Đánh giá việc thực hiện quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Yên

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 81 - 85)

4.4. Đánh giá thực trạng thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Yên tại các điểm nghiên cứu giai đoạn 2010-2016

4.4.8. Đánh giá việc thực hiện quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Yên

a. Những kết quả đạt được

Huyện Bảo Yên những năm gân đây có tốc độ đô thị hóa cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh so với mặt bằng chung của tỉnh. Cùng với tốc độ phat triển kinh tế là nhiều công trình được xây dựng mới, nhiều tuyến đường được mở rộng và chỉnh trang lại. Bộ mặt nông thôn của huyện đang thay đổi nhanh chóng.

Công tác tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ về nhà đất có những bước tiến mạnh, việc thực hiện quyền SDĐ của người dân trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả khả quan, cụ thể như sau:

+ Trong số các quyền mà pháp luật cho phép các chủ sử dụng đất được thực hiện, ở huyện Bảo Yên các hộ gia đình, cá nhân chủ yếu thực hiện quyền:

chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho và quyền thế chấp, bảo lãnh bằng quyền QSDĐ. Trong đó, việc thực hiện các quyền chủ yếu diễn ra với đất ở; đất nông nghiệp mấy năm trở lại đây mới sôi động.

+ Tỷ lệ thực hiện QSDĐ của người sử dụng đất, đặc biệt là chuyển nhượng QSDĐ làm đầy đủ các thủ tục với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có sự biến chuyển theo chiều hướng tích cực, số lượng hồ sơ năm sau cao hơn năm trước. Điều này một mặt phản ánh nhận thức của người dân về pháp luật đất đai ngày càng tiến bộ, mặt khác cũng chứng tỏ nỗ lực của các cấp chính quyền trong huyện Bảo Yên, của các cơ quan chuyên môn trong việc thiết lập trật tự, kỷ cương và đưa công tác quản lý đất đai dần đi vào nề nếp.

+ Sự hiểu biết pháp luật nói chung và văn bản quy định về đất đai nói riêng của người dân đã được nâng tầm. Người dân đã ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình trong các giao dịch dân sự, giao dịch về đất đai.

+ Sự quan tâm của lãnh đạo huyện, việc đầu tư con người và cơ sở trang thiết bị phục vụ cho công tác giải quyết hồ sơ nhà đất được chú trọng, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của thị trường đất đai nói chung và nhu cầu thiết yếu về thực hiện quyền SDĐ của công dân nói riêng.

b. Những mặt tồn tại

Là một huyện đang trên đà phát triển nên mọi hoạt động kinh tế - xã hội, cơ cấu tổ chức đã, đang dần được hoàn thiện. Chính vì vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện quyền SDĐ tại huyện cũng gặp không ít những khó khăn, tồn tại:

+ Tình hình thực hiện QSDĐ của người sử dụng đất diễn ra ở các xã của huyện Bảo Yên có sự khác biệt. Có địa phương diễn ra sôi động nhưng cũng có địa phương diễn ra trầm lắng. Những địa phương diễn ra sôi động là những xã có tốc độ phát triển kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, ví dụ điển hình như xã Bảo Hà. Những xã mà nền kinh tế chủ yếu nhờ vào nông nghiệp hoặc buôn bán nhỏ lẻ thì các giao dịch về đất đai ít xảy ra ví dụ như xã Kim Sơn. Điều đó cũng phần nào phản ánh sự chênh lệch, không đồng đều trong chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất và trong phát triển sản xuất, kinh doanh giữa các địa phương.

+ Ngoại trừ quyền thế chấp do yêu cầu bắt buộc phải khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì các quyền còn lại có tỷ lệ số trường hợp không khai báo còn cao đã phản ánh tình trạng một bộ phận không nhỏ người sử dụng đất hoặc chưa có ý thức chấp hành pháp luật đất đai hoặc vì những khó khăn, cản trở mà không được tạo điều kiện để thực hiện các quy định của pháp luật về kê

+ Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Khoản 1 Điều 105 Luật Đất đai quy định người sử dụng đất : “được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”. Đây là quyền của người sử dụng đất, nhưng trên thực tế quyền này của người sử dụng đất bị xem như là nghĩa vụ. Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải qua nhiều thủ tục phức tạp, vì vậy dẫn đến tiến độ triển khai việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhìn chung còn chậm làm ảnh hưởng đến quyền của người sử dụng đất trong việc thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, vay vốn…

+ Quá trình giải quyết hồ sơ còn chưa phối hợp thống nhất giữa các phòng chuyên môn, Chi cục thuế huyện và các phòng ban khác liên quan.

+ Về quy định của Luật Đất đai đối với thời hạn sử dụng đất và gia hạn thời hạn sử dụng đất: Trên thực tế quy định về thời hạn sử dụng đất không đạt được ý nghĩa vì rất nhiều người dân chưa sử dụng hết thời hạn sử dụng đất được Nhà nước giao đã chuyển nhượng lại cho người khác; cũng rất ít trường hợp khi thời hạn sử dụng đất đã hết mà người dân cầm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến cơ quan có thẩm quyền xin gia hạn thời hạn sử dụng đất

c. Nguyên nhân tồn tại

Theo khảo sát tình hình và những vấn đề còn tồn tại ở huyện Bảo Yên, có thể do một số nguyên nhân sau đây:

* Nguyên nhân khách quan:

+ Pháp luật đất đai nói chung và những quy định các QSDĐ nói riêng còn chậm được phổ biến đến cơ sở, tài liệu cung cấp cho địa phương còn thiếu và chưa kịp thời. Qua điều tra cho thấy một bộ phận nhân dân vẫn chưa nắm bắt được thay đổi về các khoản thu phí theo quy định như không thu thuế chuyển quyền sử dụng đất mà thay vào đó là thuế thu nhập cá nhân của người có đất chuyển quyền, lệ phí trước bạ nhà đất giảm từ 1% xuống còn 0,5%; Một số trường hợp cán bộ địa phương không nắm bắt được đầy đủ hệ thống văn bản pháp luật đang còn hiệu lực thi hành hay hết hiệu lực thi hành.

+ Trình tự thủ tục khai báo để thực hiện các QSDĐ của người sử dụng đất còn rườm rà, phức tạp, người dân còn phải qua nhiều cửa, nhiều công đoạn. Các cơ quan chuyên môn chưa có sự phối hợp nhịp nhàng như Phòng Tài nguyên &

Môi trường, Phòng Tài chính, Chi cục thuế huyện trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng.

+ Các hoạt động về QSDĐ là những giao dịch dân sự diễn ra thường xuyên với số lượng lớn, do Văn phòng đăng ký QSDĐ chịu trách nhiệm xử lý, nhưng đến nay Văn phòng đang phải gánh vác một lượng công việc quá tải dẫn đến thời gian xử lý các công việc về quản lý đất đai nói chung cũng như việc thực hiện các QSDĐ nói riêng bị chậm trễ, thời gian thụ lý hồ sơ còn kéo dài, gây ách tắc.

+ Các quy định về nghĩa vụ tài chính đối với các trường hợp chuyển quyền SDĐ chưa hợp lý, thiếu công bằng và còn mang nặng tư tưởng tận thu cho ngân sách, do đó chưa khuyến khích được người sử dụng đất đến làm các thủ tục chuyển quyền SDĐ tại cơ quan Nhà nước, cụ thể là:

- Về tiền sử dụng đất: Một bộ phận người sử dụng đất có nguồn gốc do thừa kế của cha ông để lại nhưng không có giấy tờ về QSDĐ theo quy định tại Nghị định 17/1999/NĐ-Chính phủ (có trường hợp không có giấy tờ, có trường hợp giấy tờ bị thất lạc) và do đó khi làm thủ tục để được cấp GCNQSDĐ lại phải nộp tiền sử dụng đất (nộp 100% nếu đã sử dụng đất, xây nhà ở ổn định sau ngày 01/07/2004 đối với đất nông thôn). Những người sử dụng đất rơi vào các trường hợp này thường không chấp nhận việc nộp tiền sử dụng đất và lựa chọn việc chuyển QSDĐ trao tay nhau.

- Về thuế chuyển quyền SDĐ: việc tính thuế chuyển quyền SDĐ chỉ tính theo trường hợp việc mà không phân biệt được giữa trường hợp chuyển quyền SDĐ do yêu cầu của đời sống với trường hợp đầu cơ đất đai, kinh doanh bất động sản. Từ đó không khuyến khích được việc tập trung đất đai cho những người thực sự có nhu cầu SDĐ, không điều tiết được thu nhập của những người đầu cơ, kinh doanh bất động sản, lợi dụng tình hình tăng giá đất để kiếm lời.

* Nguyên nhân chủ quan:

+ Qua điều tra cho thấy, tâm lý chung trong nhân dân là ngại phải đến gặp cơ quan Nhà nước, người dân lấy sự tin tưởng nhau là chính, họ điều chỉnh các quan hệ đất đai với nhau trong mối quan hệ hàng xóm, bạn bè, quen biết truyền thống. Việc điều chỉnh quan hệ đất đai theo cách này tuy có những mặt tốt như giữ được truyền thống gắn bó đoàn kết trong cộng đồng làng xã xưa kia, nhưng ngày nay, trong cơ chế thị trường với những mối quan hệ đang ngày càng mở rộng vượt ra khỏi một xã thì việc điều chỉnh quan hệ đất đai chỉ dựa trên sự tin

nhân làm tăng số lượng những trường hợp tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, gây mất ổn định xã hội.

+ Sự không ổn định của đội ngũ cán bộ địa chính xã, thị trấn đã gây khó khăn cho việc quản lý, theo dõi một cách liên tục quá trình sử dụng, chuyển dịch đất đai, gây thất lạc hồ sơ quản lý đất đai.

+ Hồ sơ địa chính đo vẽ trước năm 1993 của một số xã bị thất lạc hoặc không đầy đủ, việc cấp đất trái thẩm quyền không có hồ sơ nên việc lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ còn gặp nhiều khó khăn.

+ Công tác tổ chức quản lý Nhà nước về việc thực hiện QSDĐ (quản lý thị trường QSDĐ) còn yếu kém, chưa được đào tạo, bồi dưỡng nhiều.

+ Số lượng cán bộ của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quá mỏng, chưa chuyên sâu tập trung trong khi hồ sơ giao dịch của công dân lại quá nhiều.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện các quyền của người sử dụng đất tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)