Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 39 - 42)

Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Bảo Yên có vị trí thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội;

quá trình đô thị hóa diễn ra, các cụm dân cư, điểm dân cư mới thu hút nhiều dân cư về sinh sống, đất nông nghiệp bị thu hẹp, hạ tầng đô thị bước đầu được cải thiện. Tuy nhiên đô thị hóa kéo theo nhiều bất cập trong quản lý hành chính, nhất là việc thực hiện các QSDĐ. Do nhu cầu về QSDĐ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội nên các hoạt động thực hiện các QSDĐ có xu hướng ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên hiện nay tình trạng thực hiện các QSDĐ trên địa bàn huyện Bảo Yên không khai báo hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật vẫn còn diễn ra, cần đi sâu nghiên cứu và đề xuất giải pháp giải quyết.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Thời gian tiến hành đề tài luận án từ tháng 02/2016 - tháng 04/2017 và phạm vi thời gian của số liệu được thu thập từ năm 2010-2016.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng của đề tài là các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Yên.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bảo Yên 3.4.2. Hiện trạng quản lý sử dụng đất tại huyện Bảo Yên

3.4.3. Tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất giai đoạn 2010-2016

3.4.4. Đánh giá việc thực hiện quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Yên

3.4.5. Một số giải pháp cho việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Yên

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Căn cứ vào nội dung đề tài, trên cơ sở xem xét thực tế về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa và tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất, có thể chia các xã thị trấn của huyện Bảo Yên thành 3 nhóm xã:

Nhóm 1: Vùng trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện( Thị trấn Phố Ràng). Thị trấn Phố Ràng là vùng có tốc độ đô thị hóa cao, nền kinh tế - xã hội phát triển cao nhất trong huyện, biến động sử dụng đất rất lớn.

Nhóm 2: Vùng có tốc độ đô thị hóa nhanh, phát triển mạnh, có biến động đất đai nhiều. Xã Bảo Hà cách thị trấn Phố Ràng 24 km có tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai, quốc lộ 279 chạy qua, tuyến đường sắt Hà Nội Lào Cai chạy dọc theo lãnh thổ, cùng với di tích lịch sử cấp quốc gia Đền Bảo Hà là những điều kiện vô cùng thuận lợi khiến Bảo Hà trở thành trung tâm phát triển kinh tế, dịch vụ mới của huyện Bảo Yên.

Nhóm 3: Vùng các xã thuần nông, có biến động đất đai ít. Bao gồm 15 xã:

Kim Sơn, Cam Cọn, Điện Quan, Thượng Hà, Minh Tân, Tân Dương, Yên Sơn, Lương sơn, Long Phúc, Long Khánh, Việt Tiến, Tân Tiến, Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Xuân Hoà. Trong đó xã Kim Sơn là một xã vùng sâu vùng xa, điển hình với dân số chủ yếu là thuần nông, nền kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn, tốc độ phát triển kinh tế xã hội chậm, biến động sử dụng đất không nhiều. Chúng tôi chọn xã Kim Sơn làm một mẫu điều tra.

3.5.2. Phương pháp điều tra thu thập các số liệu, tài liệu 3.5.2.1. Điều tra thu thập số liệu thứ cấp

- Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội; tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất; tình hình quản lý đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ.

- Số liệu về tình hình quản lý đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổng hợp trên cơ sở số liệu báo cáo các năm của Phòng Tài nguyên và Môi trường.

- Tổng hợp các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội theo báo cáo của UBND huyện và các phòng ban chuyên môn.

3.5.2.2. Điều tra thu thập số liệu sơ cấp

Đây là phương pháp dùng phiếu điều tra phát theo quy tắc ngẫu nhiên. Tại mỗi thị trấn, xã được chọn làm mẫu, chọn ngẫu nhiên 50 hộ dựa theo danh sách tổng hợp hộ dân của xã,thị trấn, tổng số hộ điều tra phỏng vấn là 150 hộ. Nội dung câu hỏi phỏng vấn : thể hiện ở phụ lục 07.

3.5.3. Phương pháp so sánh

Sử dụng để so sánh, tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu có liên quan đến báo cáo, nhằm tìm hiểu các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện qua từng thời

điểm cụthể, qua đó đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất và đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện các quyền sử dụng đất huyện Bảo Yên.

3.5.4. Phương pháp thống kê, phân tích số liệu

Phương pháp này sử dụng để tổng hợp phân tích toàn bộ số liệu từ các đối tượng được điều tra theo từng chỉ tiêu. Các số liệu được phân tích, xử lý, tính toán với sự hỗ trợ của phần mềm Excel. Trên cơ sở số liệu đó phân tích đánh giá các đặc trưng tiêu biểu của các quyền sử dụng đất.

Hình 3.1 Sơ đồ vị trí 3 điểm nghiên cứu

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)