Hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của Thanh niên xung phong

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của thanh niên xung phong thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 51)

Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG

2.2. Hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của Thanh niên xung phong

a. Khái niệm Thanh niên xung phong

Theo nghị định số 12 năm 2011 của Chính Phủ Việt Nam, Nghi định về tổ chức và chính sách đối với Thanh niên xung phong, Thanh niên xung phong là lực lƣợng xung kích của thanh niên tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, giáo dục, rèn luyện và đào tạo thanh niên.

Theo đó, nhiệm vụ của thanh niên xung phong là tham gia thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được giao ở biên giới, hải đảo, những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; Tham gia thực hiện việc khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, trật tự an toàn giao thông, bảo đảm an ninh quốc phòng và các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khác. Tham gia thực hiện cai nghiện ma túy, giáo dục lao động, giải quyết việc làm cho thanh niên sau cai nghiện ma túy và các đối tƣợng thanh thiếu niên mắc tệ nạn xã hội khác; Tham gia sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ, chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật, hỗ trợ nông dân sản xuất và đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên; Giáo dục, rèn luyện, đào tạo và bồi dƣỡng văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho đội viên, cán bộ quản lí thanh niên xung phong.

Thanh niên xung phong là lực lượng xung kích, tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, giáo dục và đào tạo thanh niên do cơ quan có thẩm quyền tổ chức, thành lập.

b. Nhiệm vụ của Thanh niên xung phong

Lực lƣợng Thanh niên Xung phong có trách nhiệm phối hợp với Công an thành phố để thực hiện nhiệm vụ trong tâm sau:

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

(1) Bố trí lực lƣợng trật tự tại các giao lộ trọng điểm thuộc Công an thành phố quản lí để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người đi đường chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ khi điều khiển các phương tiện lưu thông trên công lộ. Tham gia phối hợp hạn chế ùn tắc hoặc giải quyết ùn tắc giao thông tại các giao lộ trọng điểm và khu vực thường phát sinh ùn tắc giao thông.

- Lỗi vi phạm phổ biến hiện nay là người tham gia giao thông không đi đúng làn đường, phần đường quy định, chưa chấp hành đúng tín hiệu đèn giao thông, vạch kẻ đường. Hiện tượng ùn tắc giao thông thường xảy ra vào giờ cao điểm, nếu không giải quyết kịp thời thì sẽ diễn ra ùn tắc giao thông trên diện rộng, kéo dài cả tuyến đường. Lực lượng Cảnh sát giao thông ít nên khó có thể dàn trải trên một địa bàn giao thông rông lớn. Do vậy, TNXP phối hợp cùng cảnh sát điều khiển giao thông. Các thao tác chủ yếu của TNXP là dùng tay, cờ lệnh, còi lệnh, di chuyển nhanh nhẹn, hợp lí để hướng dẫn người tham gia giao thông chấp hành đúng tín hiệu giao thông, dừng phương tiện giao thông đúng vạch đường, không lấn tuyến.

- Quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ đó là, người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn. Khi hiện tượng ùn tắc giao thông diễn ra, do người tham gia giao thông mong muốn thoát khỏi chỗ ùn tắc, thoát khỏi khói bụi ô nhiễm, muốn rút ngắn thời gian lưu thông trên đường nên họ thường vi phạm quy tắt chung khi tham gia giao thông. Bằng hình ảnh, hành vi của mình, TNXP hướng dẫn, vận động người đi đường chấp hành nghiêm chỉnh giao thông đường bộ khi điều khiển phương tiện giao thông trên công lộ.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

- Công tác tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh giao thông đường bộ khi điều khiển phương tiện giao thông trên công lộ là trực tiếp điều khiển, điều chỉnh hành vi của người tham gia giao thông. Giúp họ đi đúng phần đường, làn đường, dừng đúng vạch, chấp hành đúng tín hiệu giao thông. Yêu cầu đặt ra là TNXP phải hiểu rõ luật giao thông đường bộ, chấp nhận thực trạng người tham gia giao thông chen lấn khi ùn tắc giao thông; bình tĩnh, kiên nhẫn thực hiện nhiệm vụ.

(2) Đảm bảo cơ động, sẵn sàng tham gia thực hiện các nhiệm vụ đột xuất liên quan đến công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ theo yêu cầu của thành phố.

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường. Các vụ việc bạo động, tụ tập đông người, biểu tình thường diễn ra trên đường phố. Do vậy TNXP luôn sẵn sàng tham gia thực hiện các nhiệm vụ đột xuất liên quan đến công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ theo yêu cầu của thành phố.

- Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống đường nội bộ chằng chịt, lượng lưu thông lớn với đủ các loại xe... đang biến cửa ngõ các khu công nghiệp, khu chế xuất thành điểm đen về ùn tắc giao thông. Đặc điểm chung của các khu công nghiệp ở Thành phố phát triển trước khi các tuyến quốc lộ, trục giao thông được mở rộng. Cổng các khu công nghiệp đều hướng ra mặt đường trục giao thông chính. Chính hai yếu tố quy hoạch "mở cửa ngửa ra mặt tiền" và giao thông đi sau đã biến những nơi này trở thành điểm đen ùn tắc giao thông kéo dài và rất khó giải quyết; Công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất năm trên địa bàn Thành phố rất đông, hiện tƣợng ùn tắc giao thông do một bộ phận công nhân xuống đường tuần hành luôn là nguy cơ gây mất ổn định chính trị - xã hội. Trước thực trạng đó, TNXP luôn sẵn sàng

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

tham gia thực hiện các nhiệm vụ đột xuất liên quan đến công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông đường bộ theo yêu cầu của thành phố.

2.2.2. Hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của Thanh niên xung phong 2.2.2.1. Hoạt động giữ gìn trật tự giao thông

Theo từ điển bách khoa nguồn mở, trật tự xã hội là khái niệm chỉ sự hoạt động ổn định hài hòa của các thành phần xã hội trong cơ cấu xã hội; trật tự xã hội nhằm duy trì sự phát triển

Theo từ điển Hán Việt của Nguyễn Lân, trật tự là tình trạng ổn định, có thứ bậc trên dưới, trước sau... [27, tr16]. Nói đến trật tự xã hội là nói đến tình trạng (trạng thái) ổn định, có trật tự, kỷ cương của xã hội. Trật tự, kỷ cương đó được xác lập trên cơ sở các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành (đƣợc gọi là những quy phạm pháp luật) và những giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức truyền thống được mọi người trong xã hội thừa nhận, tôn trọng, tuân thủ và nhờ đó mà mọi người có được cuộc sống yên ổn.

Trật tự an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự đƣợc hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi người phải tuân theo khi tham gia giao thông, nhờ đó đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, có trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và tài sản. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông không phải là nhiệm vụ của riêng các lực lƣợng chức năng (cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông công chính...) mà là trách nhiệm của tất cả mọi người khi tham gia giao thông. Đó là việc nắm vững và tuân thủ nghiêm túc Luật giao thông, mọi hành vi vi phạm về luật giao thông đường bộ phải được xử lí nghiêm khắc, những thiếu sót, yếu kém là nguyên nhân, điều kiện gây ra các vụ tai nạn giao thông.

Theo Trần Văn Luyện [38], trật tự an toàn giao thông đƣợc hiểu: (1) Hoạt động giao thông đƣợc điều chỉnh bằng một hệ thống quy phạm pháp luật, bắt buộc mọi chủ thể tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân theo (2)

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông xảy ra, đảm bảo an toàn cho người và tài sản khi tham gia giao thông. (3) Hạn chế ùn tắc giao thông, đảm bảo giao thông đƣợc tiện lợi, có hiệu quả, tiết kiệm đƣợc chi phí vận chuyển, thời gian đi trên đường. (4) Đảm bảo yêu cầu mỹ quan đô thị, chống ô nhiễm môi trường.

Nhƣ vậy, hoạt động giữ gìn trật tự giao thông là hoạt động đảm bảo cho việc chấp hành các quy tắc khi tham gia giao thông của người tham gia giao thông, đảm bảo hoạt động hài hòa của các thành phần tham gia giao thông, duy trì sự ổn định, an toàn cho người tham gia giao thông, các phương tiện giao thông.

2.2.2.2. Khái niệm hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của Thanh niên xung phong

Nhƣ trên đã trình bày, Thanh niên xung phong là lực lƣợng xung kích, tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, giáo dục và đào tạo thanh niên do cơ quan có thẩm quyền tổ chức, thành lập.

Các quy tắc khi tham gia giao thông có rất nhiều, TNXP chỉ là người có nhiệm vụ hỗ trợ điều khiển giao thông (không phải là người điều khiển giao thông theo Luật giao thông đường bộ), có vai trò tuyên truyền giáo dục người tham gia giao thông chấp hành đúng tín hiệu giao thông, do vậy TNXP chỉ được phép nhắc nhở người tham gia giao thông chấp hành quy tắc chung khi tham gia giao thông, đó là giúp người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

Do vậy, hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP là hoạt động xung kích của thanh niên trong việc đảm bảo chấp hành các quy tắc tham gia giao thông của người tham gia giao thông, đảm bảo cho sự hoạt động hài hòa

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

của các thành phần tham gia giao thông, duy trì sự ổn định, an toàn cho người tham gia giao thông, các phương tiện giao thông.

2.2.2.3. Biểu hiện hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của Thanh niên xung phong

Các thành phố lớn là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước. Các thành phố được nối thông với các tỉnh thành bằng các tuyến quốc lộ, điều kiện về đường bộ tương đối tốt. Mạng lưới đường bộ Thành phố bao gồm các trục quốc lộ, đường tỉnh, đường nội thị, trong đó đường nội thị được cấu tạo theo dạng xuyên tâm, các quận nội thành mật độ đường cao.

Đường nội thành chủ yếu là đường hai chiều, đường 2 làn xe, khổ hẹp hạn chế rất nhiều sự lưu thông của xe. Tình trạng đường ở các quận không đồng đều, ở các quận cũ, dạng mạng lưới đường là bàn cờ, thuận tiện cho việc di chuyển của các phương tiện, mặt đường cao, có vỉa hè và hệ thống cây xanh, các quận mới, mặt đường thấp, vỉa hè hẹp, ít cây xanh, mặt đường chủ yếu là láng nhựa.

Các tuyến đường vành đai đang được được triển khai nhưng còn chậm, các trục đường hướng tâm đang được cải tạo, dự án hệ thống hạ tầng giao thông đang triển khai đã làm tình trạng giao thông gặp khó khăn. Đường giao thông được ví như hệ thống mạch máu trong cơ thể con người, là điều kiện để phương tiện và hành khách đi lại, đường giao thông đô thị có năng lực lưu thông lớn, công suất luồng hàng hoá, hành khách trên tuyến đường lớn. Do công suất luồng hàng hoá và hành khách lớn, cho nên hệ thống đường phải có sự phân luồng hợp lí, phải bố trí đường một chiều, hệ thống đèn tín hiệu ở các nút giao thông, hệ thống biển báo đầy đủ trên các tuyến đường để giúp cho chủ phương tiện và người tham gia giao thông dễ dàng trong việc lựa chọn hành trình của mình … Trên c á c tuyến có số lượng nút giao thông nhiều, chủ yếu là nút giao cắt đồng mức, ảnh hưởng đến việc lưu thông phương tiện và thường gây tắc nghẽn giao thông.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Phương tiện đi lại cá nhân là các phương tiện được vận hành bởi chính chủ nhân của nó. Ở thành phố, người tham giao giao thông sử dụng phương tiện cá nhân để đi lại là rất phổ biến, do khoảng cách bình quân chuyến đi thường ngắn, sử dụng phương tiện đi lại cá nhân sẽ linh hoạt, tiện lợi và nhanh chóng. Các loại phương tiện đi lại cá nhân phổ biến:

Xe gắm máy cá nhân, tỷ lệ người tham gia giao thông sử dụng loại phương tiện này nhiều nhất, một mặt do thói quen của người dân, mặt khác, loại hình vận tải hành khách công cộng chƣa thật sự hấp dẫn họ. Thời gian đi lại bằng xe máy cá nhân tương đương với đi lại bằng xe buýt trong khu vực nội thành. Trên đường, xe máy cá nhân vẫn là loại phương tiện chủ yếu (chiếm khoảng 70%), loại phương tiện này có đặc điểm: cơ động, không mất thời gian chờ đợi. Thời gian đi lại nhanh do dễ dàng lựa chọn hành trình.

Người tham gia giao thông thường kết hợp nhiều mục đích, nhiều điểm đến trong một hành trình. Tuy nhiên, người tham gia giao thông sử dụng xe máy cá nhân dẫn đến diện tích chiếm chỗ mặt đường ở trạng thái động rất lớn, dễ gây ùn tắc và tai nạn, bộ mặt giao thông đô thị lộn xộn, không thông thoáng, mất mỹ quan.

Xe ô tô cá nhân phát triển mạnh hơn so với những năm trước đây, thu nhập người dân tăng lên, đi lại bằng xe ô tô trở nên thông dụng, tuy nhiên tỷ trọng của loại phương tiện này chưa nhiều vì giá mua phương tiện đang ở mức cao, chi phí bảo hiểm, chi phí điểm đỗ lớn làm trở ngại khi sử dụng xe ô tô. Các nước phát triển, xe ô tô là loại phương tiện phổ biến, chiếm tỷ trọng cao ở đô thị, bản thân loại phương tiện này rất tiện lợi cho hành khách, tránh được ảnh hưởng của thời tiết khí hậu.

Phương tiên vận tải hành khách công cộng tại Thành phố chủ yếu là xe buýt. Bên cạnh đó còn có xe đƣa đón cán bộ, viên chức, công nhân, học sinh do các tổ chức cá nhân thành lập.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Các cá nhân trên đường bộ bao gồm: Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ;

người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ. Trên địa bàn thành phố người điểu khiển, dẫn dắt súc vật rất ít. Các cá nhân di chuyển với khoảng cách ngắn thì mới đi bộ. Người tham gia giao thông chủ yếu là người điều khiển, người sử dụng phương tiện giao thông đường bộ; Hành khách là người được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, có trả tiền. Lượng hành khách đông khiến phương tiện vận chuyển hành khách tăng, gián tiếp gây nên ùn tắc giao thông; Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

Ngoài các cá nhân nêu trên, còn có Lực lƣợng TNXP tham gia giữ gìn trật tự giao thông, bên cạnh đó còn có dân phòng – dân quân tự vệ tại các xã, phường cũng tham gia giữ gìn trật tự giao thông; Đoàn viên thanh niên, sinh viên chỉ tham gia giữ gìn trật tự giao thông theo các chiến dịch do Thành đoàn Thành phố phát động.

Mật độ phương tiện đi lại nhiều đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống ở đô thị. Không khí chứa nồng độ khí thải độc hại còn quá cao, không khí chứa nhiều bụi dễ gây bệnh đường hô hấp cho người dân, tiếng ồn do động cơ phương tiện phát ra ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, ùn tắc giao thông tạo ra sự ngột ngạt, khó chịu cho người tham gia giao thông.

Do số lượng hành khách và phương tiện đi lại trên đường rất lớn, cho nên dễ xảy ra sự ùn tắc giao thông. Một sự cố nhỏ cũng dễ dấn đến tắc nghẽn giao thông. Những lỗi thường gặp chủ yếu là: Người tham gia giao thông không đi đúng phần đường của mình, họ chen lấn sang phần đường của người khác, phần đường của chiều ngược lại. Trên đường, một lúc có nhiều loại phương tiện cùng tham gia giao thông, đường lại hẹp, người

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của thanh niên xung phong thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(225 trang)