4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bảo Yên
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
Trong mấy năm gần đây dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Huyện uỷ, UBND huyện cùng sự nỗ lực phấn đấu của các ngành, các cấp và nhân dân trong huyện nền kinh tế của huyện đã có bước phát triển ổn định, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế khá năm sau cao hơn năm trước, kinh tế bình quân của Huyện giai đoạn 2011-2015 đạt 13,2%/năm, cao hơn so mức bình quân của Tỉnh (Tỉnh đạt 13%/năm).
Cơ cấu kinh tế một số năm gần đây của huyện Bảo Yên được thể hiện qua bảng 4.3.
Bảng 4.3 Giá trị, cơ cấu kinh tế huyện Bảo Yên qua một số năm
Ngành Năm
2011 2013 2015
Tổng GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu(%)
331,7 631,8 939,1
100 100 100
Nông - lâm - thủy sản (tỷ đồng) Cơ cấu(%)
197,7 331,4 447,1
59,6 52,5 47,6
Công nghiệp - xây dựng (tỷ đồng) Cơ cấu(%)
53,4 126,4 193,4
16,1 20,0 20,6
Dịch vụ (tỷ đồng) Cơ cấu(%)
80,6 147,0 298,6
24,3 27,5 31,8
Nguồn: Phòng thống kê huyện Bảo Yên Do xuất phát điểm về quy mô kinh tế của huyện khá thấp, trong khi tốc độ tăng trưởng chưa cao nên GDP bình quân đầu người năm 2015 (giá hiện hành) chỉ đạt khoảng 9 triệu đồng, chỉ bằng 78% so với mức bình quân của Tỉnh. Trong những năm tới, khi các cụm TTCN được hoàn thành sẽ tạo điều kiện thúc đẩy ngành CN-XD tăng trưởng nhanh, đảm bảo cho Bảo Yên rút ngắn khoảng cách GDP/người với mức bình quân của Tỉnh.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bảo Yên cao ở khu vực nông, lâm thủy sản và dịch vụ. Tuy nhiên, tăng trưởng khu vực CN-XD còn hạn chế.
Sự hạn chế trong phát triển khu vực CN-XD có nhiều nguyên nhân, trong đó có
nguyên nhân do sự chậm trễ trong triển khai quy hoạch và xây dựng các cụm (điểm) TTCN.
4.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế Huyện đang chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm và thủy sản và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế một số năm gần đây của huyện Bảo Yên được thể hiện qua bảng 4.4
Bảng 4.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Bảo Yên qua một số năm
Ngành Năm 2011 Năm 2013 Năm 2015
Tổng GTXS (%) 100 100 100
Nông - lâm - thủy sản (%) 59,6 52,5 47,6
Công nghiệp - xây dựng (%) 16,1 20,0 20,6
Dịch vụ (%) 24,3 27,5 31,8
Nguồn: Phòng thống kê huyện Bảo Yên Tỷ trọng ngành nông, lâm và thuỷ sản giảm từ 59,6% năm 2011 xuống còn 52,5% năm 2013, giảm 7,2% và đến năm 2015 còn 47,6%; tỷ trọng ngành CN-XD tăng từ 16,1% năm 2011 lên 20% năm 2013, tăng 3,9% và tăng lên 20,6% năm 2015; ngành dịch vụ tăng từ 24,3% năm 2011 lên 27,5% năm 2013, tăng 3,0% và tăng lên 31.8% vào năm 2015.
Nhìn tổng thể, cơ cấu kinh tế của Bảo Yên có trình độ phát triển thấp (vốn đã thấp so với cả nước và các nước trong khu vực). Là huyện có nhiều lợi thế phát triển như: công nghiệp chế biến nông, lâm và thủy sản; du lịch cộng với tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh sẽ đảm bảo cho Bảo Yên nhanh chóng có được cơ cấu kinh tế hiện đại.
4.1.2.3 Tình hình dân số
- Về dân số và mật độ dân số: Dân số Bảo Yên năm 2016 là 78.152 người, chiếm khoảng 13% dân số của cả Tỉnh, trong đó nam là 39.092 người (chiếm
2010 - 2016 là 1,06%/năm.
Mật độ dân số năm 2016 của huyện Bảo Yên là 93 người/km2, tương đương với mật độ dân số bình quân của Tỉnh. Mật độ dân số thấp là điều kiện thuận lợi cho Huyện trong quy hoạch phát triển đô thị, các cụm TTCN, vùng sản xuất nông, lâm nghiệp quy mô vừa và lớn.
- Về số lượng lao động: Năm 2016, Bảo Yên có 36.134 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, chiếm 46,24% dân số và chiếm 11,0% tổng số lao động của Tỉnh. Trong đó, lao động trong nông, lâm và thủy sản là 29.012 người, chiếm 12,6% lao động nông, lâm và thủy sản của toàn Tỉnh; công nghiệp – xây dựng: 1.584 người, chiếm 6,1%; và dịch vụ: 5.538 người, chiếm 7,8% lao động ngành dịch vụ của toàn Tỉnh.
- Công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng kể, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống nhân dân. Tỷ lệ số hộ nghèo theo chuẩn mới tại Quyết định số 170 ngày 08/07/2005 của Thủ tướng chính phủ, tốc độ giảm khá nhanh từ 24,7% năm 2011 đến 19,1% năm 2016, tốc độ giảm hộ nghèo đạt 6,5%/năm. Số hộ thoát nghèo hàng năm đạt trên 500 hộ.
4.1.2.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.
a. Giao thông
- Hầu hết các tuyến giao thông chính đều chạy qua trung tâm huyện và được phân bố khá đồng đều chạy dọc qua các xã trong huyện, trong đó có: Quốc lộ 70 chạy dọc trên địa bàn Huyện (42 km), quốc lộ 279 (55 km), đường sắt (27 km), các tuyến đường huyện quản lý (133,3 km), các tuyến đường giao thông nôn thôn (533,7 km).
- Đến năm 2016, 100% số xã, thị trấn có đường ô tô từ huyện đến trung tâm xã, trong đó 70% được rải nhựa và 30% đường cấp phối. Giai đoạn 2011- 2015, Huyện đã triển khai xây dựng mở mới, rải nhựa và cứng hóa mặt đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã.
b. Thủy lợi
Hệ thống thuỷ lợi, kênh mương phục vụ tưới cho trên 2.500 ha lúa. Tổng chiều dài các tuyến kênh mương chính của Huyện đã được kiên cố hóa là trên 172,5 km, đạt trên 60%, còn lại là kênh đất.
Trên địa bàn huyện có nhà máy cung cấp nước với công suất 1.200m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho trên 90% dân số sống ở Thị trấn.
Những năm qua, các công trình cấp nước sinh hoạt đã được đầu tư xây dựng phục vụ các nhóm hộ dân cư tại các xã. Năng lực cấp nước sinh hoạt mới chỉ đáp ứng được 65% nhu cầu, các hộ dân cư còn lại đang sử dụng nước giếng hoặc các nguồn nước khác.
c. Giáo dục, đào tạo
- Quy mô trường lớp: Hiện tại Bảo Yên có 79 trường các cấp, trong đó trường mầm non và mẫu giáo: 21 trường, tiểu học 30 trường, trung học cơ sở: 23 trường, phổ thông dân tộc nội trú: 01 trường, trung tâm giáo dục thương xuyên:
01 trường và trung học phổ thông: 03 trường.
- Hiện tổng số lớp học trên địa bàn Bảo Yên là 994 lớp, trong đó: Mầm non: 267 nhóm lớp; tiểu học: 466 lớp; THCS: 202 lớp; THPT: 59 lớp.
- Tổng học sinh đang theo học các cấp: 19.467 học sinh, trong đó: Mầm non và mẫu giáo: 3.992 cháu; tiểu học: 7.473 học sinh; THCS: 5.730 học sinh;
THPT: 2.272 học sinh.
- Cơ sở vật chất trường lớp học ngày càng được hoàn thiện và kiên cố hoá.
100% số trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có phòng học kiên cố; số phòng học kiên cố chiếm 60% tổng số phòng học. Toàn huyện hiện có 11 phòng học chức năng đã được trang bị đầy đủ đồ dùng, 10 thư viện trường học được công nhận Thư viện đạt chuẩn Quốc gia.
d. Y tế
- Cơ sở vật chất: Hệ thống y tế được quan tâm đầu tư xây dựng. Bệnh viện đa khoa huyện đã hoàn thiện với các khu văn phòng, khu khám bệnh, khu điều trị, khối nhà kỹ thuật…với quy mô 80 giường bệnh. 3/3 phòng khám đa khoa khu vực được xây kiên cố, đủ các phòng cho hoạt động chuyên môn. 100% Các trạm y tế đã được xây cấp IV với mô hình 3 gian 5 phòng. Các trạm y tế đã và đang được xây mới theo chuẩn. Các cơ sở điều trị các tuyến đã được trang bị các thiết bị đủ phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Bệnh viện đã có máy chụp X-quang, máy Siêu âm, máy Xét nghiệm và nhiều máy hiện đại khác phục vụ cho chuẩn đoán và điều trị.
e. Văn hoá - Thể dục, thể thao
- Hoạt động thể dục thể thao diễn ra sôi động, phong trào toàn dân tham
gia luyện tập thể dục thể thao được triển khai mạnh mẽ. Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động TDTT từ huyện xuống cơ sở đã từng bước được đầu tư, cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển của phong trào TDTT.
f. Năng lượng
Trong những năm qua hệ thống lưới điện quốc gia được đầu tư xây dựng và mở rộng hệ thống cấp điện đến các thôn bản vùng sâu, vùng xa của huyện, tác động rất lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Đến nay 18/18 xã, thị trấn của huyện đã có điện với 255/307 thôn bản có điện đạt 83,06% và 15.231/17.495 hộ có điện đạt 87,06%.
Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Bảo Yên
* Những tiềm năng, cơ hội
- Với vị trí là một trong những cửa ngõ của tỉnh Lào Cai, nằm trong trục phát triển kinh tế động lực dọc sông Hồng: Kéo từ Trình Tường, Sinh Quyền – Bát Xát – TP Lào Cai – Bảo Thắng xuống Bảo Yên với xương sống là quốc lộ 70 và 279, tuyến đường sắt là lợi thế của Bảo Yên trong giao lưu kinh tế với các huyện trong Tỉnh và với các địa phương vùng TDMNBB và cả nước.
- Nguồn tài nguyên du lịch, nhân văn phong phú tạo tiềm năng, cơ hội cho Huyện phát triển dịch vụ du lịch - một trong những loại hình dịch vụ tạo tăng trưởng nhanh cho nền kinh tế. Hơn nữa, sự phát triển du lịch cũng sẽ là cơ hội để quảng bá hình ảnh của Bảo Yên đến với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, tăng cơ hội thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
- Là huyện thuộc vùng thấp của Tỉnh, có diện tích đất nông nghiệp lớn (chiếm trên 5,2% diện tích đất nông nghiệp của cả Tỉnh) là lợi thế của Huyện không những đảm bảo an ninh lương thực mà còn trong quy hoạch phát triển vùng sản xuất nông, lâm nghiệp quy mô lớn tạo đầu vào phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
* Những hạn chế, thách thức
- Địa hình chia cắt bởi hệ thống sông, suối làm tăng suất đầu tư cơ sở hạ tầng. Thiên tai thường xuyên xảy ra (lũ quyét, sạt lở núi..) gây thiệt hại về người, cơ sở cơ sở hạ tầng là thách thức đối với Huyện trong bố trí, tổ chức không gian kinh tế - xã hội, quy hoạch khu dân cư hợp lý.
- Quy mô nền kinh tế Huyện còn nhỏ: Thu nhập GDP bình quân đầu
người thấp, chỉ bằng khoảng 80% so với mức bình quân của cả Tỉnh, do đó khả năng huy động tích lũy nội bộ (cho đầu tư) nền kinh tế của Huyên còn thấp.
- Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội của Huyện còn yếu kém, nhất là mạng lưới giao thông (cả giao thông đối ngoại và giao thông nội huyện) gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, nhất là lưu thông, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Đây là thách thức đối với Bảo Yên trong giảm chí phí sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, tăng cường sự tiếp cận của người dân với các dịch vụ xã hội như nước sạch, điện, y tế, giáo dục...
- Trình độ lao động và dân trí thấp, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu, vùng xa gây hạn chế cho huyện Bảo Yên trong ứng dụng các kiến thức quản lý kinh tế, khoa học - công nghệ... trong sản xuất và đời sống.
Đây là thách thức đối với Huyện trong việc nâng cao NSLĐ và chất lượng tăng trưởng.