Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG
2.1. Khái quát chung về thích ứng
2.1.1. Thuật ngữ thích ứng
Thuật ngữ “thích ứng” xuất phát từ tiếng La Tinh là Adapto (từ điển Tâm lí học của Raymond.J, Corsini, Mỹ, 1999). Trong tiếng Anh, thích nghi, thích ứng là Adaption/Adaptation” (Từ điển Anh - Việt, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1996), tiếng Nga thích nghi, thích ứng là AдапTáция (Từ điển Nga - Việt, tập I nhà xuất bản văn hóa - thông tin Hà Nội, 2003), tiếng Đức thích nghi, thích ứng là Adaption/Adaptation (Từ điển Đức - Việt hiện đại, tập 1, nhà xuất bản Lao động Xã hội, 2004).
Thuật ngữ “thích nghi” (adaptation, adaption) ban đầu mang ý nghĩa sinh học, đó là sự thay đổi hành vi loài trong hành vi của cá thể nhằm đáp ứng đƣợc sự thay đổi của điều kiện sống để tồn tại. Về sau, thuật ngữ
“thích nghi” đƣợc dùng trong Tâm lí học và đƣợc chuyển thành thuật ngữ
“thích ứng”. Ngày nay thuật ngữ “thích nghi”, “thích ứng” đƣợc sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học khác nhau.
2.1.2. Khái niệm thích ứng
Thích ứng trong các từ điển thể hiện hai điểm:
- Giữa thích ứng và thích nghi có điểm chung, thích ứng là một phần của thích nghi:
“Sổ tay tâm lí học” do Trần Hiệp và Đỗ Long chủ biên: “Thích nghi: sự thích ứng về cấu tạo và chức năng của cơ thể bao gồm cả các cơ quan và tế bào của nó đối với điều kiện của môi trường. Thích nghi xã hội có 2 nghĩa:
(1) Quá trình thích nghi tích cực của cá nhân đối với những điều kiện của môi trường xã hội mới; (2) kết quả của quá trình trên” [20, tr.51].
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Từ điển Tiếng Việt “thích nghi: có những biến đổi nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh môi trường mới, Thích ứng: (1) Có những thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới, yêu cầu mới. (2) Nhƣ thích nghi” [68]. Nhƣ vậy có sự khác biệt giữa thích ứng và thích nghi, coi thích ứng là sự biến đổi của con người phù hợp môi trường và hoạt động.
Trong từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội viết: “Thích nghi là những biến đổi nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh, với môi trường mới, thích nghi với các nếp sinh hoạt mới. Còn thích ứng là những thay đổi cho phù hợp với các điều kiện mới, lối làm việc thích ứng với tình hình mới”.
Từ điển Tâm lí học do Nguyễn Khắc Viện (chủ biên) cho rằng mọi sinh vật và con người sống được trong môi trường có nhiều biến động bằng cách thay đổi chính bản thân hoặc tìm cách thay đổi môi trường. Thích nghi, thích ứng: một sinh vật sống được trong môi trường có nhiều biến động, bằng cách thay đổi phản ứng của bản thân hoặc tìm cách thay đổi môi trường. Bước đầu là điều chỉnh những phản ứng sinh lí (nhƣ thích nghi với nhiệt độ cao hay thấp, môi trường khô hay ẩm) sau là thay đổi cách ứng xử, đây là thích ứng tâm lí [75, tr.356].
Từ điển Tâm lí học do Vũ Dũng (chủ biên), “thích ứng”: “phản ứng của cơ thể với những thay đổi của môi trường. Về nguyên tắc, có hai phương thức thích ứng khác nhau của cơ thể đối với những thay đổi các điều kiện của môi trường:
- Thích ứng bằng cách thay đổi cấu tạo và hoạt động của các cơ quan;
đây là phương thức phổ biến đối với động vật và thực vật.
- Thích ứng bằng cách thay đổi hành vi mà không thay đổi tổ chức, phương thức này chỉ đặc trưng cho động vật và gắn liền với sự phát triển tâm lí. Phương thức thích ứng này được phân chia thành 2 hướng khác nhau:
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
+ Thay đổi chậm những hình thức hành vi đƣợc kế thừa - bản năng, mà sự tiến hoá của những bản năng này diễn ra dưới ảnh hưởng của những thay đổi môi trường với tốc độ chậm.
+ Phát triển năng lực học tập của cá nhân, năng lực “hành động hợp lí”
- những thay đổi nhanh của hành vi, “sáng tạo” ở mức độ nhất định những phương thức hành vi mới để đáp lại những thay đổi nhanh của môi trường mà bản năng bị bất lực; những hoạt động này không nhất thiết phải cố định, phải di truyền, vì sự ƣu việt của chúng là tính mềm dẻo cao; vì vậy, chỉ có những khả năng hành động quy định thứ bậc cao của tổ chức tâm lí của sinh vật mới đƣợc di truyền” [4, tr.807].
Như vậy, thích ứng là sự thay đổi tâm lí (nhận thức, thái độ, hành vi) của chủ thể nhằm vượt qua những trở ngại, khó khăn để tồn tại và phát triển trong môi trường sống.
Từ sự phân tích khái niệm thích ứng dưới góc độ tâm lí học, chúng ta có thể thấy các nhà tâm lí học hiện nay đa số tán thành thuật ngữ “thích ứng” bắt nguồn từ “thích nghi” trong sinh học song nhấn mạnh sự khác nhau về chất giữa hai khái niệm này.
Thích nghi là một phạm trù cơ bản dùng để chỉ các quá trình biến đổi về cấu trúc và chức năng của cơ thể sinh vật nhằm duy trì sự cân bằng của quan hệ cơ thể - môi trường trong điều kiện môi trường thay đổi.
Thích nghi đƣợc thể hiện ở hai trình độ:
+ Thích nghi sinh học: Là trình độ đầu tiên, thấp nhất - còn gọi là tính chịu kích thích - có ở mọi sinh vật, mọi loài. Đặc trƣng của trình độ này là khả năng cơ thể đáp lại những kích thích trực tiếp về mặt lí hoá từ môi trường một cách chậm chạp, tạo ra những biến đổi ổn định của cơ thể. Cơ chế của thích nghi sinh học là di truyền, biến dị và chọn lọc tự nhiên.
+ Thích ứng: Là thích nghi ở trình độ mới. Thích ứng bao gồm ba mức độ:
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Mức độ thích ứng sinh lí, đây là trình độ đầu tiên của thích ứng, là những phản ứng có tính chất tự động, quan hệ giữa cơ thể với môi trường là quan hệ trực tiếp. Cơ chế của thích ứng sinh lí là những phản xạ không điều kiện - thích ứng ở mức độ này chỉ có ở động vật có hệ thần kinh với tƣ cách là cấu trúc phản ánh chuyên biệt.
Mức độ thích ứng tâm lí là khả năng của cơ thể đáp lại đƣợc những kích thích có tính chất tín hiệu từ phía môi trường. Cơ chế của thích ứng tâm lí là cơ chế phản xạ không điều kiện, động vật đã thoát ra khỏi sự cân bằng trực tiếp giữa cơ thể và môi trường. Hình thức thích ứng này có ở cả người và động vật khi có hệ thần kinh phát triển, đáp ứng đƣợc những kích thích gián tiếp, đoán trước hoặc tái tạo gần kề.
Mức độ thích ứng tâm lí - xã hội, đây là mức độ thích ứng cao nhất. Sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường ở trình độ này cân bằng tích cực, tự giác;
là cân bằng tạo ra môi trường mới: môi trường xã hội có đặc trưng là hoạt động và giao tiếp. Thích ứng tâm lí - xã hội là quá trình tương tác giữa con người và môi trường xã hội, quá trình con người làm quen, thâm nhập vào môi trường xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp. Đây là một quá trình tích cực, thường xuyên và liên tục. Những thay đổi của môi trường luôn đặt ra trước con người những vấn đề nhất định. Để giải quyết những vấn đề này, trong quá trình thích ứng, con người phải huy động tâm lí – ý thức sẵn có, lĩnh hội kinh nghiệm và những phương thức hành vi mới. Con người thích ứng với môi trường là con người giải quyết thành công những vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ con người - môi trường. Nói cách khác, thích ứng là quá trình diễn ra sự điều chỉnh nội dung và phương thức của hoạt động, giao tiếp của cá nhân để phù hợp với điều kiện môi trường xã hội và hoạt động mới nhằm tồn tại và phát triển.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Cơ chế của sự thích ứng tâm lí - xã hội chủ yếu là lao động. Chủ nghĩa Mác cho rằng nội dung của sự thích ứng này là bằng hoạt động tích cực, con người lĩnh hội nền văn hoá, hình thành kiểu ứng xử mới, điều chỉnh hành vi cũ cho phù hợp với yêu cầu, điều kiện của hoạt động và quan hệ mới. Hình thức thích ứng này chỉ có ở con người và mối quan hệ cơ thể và môi trường, ở trình độ thích ứng này sẽ là mối quan hệ cân bằng giữa chủ thể với môi trường xã hội.
Như vậy, nói tới thích ứng ở con người cần hiểu là con người có tất cả hình thức cân bằng của thế giới vật chất, có tất cả các trình độ của sự thích nghi và cao nhất là thích ứng tâm lí - xã hội.
Đề tài luận án đi theo quan điểm của tâm lí học hoạt động. Nói tới thích ứng ở con người, điểm chung trong quan điểm của các nhà tâm lí học đó là:
cần hiểu là con người có tất cả hình thức cân bằng của thế giới vật chất, có tất cả các trình độ của sự thích nghi và cao nhất là thích ứng tâm lí - xã hội.
Từ phân tích trên, chúng tôi xác định: Thích ứng là quá trình thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của chủ thể nhằm đáp ứng yêu cầu và điều kiện mới của môi trường sống.
Sự thích ứng xuất hiện do tác động của những yêu cầu, điều kiện mới của môi trường hoạt động hoặc môi trường sống. Sự thích ứng bắt đầu ở thời điểm con người làm quen với điều kiện mới của môi trường, và kết thúc khi hoạt động đạt đƣợc mục đích đặt ra. Cơ chế của sự thích ứng là sự lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử theo nguyên tắc chuyển từ ngoài vào trong để hình thành những cấu tạo tâm lí mới cho phép cá nhân có những hành vi, ứng xử đáp ứng đòi hỏi của điều kiện sống và hoạt động mới.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học