4.4. Đánh giá thực trạng thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Bảo Yên tại các điểm nghiên cứu giai đoạn 2010-2016
4.4.4. Đánh giá tình hình thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất
Bảng 4.13 Tình hình thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất tại 03 điểm nghiên cứu giai đoạn 2010 – 2016
Năm Đơn vị
tính
Thị trấn Phố
Ràng Xã Bảo Hà Xã Kim Sơn Tổng
2010 Vụ 21 18 12 51
2011 Vụ 22 20 10 52
2012 Vụ 18 16 8 42
2013 Vụ 17 14 9 40
2014 Vụ 20 14 7 41
2015 Vụ 19 17 10 46
2016 Vụ 20 18 11 49
Tổng Vụ 137 117 67 321
Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Bảo Yên Tại thị trấn Phố Ràng có số trường hợp thừa kế là nhiều nhất (137 trường hợp) vì đây là vùng trung tâm, nhu cầu nhận thừa kế của người dân lớn, hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của người dân được nâng cao nên số lượng giao dịch đăng ký tại phòng Tài nguyên và Môi trường cũng tăng theo.
Tại xã Bảo Hà, số trường hợp thừa kế là 117 trường hợp, không kém so với thị trấn Phố Ràng nhiều, vì đây là xã có nền kinh tế phát triển mạnh, vị trí thuận lợi không chỉ cho phát triển kinh tế mà còn phát triển dân trí nên trình độ dân trí của xã cũng khá cao.
Xã Kim Sơn có số lượng các trường hợp thừa kế là ít nhất (67 trường hợp). Đây là vùng sống chủ yếu bằng nghề nông nên trình độ nhận thức về pháp luật còn nhiều hạn chế.
Theo quy định khi người sử dụng đất chết để lại tài sản thừa kế một thửa đất thì người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật phải đến UBND cấp huyện (đối với Giấy chứng nhận do UBND cấp huyện cấp) hoặc Sở Tài Nguyên và Môi Trường (đối với Giấy chứng nhận do UBND cấp tỉnh cấp) để đăng ký quyền sử dụng đất được thừa kế.
Người nhận di sản thừa kế khi làm thủ tục đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất tại các cơ quan Nhà nước tuỳ từng trường hợp nếu chứng minh được các mối quan hệ thuộc diện miễn thuế theo quy định thì không phải nộp bất kỳ khoản thuế nào, hoặc được miễn thuế thu nhập cá nhân nhưng phải nộp lệ phí trước bạ;
ngoài ra phải nộp lệ phí địa chính, phí thẩm định địa chính theo quy định.
Tình hình thực hiện quyền thừa kế QSDĐ thể hiện kết quả trên bảng 4.14 và phụ lục 04.
Bảng 4.14 Tổng hợp phiếu điều tra tình hình thực hiện quyền thừa kế QSDĐ tại 03 điểm nghiên cứu giai đoạn 2010 - 2016
STT Chỉ tiêu đánh giá Đơn
vị
Thị trấn Phố Ràng
Xã Bảo Hà
Xã Kim Sơn
Tổng
1 Tổng số trường hợp thừa kế vụ 14 20 16 50
1.1 Đất ở 6 3 3 12
1.2 Đất nông nghiệp 8 17 13 38
2 Diện tích m2 31557,8 84577,5 85537,4 201672,7
3 Tình hình thực hiện QSDĐ vụ
3.1 Hoàn tất, tất cả các thủ tục 7 12 6 25
3.2 Có khai báo tại UBND xã 7 7 9 23
3.3 Giấy tờ viết tay có người làm chứng
1 1 2
3.4 Giấy tờ viết tay
3.5 Không có giấy tờ cam kết 4 Thực trạng giấy tờ tại thời
điểm đó
vụ 4.1 Giấy CNQSDĐ, QĐ giao đất,
cấp đất tạm thời
13 15 14 42
4.2 Giấy tờ hợp lệ khác 1 5 2 8
4.3 Không có giấy tờ
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra Từ bảng 4.14, ta thấy việc thực hiện quyền thừa kế QSDĐ tại 03 điểm nghiên cứu diễn ra khá tương đồng. Thị trấn Phố Ràng có số lượng giao dịch hoàn tất các thủ tục cao hơn xã Bảo Hà và xã Kim Sơn.
Thị trấn Phố Ràng có tổng số 14 trường hợp thừa kế QSDĐ. Trong đó có 7 trường hợp là hoàn thiện tất cả các thủ tục (chiếm 50%), trường hợp chưa hoàn thiện các thủ tục cũng là 7 (chiếm 50%). Tỷ lệ trường hợp có GCNQSDĐ là 13 chiếm 92,86% và cũng chỉ duy nhất 1 trường hợp là không có GCNQSDĐ chiếm 7,14%.
Xã Bảo Hà có số trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất nhiều nhất trong 3 điểm nghiên cứu, là 20 trường hợp. Số trường hợp hoàn thiện các thủ tục là 12 trường hợp (chiếm 60%), 7 trường hợp chưa hoàn thiện các thủ tục (chiếm 35%), và có 1 trường hợp là không khai báo với chính quyền (chiếm 5%). Tỷ lệ trường hợp có giấy chứng nhận quyền SDĐ là 15 chiếm 75%.
Xã Kim Sơn tổng cộng có 16 trường hợp nhận thừa kế QSDĐ. Trong đó có 6 trường hợp là hoàn thiện tất cả các thủ tục (chiếm 37,5%), có 9 trường hợp chưa thực hiện đầy đủ thủ tục (chiếm 56,25%) và có 1 trường hợp là không khai báo với chính quyền địa phương (chiếm 6,25%). Tỷ lệ trường hợp đã có giấy chứng nhận quyền SDĐ là 14 chiếm 87,5% và có 2 trường hợp tại thời điểm nhận thừa kế là chưa có giấy chứng nhận quyền SDĐ chiếm 12,5%.
Qua điều tra cho thấy tình trạng thừa kế QSDĐ không khai báo vẫn còn xảy ra trên một số địa bàn của huyện. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thừa kế QSDĐ mà không khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
- Nhận thức của người dân trong vấn đề này còn chưa đầy đủ, hầu hết người dân đều cho rằng việc thừa kế QSDĐ là việc nội bộ gia đình theo truyền thống “cha truyền con nối”, khi phải phân chia thừa kế thì anh, em tự thoả thuận với nhau có sự chứng kiến của họ hàng, không cần phải khai báo với cơ quan Nhà nước. Các trường hợp khai báo đa số là các trường hợp có sự tranh chấp về quyền thừa kế, những người hưởng thừa kế cần có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoà giải, giải quyết cho họ.
- Đối với các hộ gia đình, cá nhân sau khi hưởng thừa kế mà vẫn tiếp tục sử dụng đất ổn định không có nhu cầu sử dụng QSDĐ để thực hiện các giao dịch như chuyển nhượng, cho tặng, thế chấp hay góp vốn, bảo lãnh bằng QSDĐ thì trước mắt họ không khai báo để chuyển quyền, họ chỉ khai báo khi họ có nhu cầu trong các trường hợp nêu trên.
- Một bộ phận người dân không có các giấy tờ chứng minh về QSDĐ hoặc đất đang sử dụng thuộc diện phải nộp tiền sử dụng khi đăng ký nên họ không thực hiện khai báo.