Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá vược nước ngọt tại huyện tiền hải tỉnh thái bình (Trang 48 - 51)

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu này được liệt kê chi tiết như bảng dưới đây với đầy đủ nguồn và phương pháp thu thập.

Bảng 3.1. Nội dung, nguồn, phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

STT Nội dung số liệu Nguồn thu thập Phương pháp thu

thập

1

Dữ liệu về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn ở Việt Nam và trên thế giới

Sách, báo, nghiên cứu, báo cáo, internet,…

Tra cứu, chọn lọc thông tin

2

Dữ liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu. Tình hình phát triển kinh tế ­ xã hôi, tình hình sử dụng đất đai, lao động, cơ sở hạ tầng

Phòng thống kê, phòng tài nguyên và môi trường huyện Tiền Hải.

Tiếp cận, chọn lọc, tổng hợp từ các báo cáo

3

Số liệu về tình hình ngành thủy sản nói chung và cá Vược nói riêng ở Việt Nam và trên thế giới

Các nghiên cứu trước, báo cáo, website của FAO, tổng cục thống kê,…

Tra cứu, chọn lọc, tổng hợp thông tin

4

Một số tài liệu, thông tin liên quan tới đề tài nghiên cứu như: tình hình dịch bệnh, thị trường tiêu thụ, sự biến động quy mô do yếu tố bên ngoài

Cục Chăn nuôi, Trạm thú y, Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Bình

Chọn lọc, tổng hợp từ các báo cáo

3.2.1.2. Đối với số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua hỏi, phỏng vấn sâu, điều tra trực tiếp từ 70 hộ gia đình chủ yếu tại các xã Nam Cường, Nam Hưng, Nam Phú, Nam Thịnh, Nam Thắng thuộc huyện Tiền Hải. Bảng câu hỏi điều tra, phỏng vấn được thiết kế với các chỉ tiêu liên quan tới quy mô nuôi, tình hình chi phí, chăm sóc và thu hoạch của các mô hình nuôi cá Vược tại địa bàn nghiên cứu.

3.2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi được tổng hợp sẽ được tiến hành kiểm tra đánh giá, điều tra

bổ sung. Sau đó sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu theo những nội dung đã được xác định.

3.2.2. Phương pháp phân tích

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Nghiên cứu các mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, qua đó đánh giá so sánh và rút ra những kết luận, nhằm đưa ra các giải pháp có tính khoa học cũng như thực tế để nâng cao hiệu quả và nâng cao sản lượng cá Vược nuôi thương phẩm.

3.2.2.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh (so sánh theo thời gian, theo vùng nuôi trồng, theo cơ cấu, mật độ quy mô và thời gian nuôi) để xác định xu hướng mức biến động của các chỉ tiêu phân tích,nhằm phản ánh chân thực, khoa học, chính xác hiện tượng, nội dung cần nghiên cứu.

3.2.2.3. Phương pháp chuyên gia

Dùng để nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia thủy sản, các cán bộ khuyến nông, những người am hiểu sâu sắc các lĩnh vực liên quan đến đề tài, các chủ cơ sở/trại nuôi giàu kinh nghiệm thực tế nuôi cá Vược.

3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất kinh doanh

+ Diện tích mặt nước dành cho sản xuất cá Vược đơn tính (m2);

+ Vốn đầu tư cho sản xuất cá Vược đơn tính (1000 đồng);

+ Tổng số lao động của gia đình (ngày người);

+ Lao động sử dụng cho sản xuất cá Vược đơn tính (ngày người).

3.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu kinh tế ­ kỹ thuật cho hộ sản xuất + Số đầu con nuôi thả cả năm/hộ;

+ Số đầu con nuôi BQ/lứa;

+ Thời gian nuôi thả BQ/lứa;

+ Tỷ lệ hao hụt;

+ Trọng lượng bình quân 1 con khi thu hoạch;

+ Chi phí lao động/100kg cá xuất bán;

+ Giá bán 1kg cá Vược ; + Doanh thu.

3.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả ­ hiệu quả

­ Giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra ở một chu kỳ sản xuất.

­ Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ thực tế đã chi ra trong quá trình sản xuất.

­ Giá trị gia tăng (VA) là một chỉ tiêu phản ánh kết quả. VA = GO ­ IC

­ Thu nhập hỗn hợp (MI) được xác định bằng cách lấy giá trị tăng thêm trừ đi thuế sản xuất và khấu hao tài sản cố định.

­ Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trong sản xuất cá Vược bao gồm:

+ Giá trị sản xuất/1 đồng chi phí trung gian (GO/IC);

+ Giá trị gia tăng/1 đồng chi phí trung gian (VA/IC);

+ Thu nhập hỗn hợp/1 đồng chi phí trung gian (MI/IC);

3.2.3.4. Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng và tiềm năng + Thu nhập từ các ngành khác trong năm (1000 đồng);

+ Giá thức ăn cho cá (1000 đồng/kg);

+ Giá cá giống (1000 đồng);

+ Giá cá Vược xuất ao (1000 đồng/kg);

+ Ngày công lao động từ việc làm khác (1000 đồng);

+ Lượng vốn có khả năng huy động cho sản xuất cá;

+ Số lao động có khả năng huy động cho sản xuất cá;

+ Diện tích mặt nước có khả năng huy động cho sản xuất cá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá vược nước ngọt tại huyện tiền hải tỉnh thái bình (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)