá Vược đang ngày được hoàn thiện, cũng như mô hình nuôi của các hộ dân tại Tiền Hải là một mô hình tốt, cần được tìm hiểu kỹ hơn nữa để có thể tiếp tục hoàn thiện và nhân rộng.

Để có được sản lượng cao như vậy thì các hộ nuôi tại Tiền Hải cũng đã phải bỏ ra chi phí sản xuất cao hơn gấp 2,79 lần. Tuy nhiên giá bán tại thời điểm sau cũng cao hơn 2,09 lần nên doanh thu và lợi nhuận của mô hình nuôi tại Tiền Hải cũng cao hơn đáng kể. Cụ thể, doanh thu trên 1000m2 tại Tiền Hải đạt 87,6 triệu đồng đem về lợi nhuận 29.92 triệu đồng trong khi con số này ở Phú vang chỉ lần lượng là 25,62 và 4,94 triệu đồng, cho thấy sự hiệu quả về kinh tế cao hơn rõ rệt của mô hình nuôi tại Tiền Hải.

Tuy nhiên do giá trị đồng tiền tại 2 thời điểm là khác nhau, vì vậy để có một so sánh chính xác nhất về hiệu quả kinh tế cần xét tới chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận.

Với tỉ suất lợi nhuận 51,87% so với 23,9% thì rõ ràng mô hình nuôi cá Vược thương phẩm tại Tiền Hải mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với mô hình nuôi tại Phú Vang, và điều này phần lớn đến từ các yếu tố kỹ thuật

Như vậy có thể kết luận mô hình nuôi cá Vược thương phẩm nước ngọt tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình có hiệu quả kinh tế,kỹ thuật cao hơn hẳn so với mô hình nuôi tại huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế.

4.2.7.2. So sánh với các mô hình nông nghiệp khác tại địa phương

Nghiên cứu cũng đưa ra một số so sánh định tính giữa mô hình nuôi cá Vược thương phẩm nước ngọt với các mô hình nông nghiệp điển hình khác của huyện Tiền Hải thông qua kết quả phỏng vấn các hộ dân. Đại diện cho trồng trọt là nghề trồng lúa nước, cho chăn nuôi là nghề chăn nuôi vịt thịt, và cho NTTS là nghề nuôi ngao thương phẩm.

* So sánh với nghề trồng lúa nước

Khi được hỏi về so sánh nghề nuôi cá Vược thương phẩm với nghề trồng lúa nước thì phần lớn các hộ dân đều có các quan điểm đồng nhất, do ngoài những hiểu biết về cá Vược thì chính họ cũng hiểu rất rõ về nghề trồng lúa vốn đã quá quen thuộc với nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Về kỹ thuật, có tới 98,57% số hộ được hỏi khẳng định rằng nuôi cá Vược yêu cầu kỹ thuật phức tạp hơn trồng lúa nước, song song với đó là tất cả mọi người đều cho rằng nghề nuôi cá Vược cần vốn đầu tư nhiều hơn và 97,14% tin tưởng rằng nghề nuôi cá sẽ đem lại thu nhập cao hơn. Về vấn đề tiêu thụ, đa phần người dân cũng cho rằng cá Vược sẽ khó tiêu thụ hơn lúa với 57,14% ý kiến, còn lại 34,29% cho rằng tiêu thụ dễ như nhau và chỉ 8,57% cho rằng cá Vược dễ tiêu thụ hơn. Người dân nuôi cá Vược cũng tự ý thức được rằng nghề nuôi cá Vược sẽ vất vả hơn do phải chăm sóc hàng ngày chứ không định kỳ như cây lúa, đồng thời cũng có tới 72,86% ý kiến cho rằng nuôi cá Vược thương phẩm sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với trồng lúa.

Bảng 4.12. So sánh với mô hình trồng lúa tại địa phương

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Trồng lúa

1 2 3

Yếu tố kỹ thuật (1. dễ hơn; 2. Như nhau; 3. Khó hơn) 0,00 1,43 98,57 Vốn đầu tư (1. Ít hơn; 2. Như nhau; 3. Nhiều hơn) 0,00 0,00 100 Thu nhập (1. thấp hơn; 2. Như nhau; 3. cao hơn) 0,00 2,86 97,14 Tiêu thụ (1. dễ hơn; 2. Như nhau; 3. Khó hơn) 8,57 34,29 57,14 Lao động (1.nhàn hơn; 2.như nhau; 3. vất vả hơn) 2,86 5,71 91,43 Rủi ro (1. thấp hơn; 2. Như nhau; 3. cao hơn) 7,14 20,00 72,86 Nguồn: số liệu điều tra (2015) Nhìn chung do sự khác nhau cơ bản giữa 2 nghề, cũng như việc người dân nuôi cá Vược tại Tiền Hải cũng đã quá quen thuộc với nghề trồng lúa, vì vậy các ý kiến mang tính tập trung, phần nào phản ánh thực tế sự khác biệt cơ bản của 2 nghề này. Qua những ý kiến tổng hợp này cũng có thể kết luận được rằng các hộ nuôi tin tưởng rằng nghề nuôi cá Vược thương phẩm có hiệu quả kinh tế cao hơn cùng với việc phải đầu tư nhiều hơn và chấp nhận mức rủi ro cao.

* So sánh với nghề chăn nuôi vịt

Với nghề chăn nuôi vịt thịt, do một số hộ dân chưa từng chăn nuôi vịt thịt ở quy mô lớn nên ý kiến của họ còn mang tính chủ quan, phán đoán. Tuy nhiên tất cả đều hình dung được các mô hình khi triển khai và đưa ra được câu trả lời khi được phỏng vấn.

Về kỹ thuật nuôi, 75,71% số hộ cho rằng nuôi cá Vược thương phẩm yêu cầu kỹ thuật cao hơn, 21,43% cho rằng yêu cầu kỹ thuật như nhau và chỉ 2,86%

cho rằng chúng dễ hơn. Về vốn đầu tư phần lớn ý kiến cho rằng mức đầu tư cho 2 mô hình này là tương đương chiểm 57,14% tổng số ý kiến, còn lại 25,71% cho rằng cần nhiều vốn hơn và 17,14% là cần ít vốn hơn. Tuy vậy phần lớn người dân cũng tin tưởng rằng với mức đầu tư này thì nuôi cá Vược vẫn đem lại thu nhập tốt hơn, cụ thể chiếm 51,43% số ý kiến, chỉ có 12,86% cho rằng nuôi vịt thịt có thu nhập cao hơn.

Về thị trường tiêu thụ, công lao động và mức độ rủi ro phần lớn các ý kiến cho rằng không có sự khác nhau nhiều giữa 2 mô hình nuôi này, đều chiếm 71,43% số ý kiến, riêng về công lao động con số này là 48,57% và 35,71% cho rằng nuôi cá Vược sẽ vất vả hơn.

Bảng 4.13. So sánh với mô hình chăn nuôi vịt

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Chăn nuôi vịt thịt

1 2 3

Kỹ thuật nuôi (1. dễ hơn; 2. Như nhau; 3. Khó hơn) 2,86 21,43 75,71 Vốn đầu tư (1. Ít hơn; 2. Như nhau; 3. Nhiều hơn) 17,14 57,14 25,71 Thu nhập (1. thấp hơn; 2. Như nhau; 3. cao hơn) 12,86 35,71 51,43 Tiêu thụ (1. dễ hơn; 2. Như nhau; 3. Khó hơn) 11,43 71,43 17,14 Lao động (1.nhàn hơn; 2.như nhau; 3. vất vả hơn) 15,71 48,57 35,71 Rủi ro (1. thấp hơn; 2. Như nhau; 3. cao hơn) 12,86 71,43 15,71 Nguồn: số liệu điều tra (2015) Nhìn chung theo xu hướng thì các hộ nuôi cho rằng với cùng một mức chi phí, công lao động, thì nghề nuôi cá Vược thương phẩm phần nào cũng vẫn sẽ có hiệu quả kinh tế cao hơn nghề nuôi vịt thịt.

* So sánh với nghề nuôi ngao thương phẩm

Nghề nuôi ngao thương phẩm hiện đang phát triển rất mạnh tại Tiền Hải với diện tích 1.833 ha và sản lượng 52 nghìn tấn, là một trong những nghề nuôi chủ chốt trong cơ cấu NTTS của huyện Tiền Hải.Hầu hết các hộ NTTS đều đã từng hoặc có tiếp xúc, tìm hiểu về nghề nuôi ngao thương phẩm.

Về kỹ thuật nuôi, 57,14% số hộ cho rằng nuôi ngao thương phẩm yêu cầu kỹ thuật khó hơn, trong khi 2 nhóm ý kiến còn lại là tương đồng và cùng là

21,43%. Về vốn đầu tư thì phần lớn người dân cho rằng mức đầu tư của 2 mô hình là tương đương với 64,9% tổng số ý kiến. Về yếu tố thu nhập có thể thấy không có một luồng ý kiến tập trung thiên về mô hình nào, điều này chứng tỏ thu nhập của nghề nuôi ngao thương phẩm có nhiều biến động.

Với nhóm yếu tố về tiêu thụ và công lao động, phần lớn các hộ cũng cho rằng 2 mô hình này có các chỉ số tương đồng, cụ thể với 44,29% ý kiến rằng thị trường tiêu thụ tương đương và 82,86% cho rằng mức lao động bỏ ra cũng là tương đương.

Về độ rủi ro, rõ ràng người dân cho rằng nuôi ngao thương phẩm tiềm ẩn rủi ro cao hơn rất nhiều so với nghề nuôi cá Vược thương phẩm, cụ thể chỉ có 1,43% ý kiến cho rằng nuôi ngao ít rủi ro hơn, trong khi đó có tới 64,29% cho rằng nuôi cá Vược thương phẩm ít rủi ro hơn.

Bảng 4.14. So sánh với mô hình nuôi ngao thương phẩm

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Nuôi ngao

1 2 3

Kỹ thuật nuôi (1. dễ hơn; 2. Như nhau; 3. Khó hơn) 57,14 21,43 21,43 Vốn đầu tư (1. Ít hơn; 2. Như nhau; 3. Nhiều hơn) 17,14 64,29 18,57 Thu nhập (1. thấp hơn; 2. Như nhau; 3. cao hơn) 34,29 34,29 31,43 Tiêu thụ (1. dễ hơn; 2. Như nhau; 3. Khó hơn) 28,57 44,29 27,14 Lao động (1.nhàn hơn; 2.như nhau; 3. vất vả hơn) 8,57 82,86 8,57 Rủi ro (1. thấp hơn; 2. Như nhau; 3. cao hơn) 64,29 34,29 1,43

Nguồn: số liệu điều tra (2015) Nhìn chung các hộ nuôi cũng chưa xác định được rõ mô hình nào đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, trong khi rõ ràng nghề nuôi Ngao yêu cầu kỹ thuật cao hơn và phải chấp nhận độ rủi ro lớn.

4.2.8. Hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của mô hình đưa lên trước phần so sánh

4.2.8.1. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội

Tuy nghề nuôi cá Vược thương phẩm nước ngọt tại Tiền Hải, Thái Bình chưa phát triển thực sự mạnh mẽ nhưng đem lại nhiều hiệu quả tích cực về mặt xã hội; kết quả được thể hiện rõ nét nhất là sự đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của các hộ gia đình nuôi cá và của kinh tế huyện Tiền Hải. Tạo công ăn việc làm

cho nhiều lao động trong gia đình cũng như các lao động chế biến, khai thác cá tạp cung ứng thức ăn cho cá Vược nuôi, góp phần làm tăng thu nhập, cải thiệnđời sống vật chất, tinh thần; góp phần xóa đói giảm nghèo cho các hộ nông dân trên địa bàn.

Việc phát triển mô hình nuôi cá Vược thương phẩm đã và đang mở ra một triển vọng phát triển mở rộng nghề NTTS Huyện Tiền Hải và là một giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các hộ nuôi tôm đang có chủ hướng thu hẹp diện tích nuôi do thua lỗ. Nghề nuôi cá Vược thương phẩm phát triển còn kéo theo sự phát triển của nghề sản xuất giống cá Vược và các ngành sản xuất phụ trợ khác như sản xuất thức ăn viên công nghiệp, thuốc hóa chất phòng trừ dịch bệnh …

Ngoài ra con cá Vược còn là một cầu nối quan trọng giữa các hộ nuôi, các đoàn, hội và chính quyền địa phương. Người dân không chỉ trao đổi riêng về kỹ thuật, kinh nghiệm, thị trường của con cá Vược mà còn là kênh thông tin để cập nhật các vấn đề liên quan đến chính sách, xã hội, đời sống gia đình, qua đó có thể chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường tính đoàn kết, hợp tác cùng phát triển của các hộ NTTS ở Tiền Hải.

4.2.8.2. Đánh giá về hiệu quả môi trường

Do giới hạn về phạm vi nghiên cứu của đề tài nên đề tài chưa thể đi sâu vào nghiên cứu tác động môi trường từ việc nuôi cá của người dân, hơn nữa do nghề nuôi cá Vược tại Tiền Hải là nghề nuôi tương đối mới nên cũng chưa có các dự án nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường từ việc nuôi cá Vược thương phẩm nước ngọt của các hộ gia đình. Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản nói chung cũng có thể gây ra các mối quan tâm lớn về tác động môi trường như ô nhiễm, phát tán bệnh, thoái hóa đất, suy giảm nước ngầm …

Như đã đề cập ở trên, khi nuôi cá Vược thương phẩm thì phải tiêu tốn cá tạp để làm thức ăn đây là một vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng về môi trường và có khả năng dẫn tới sự suy thoái môi trường sau này. Ngoài ra, còn có rủi ro về lây lan dịch bệnh cho cá nuôi từ nguồn cá tạp. Do đó, cần phải nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm và sản xuất thành công thức ăn công nghiệp cho cá Vược là vấn đề cần quan tâm để đưa nghề nuôi cá Vược ở Việt Nam đạt hiệu quả cao.

Hơn nữa, trong bối cảnh vấn đề biến đổi khí hậu và tình trạng xâm nhập mặn đang là mối nguy hại cho toàn thế giới, việc sử dụng các giống cá có khả năng thích nghi cao trong môi trường nước bị xâm nhập mặn như cá Vược là một

giải pháp tối ưu cho ngành thủy sản, đặc biệt là đối với quốc gia có đường bờ biển dài như Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá vược nước ngọt tại huyện tiền hải tỉnh thái bình (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)