4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Bảo Yên
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Hình 4.1 Sơ đồ vị trí huyện Bảo Yên – Tỉnh Lào Cai
Bảo Yên là huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên là 82791,25 ha, chiếm 12,9% diện tích tự nhiên của cả Tỉnh, đứng thứ 3/9 huyện, thành phố của Tỉnh về diện tích; Huyện Bảo Yên có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Bắc Hà (Lào Cai).
- Phía Nam giáp huyện Văn Yên (Yên Bái).
- Phía Đông giáp huyện Bắc Quang (Hà Giang) và huyện Lục Yên (Yên Bái) - Phía Tây giáp huyện Bảo Thắng (Lào Cai).
Bảo Yên nằm trong vùng thung lũng sông Hồng và sông Chảy, có quốc lộ 70 chạy qua trung tâm huyện theo hướng Bắc Nam; tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua huyện; quốc lộ 279 chạy theo hướng Đông – Tây kết nối với tỉnh Hà Giang. Vị trí địa lý này tạo lợi thế cho huyện Bảo Yên trong giao thương kinh tế, văn hóa, xã hội với các huyện trong Tỉnh và với các các tỉnh vùng TDMNBB cho phát triển.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình Bảo Yên nằm trong thung lũng sông Hồng và sông Chảy, thuộc dạng các dải núi cao xen kẽ với các thung lũng (thung lũng sông Hồng, sông Chảy, lòng chảo Nghĩa Đô, Vĩnh Yên). Các nạch núi chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Vùng có địa hình nằm dọc theo hai thung lũng sông Hồng và sông Chảy là các dải núi thấp, hình thành 2 dạng địa hình cơ bản: Vùng thung lũng – bồn địa; Vùng núi cao.
4.1.1.3. Khí hậu
Bảng 4.1 Một số yếu tố khí tượng ở huyện Bảo Yên 2010-2016
Yếu tố Đơn vị
tính
Năm
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Nhiệt độ TB oC 23.3 23.1 23.3 24.2 23.8 23.5 23.2 Lượng mưa TB mm 1577 1847 1711 1327 1589 1623 1692
Độ ẩm TB % 86 85 85 84 85 85 85
Nguồn: Trạm khí tượng huyện Bảo Yên Huyện Bảo Yên nằm trong vùng thung lũng sông Hồng và sông Chảy, độ cao trung bình so với mực nước biển không lớn ( 400 m) do đó khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều.
a. Chế độ nhiệt
Một năm có bốn mùa, tuy nhiên chỉ có hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, tháng nóng nhất là tháng 6,7; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau, lạnh nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 29oC, tháng thấp nhất là 15 oC .
b. Chế độ mưa
Lượng mưa trên địa bàn huyện khá lớn và phân bố không đều qua các tháng trong năm. Tháng 6, 7 tổng lượng mưa trung bình là 335mm, có những năm đến 550 mm. Tháng 1, 2 lượng mưa thấp nhất thường dưới 40 mm. Tổng lượng mưa trong năm dao động từ 1450 mm đến 1994 mm.
c. Chế độ gió
Gió mùa ảnh hưởng yếu, thường đến chậm hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ, hướng gió chủ yếu trong mùa đông là Đông Bắc- Tây Nam, mùa hè là Đông Nam – Tây Bắc. Tốc độ gió thường yếu, sức gió mạnh nhất trong cơn bão chỉ đạt cấp 6, ít gây tác hại nghiêm trọng.
4.1.1.4. Thủy văn
Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện dày đặc và phân bố khá đều trên lãnh thổ. Sông Hồng, sông Chảy là hai con sông chính chảy qua địa phận huyện.
- Sông Hồng chảy qua thành phố Lào Cai. Nước sông Hồng có hàm lượng phù sa lớn (mùa lũ lượng phù sa từ 6000 - 8000 g/m3, nước mùa cạn 50 g/m3). Do đó các vùng đất ven sông được phù sa bồi đắp có độ phì nhiêu màu mỡ, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
- Sông Chảy: sông Chảy bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua địa phận các huyện: Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên. Sông Chảy chảy qua địa phận Bảo Yên với tổng chiều dài 37 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
- Ngoài 2 sông chính trên địa bàn còn có 11 con ngòi và hệ thống khe suối nhỏ điều khắp trên lãnh thổ.
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng Yên Bái năm 1972 và báo cao khoa học (đất Lào Cai) do Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia thuộc Viện địa lý xây dựng năm 1994 cho thấy huyện Bảo Yên có 5 nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất đỏ vàng: gồm 74.338,5 ha chiếm 89,79% diện tích tự nhiên.
Nhóm đất đen (Rse): Có 720 ha, chiếm 0,87%. Đất phù sa: Có diện tích 1.341 ha chiếm 1,62% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất thung lũng dốc tụ (Dl): Trên địa bàn có khoảng 400 ha. Đất mùn đỏ vàng trên núi cao: Có 6.002,4 ha chiếm 7,25
% tổng diện tích tự nhiên.
b. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Bảo Yên có mạng lưới sông, suối, khe lạch tương đối dày đặc phân bố khắp địa bàn, trong đó sông Hồng và sông Chảy là hai con sông lớn chảy qua Huyện theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sông Hồng là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt dọc hai bên bờ sông.
- Nguồn nước ngầm: Tuy nguồn nước mặt phong phú về mùa mưa, do ảnh hưởng của địa hình (độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn, nghiêng về sông Hồng) nên nguồn nước ngầm có xu hướng cạn kiện về mùa khô.
Nhìn chung, nguồn nước trên địa bàn Huyện có chất lượng tương đối tốt, trữ lượng đủ đáp ứng cho sản xuất và đời sống con người. Tuy nhiên, để duy trì về trữ lượng và chất lượng nước đòi hỏi Huyện cần đẩy mạnh trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, ngăn chặn ô nhiễm do phát triển của công nghiệp.
c. Tài nguyên rừng
Bảng 4.2 Tài nguyên rừng năm 2016
Loại rừng
Diện tích
ha %
Tổng diện tích rừng 62.593,14 100
Rừng tự nhiên 27.621,94 44,13
Rừng trồng 34.971,2 55,87
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Bảo Yên) Bảo Yên là huyện có nguồn tài nguyên rừng tương đối phong phú và đa dạng. Huyện có diện tích rừng là 62.593,14ha, chiếm 12,7% tổng diện tích rừng của toàn Tỉnh; trong đó có 27.621,94 ha rừng tự nhiên (chiếm 44,13% diện tích đất lâm nghiệp có rừng) và 34.971,2 ha rừng trồng (chiếm 55,87% diện tích đất lâm nghiệp có rừng).
Diện tích rừng lớn, thảm thực vật khá phong phú và sự đa dạng là lợi thế đối với Bảo Yên trong phát triển kinh tế rừng, tạo đầu vào cho phát triển công nghiệp chế biến lâm sản (bột giấy, đồ gỗ).
d. Tài nguyên khoáng sản
Nằm trên vùng thung lũng sông Hồng, sông Chảy, khoáng sản trên địa bàn Huyện chủ yếu là apatit, vàng, cao lanh. Các nguồn khoáng sản phân bố khá phân tán nên khó khai thác (chi phí khai thác cao). Trên địa bàn Huyện cũng có một số mỏ khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn như:
- Điểm mỏ Cao lanh ở Làng Bon, khoáng sản Fenspat ở các điểm mỏ Lương Sơn, Long Phúc, khoáng sản Secpentin ở các điểm mỏ xã Thượng Hà, Grafit ở Bảo Hà, chất lượng quặng quặng tốt, trữ lượng lớn. Các điểm mỏ apatit phân bố vùng Ngòi Bo - Bảo Hà.
Như vậy, so với một số huyện khác của tỉnh Lào Cai thì nguồn tài nguyên khoáng sản của Huyện kém phong phú hơn.
e. Tài nguyên du lịch và nhân văn
Bảo Yên là huyện khá phong phú về bản sắc văn hoá, truyền thống lịch sử, di sản văn hoá. Huyện có 13 dân tộc anh em sinh sống, trong đó: dân tộc Kinh chiếm 25,8%; dân tộc Tày: 33,7%; dân tộc Dao: 24,2%; dân tộc H’Mông:
8,6%; dân tộc Giáy: 1,09%; còn lại các dân tộc khác. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán sinh sống riêng.
Bảo Yên có nhiều di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ học. Khu vực ngòi Nhù gần xã Cam Cọn và các dải đồi thấp ở xã Bảo Hà, các nhà khảo cổ tìm thấy khá nhiều công cụ đá cuội thuộc nền văn hoá Sơn Vi. Quá trình phát triển xây dựng và bảo vệ đất nước của người dân Bảo Yên cũng đã để lại những giá trị anh hùng dân tộc, giàu tính nhân văn, mang đậm bản sắc dân tộc, đó là những di tích lịch sử, văn hoá đã được công nhận cấp quốc gia như: Đền Bảo Hà, di tích Thành cổ Nghị Lang, đền Phúc Khánh, di tích Chiến thắng Phố Ràng, khu căn cứ cách mạng Đình làng Già Hạ (Việt Tiến), chiến thắng Nghĩa Đô.