Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của thanh niên xung phong thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 92)

Chương 3 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1.1. Mục đích nghiên cứu lí luận

- Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan đến thích ứng, thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.

- Hệ thống hóa một số lí luận cơ bản liên quan tới các khái niệm: thích ứng, hoạt động giữ gìn trật tự giao thông; thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông; nhận thức của thích ứng; mặt thái độ của thích ứng; hành động của thích ứng. Bên cạnh đó chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng.

- Xây dựng khung lí thuyết cho vấn đề nghiên cứu, từ đó xác lập quan điểm chỉ đạo nghiên cứu thực trạng thích ứng của TNXP đới với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.

3.3.1.2. Nội dung nghiên cứu lí luận

- Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về thích ứng dưới góc độ lí luận, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại ở các công trình nghiên cứu này để tiếp tục nghiên cứu.

- Xác định các khái niệm công cụ và các vấn đề liên quan đến nghiên cứu.

- Xác định nội dung nghiên cứu thực tiễn dựa vào kết quả tổng hợp của phần lí thuyết, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng của TNXP đối với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.

Xác định các biểu hiện thích ứng của TNXP với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông gồm: thay đổi nhận thức, thái độ và hình thành hành động giữ gìn trật tự giao thông.

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

3.3.1.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp sử dụng để nghiên cứu lí luận là phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu. Phương pháp này được thực hiện theo các bước: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa lí thuyết và các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến thích ứng, hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.

Đề tài còn sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm tranh thủ ý kiến của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực Tâm lí học, Quản lí hoạt động giữ gìn trật tự giao thông và hoạt động thực tiễn để làm rõ hơn các nội dung có liên quan đến thích ứng của TNXP với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.

3.3.2. Nghiên cứu thực tiễn 3.3.2.1. Mục đích nghiên cứu

- Khảo sát thực trạng biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP: mặt nhận thức, thái độ và hành động giữ gìn trật tự giao thông.

- Tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố chủ quan và khách quan đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP

3.3.2.2. Nội dung nghiên cứu

- Đề tài tiến hành nghiên cứu định lƣợng bằng bảng hỏi đối với TNXP thành phố Hồ Chí Minh.

- Đề tài tiến hành nghiên cứu định tính ở các đối tƣợng nhƣ: TNXP, Cán bộ quản lí hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.

3.3.2.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp chính sử dụng nghiên cứu các vấn đề thực tiễn của đề tài.

 Mục đích nghiên cứu

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

- Xác định mức độ thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của TNXP đối với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP ở mức độ cao, trung bình hay thấp. Trong các yếu tố chủ quan va khách quan này thì yếu tố nào ảnh hưởng nhiều.

 Cách thức tiến hành

Từ năm 2015 đến năm 2016, chúng tôi tổ chức nghiên cứu bằng bảng hỏi, đƣợc tiến hành nhƣ sau:

- Giai đoạn xây dựng bảng hỏi - Giai đoạn khảo sát thử

- Giai đoạn điều tra chính thức - Giai đoạn phân tích dữ liệu.

Giai đoạn 1: Giai đoạn xây dựng bảng hỏi.

Từ cơ sở lí luận, thông qua ba mặt biểu hiện của thích ứng của hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP, chúng tôi xây dựng các câu hỏi có chất lƣợng, phù hợp với mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã phân tích tài liệu, trƣng cầu ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lí học và trong lĩnh vực quản lí hoạt động giữ gìn trật tự giao thông, cán bộ quản lí của Lực lương TNXP.

Việc thăm dò ý kiến đƣợc tiến hành bằng hệ thống các câu hỏi mở về một số vấn đề nhận thức của TNXP về hoạt động giữ gìn trật tự giao thông, thái độ của TNXP khi tham gia giữ gìn trật tự giao thông, hành động của TNXP khi tham gia giữ gìn trật tự giao thông và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP. Các hỏi và trả lời phù hợp đƣợc chọn làm cơ sở cho các mệnh đề trong bảng hỏi.

Tổng hợp kết quả nghiên cứu tài liệu, kết quả thăm dò qua các câu hỏi mở, kết quả phỏng vấn, chúng tôi xây dựng các mệnh đề cho từng mặt biểu hiện của thích ứng là nhận thức, thái độ và hành động cụ thể trong bảng hỏi để tiến hành khảo sát.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Đối với bảng hỏi, chúng tôi đƣa ra câu hỏi mở, câu hỏi nhiều lƣa chọn.

Những thông tin cá nhân để cuối bảng hỏi và không hỏi tên khách thể để tránh sự e ngại cho khách thể nghiên cứu.

Sau khi xây dựng bảng hỏi, chúng tôi tiếp tục xin ý kiến chuyên gia để hoàn thiện bảng hỏi. Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi xây dựng bảng hỏi có cấu trúc gồm 05 phần (xem phụ lục số 1).

Phần I: Thích ứng thể hiện qua việc thay đổi nhận thức với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP.

Phần II: Thích ứng thể hiện qua việc thay đổi thái độ với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP.

Phần III: Thích ứng thể hiện qua việc thay đổi hành vi trong hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP.

Phần IV: Các yếu tố ảnh hưởng.

Phần V: Tìm hiểu những thông tin về bản thân TNXP.

Đối với bảng hỏi, chúng tôi đƣa ra câu hỏi mở, câu hỏi nhiều lƣa chọn.

Những thông tin cá nhân để cuối bảng hỏi và không hỏi tên khách thể để tránh sự e ngại cho khách thể nghiên cứu.

Giai đoạn 2: Giai đoạn điều tra thử:

- Mục đích: Xác định độ tin cậy của bảng hỏi, tiến hành chỉnh sửa những câu hỏi không đạt yêu cầu nhằm hoàn thiện bảng hỏi.

- Khách thể: 40 TNXP

- Nội dung nghiên cứu: Tiến hành khảo sát thử bằng bảng hỏi, xử lí độ tin cậy, độ giá trị của công cụ điều tra.

- Xử lí số liệu: Dữ liệu đã thu thập được xử lí bằng chương trình phần mềm SPSS phiên bản 20.0 với kĩ thuật phân tích hệ số tín cậy Alpha Cronbach. Sau khi xử lí số liệu, các mục điều tra nhận thức, thái độ và hành động xác định độ tin cậy. Chúng tôi tiến hành tiếp theo là điều tra chính thức.

Giai đoạn 3: Giai đoạn điều tra chính thức - Khách thể nghiên cứu: 450 TNXP.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

- Nguyên tắc điều tra:

Để thu đƣợc kết quả có độ tin cậy cao thì cần phải tạo ra tâm lí thoải mái để khách thể tự nguyện trả lời và trả lời một cách độc lập.

- Tiến hành:

Chúng tôi tiến hành điều tra vào tháng 8/2015 tiến hành khảo sát

Chúng tôi hướng dẫn cách làm cho khách thể sau đó yêu cầu khách thể độc lập làm trong khoảng thời gian nhất định (30 phút đến 60 phút), chúng tôi tiến hành thu bảng hỏi ngay sau khi làm xong.

Giai đoạn 4: Giai đoạn phân tích dữ liệu

Chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê toán học SPSS 20.0 để phân tích kết quả

b. Phương pháp phỏng vấn sâu

- Mục đích: thu thập thêm thông tin về sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi giữ gìn trật tự giao thông để bổ sung định tính cho các thông tin đã thu đƣợc ở phạm vi điều tra rộng.

- Khách thể: 10 TNXP, 5 cán bộ quản lí, 6 Cảnh sát giao thông và 20 người tham gia giao thông.

- Nội dung: phỏng vấn về thực trạng thích ứng của TNXP về hoạt động giữ gìn trật tự giao thông. Tùy thuộc vào khách thể mà chúng tôi đề cập đến thực trạng ở những khía cạnh khác nhau.

- Nguyên tắc phỏng vấn: phỏng vấn đƣợc tiến hành trong không khí thoải mái, cở mở, tin cậy. Khách thể trình bày vấn đề một cách tự do, thoải mái. Người phỏng vấn bắt đầu bằng những câu hỏi chung, khái quát, dễ trả lời để kích thích tƣ duy của đối tƣợng. Khi phỏng vấn kết hợp cả câu hỏi đóng và mở để thu thập thông tin. Trình tự và nội dung phỏng vấn đã chuẩn bị nên đƣợc sử dụng linh hoạt theo tình huống cụ thể, tạo tâm lí thoải mái cho khách thể. Người phỏng vấn luôn quan sát những biểu hiện hành vi của khách thể, nhờ đó có thông tin chính xác.

- Tiến hành: đƣợc tiến hành trong năm 2016. Thời gian và địa điểm cụ thể đã đƣợc sắp xếp linh hoạt, thuận lợi cho khách thể. Nội dung phỏng vấn

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

đã chuẩn bị trước rất chi tiết, rõ ràng theo những vấn đề mà chúng tôi quan tâm (phụ lục 8, 9, 10).

c. Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến chuyên gia về Tâm lý học am hiểu về lĩnh vực thích ứng và các cán bộ quản lý có kinh nghiệm về quản lý trật tự giao thông nhằm chính xác các khái niệm, các chỉ số để đánh giá sự thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP; đảm bảo độ tin cậy của các công cụ; hướng thu thập số liệu theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi tiến hành xin ý kiến chuyên gia đã đi sâu nghiên cứu lĩnh vực này. Những chuyên gia chúng tôi đã xin ý kiến gồm: 2 GS.TS, 2 PGS.TS và 3 TS Tâm lí học và 5 lãnh đạo, cán bộ quản lí có kinh nghiệm trong công tác quản lí.

3.3.3. Phương pháp thực nghiệm 3.3.3.1. Mục đích thực nghiệm

Cung cấp tri thức để nâng cao hiểu biết về hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP, giúp TNXP có thái độ tích cực với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông, rèn luyện hành vi trong hoạt động giữu gìn trât tự an toàn giao thông. Qua đó tăng cường mức độ thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP.

3.3.3.2. Cơ sở đề xuất biện pháp thực nghiệm

Để nâng cao hiệu quả hoạt động thì con người phải có tri thức, hiểu biết.

Nếu chủ thể thành thục trong các hoạt động thì mức độ hài lòng, thái độ đối với hoạt động sẽ nâng lên.

Hành vi là những biểu hiện bên ngoài nhƣng thống nhất với cấu trúc tâm lí bên trong của nhân cách. Do vậy để thay đổi hành vi chúng ta cần tác động vào nhận thức các mặt trong hoạt động giữ gìn trật tự giao thông, giúp chủ thể thay đổi giao tiếp xã hội, giao tiếp trong quá trình tham gia giữ gìn trật tự giao thông.

Thích ứng là sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi. Tiêu chí đánh gia mức độ thích ứng cao hay thấp là thay đổi nhận thức, hành vi và thái độ của chủ thể

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

trong quá trình hoạt động nghề nghiệp.

Nghiên cứu thực trạng thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP, chúng tôi thấy thích ứng ở mức độ cao, tuy nhiên biểu hiện không đồng đều trong các mặt nhận thức, thái độ và hành vi.

Các mặt nhận thức, thái độ và hành vi có mối liên hệ, quan hệ tác độ lần nhau, do vậy cần xây dựng nội dung thực nghiệm phù hợp để nâng cao thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP.

3.3.3.3. Nội dung tác động thực nghiệm

Tác động thực nghiệm đƣợc dựa trên biện pháp cung cấp kiến thức, kĩ năng nhằm nâng cao hiểu biết về hoạt động giữ gìn trật tự giao thông cho TNXP. Bao gồm các bài học:

Bài 1: Lương tâm, đạo đức nghề nghiệp và thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP

Bài 2: Những vấn đề chung về giao tiếp.

Bài 3: Kĩ năng giao tiếp - ứng xử

Bài 4: Công tác tuyên truyền, giáo dục người tham gia giao thông.

(Xem phụ lục số 7)

- Phương pháp cung cấp kiến thức: Sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu. Trước khi lên lớp, giảng viên phải chuẩn bị chu đáo nội dung thuyết trình (phụ lục) và tiến hành thực hiện giờ học..

3.3.3.4. Giả thuyết thực nghiệm

Nâng cao khả năng thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP bằng cách cung cấp kiến thức.

3.3.3.5. Cách tiến hành a. Khách thể thực nghiệm

Khách thể nghiên cứu thực nghiệm là 50 TNXP, thành phần bao gồm Đội trưởng, Đội phó, và TNXP các Đội quản lí trật tự giao thông của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dịch vụ công ích TNXP.

b. Địa điểm và thời gian tiến hành

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Địa điểm: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Dịch vụ công ích TNXP.

Thời gian: Tháng 3 và tháng 4 năm 1016, thời lƣợng tác động thực nghiệm là 30 tiết trong tổng số 120 tiết chương trình huấn luyện TNXP năm 2016 (xem phụ lục số 6)

3.2.3.6. Tổ chức thực hiện

Chúng tôi tiến hành các biện pháp thực nghiệm theo 04 bước.

Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm

Xin chủ trương Ban chỉ huy lực lượng Thanh niên xung phong, tham mưu chương trình huấn luyện TNXP trình Ban chỉ huy lực lượng TNXP phê duyệt.

Từ kế hoạch huấn luyện TNXP của Ban chỉ huy Lực lƣợng TNXP, Ban Giám đốc Công ty công ích TNXP và Ban giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên TNXP thống nhất xây dựng kế hoạch tập huấn nghiệp vụ TNXP, xác định mục đích, nội dung và hình thức tổ chức (xem phụ lục số 6).

Xin kinh phí tổ chức thực hiện.

Xây dựng thang đo thực nghiệm (xem phụ lục 5); Lập danh sách cán bộ tham gia thực nghiệm.

Bước 2: Thiết kế chương trình và tiến hành thực nghiệm

Chương trình tập huấn được tiến hành trong thời gian 30 tiết, đề cương tập huấn trình bày ở phụ lục số 6.

Nội dung 1: Cung cấp kiến thức về lƣợng tâm, đạo đức nghề nghiệp và thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP. Mục tiêu của biện pháp này là nâng cao hiểu biết của TNXP về: Lương tâm, các nguyên tắt đạo đức đối với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông, tình hình giao thông và vai trò, nhiệm vụ của TNXP; thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP.

Nội dung 2: Cung cấp kiến thức về những vấn đề chung về giao tiếp.

Mục tiêu của biện pháp này là nâng cao hiểu biết của TNXP về: khái niệm

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

giao tiếp, đặc điểm giao tiếp, các yếu tố tác động đến quá trình giao tiếp, giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ.

Nội dung 3: Cung cấp kĩ năng giao tiếp. Mục tiêu của biện pháp này là cung cấp kiến thức về kĩ năng giao tiếp cho TNXP, bao gồm: khái niệm về kĩ năng giao tiếp, một số rào cản trong giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng làm quen, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng kiềm chế cảm xúc, kĩ năng giải quyết xung đột.

Nội dung 4: Cung cấp những kiến thức về kĩ năng tuyên truyền giáo dục người tham gia giao thông. Mục tiêu của biện pháp này là nâng cao hiểu biết của TNXP về: Những vấn đề chung trong công tác tuyên truyền giáo dục người tham gia giao thông, nâng cao hiểu biết của TNXP về luật giao thông đường bộ, kĩ năng quan sát (nắm bắt tình hình giao thông), kĩ năng điều khiển giao thông tại các giao lộ, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ (trong các tình huống giữ gìn trật tự giao thông)

Bước 3: Lượng giá và kết thúc thực nghiệm

Để đánh giá kết quả của thực nghiệm tác động, chúng tôi tiến hành đo kết quả thực nghiệm nhằm so sánh mức độ thích ứng trước thực nghiệm và sau thực nghiệm. Chúng tôi tiến hành so sánh điểm trung bình của lần khảo sát trước thực nghiệm với lần khảo sát sau thực nghiệm, qua các tiêu chí cụ thể; so sánh trung bình, tính độ tin cậy.

3.3.4. Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu thực tiễn bằng phần mềm thống kê toán học

3.3.4.1. Mục đích

Xử lí kết quả nghiên cứu thực tiễn bằng phần mềm thống kê toán học: Đánh giá thực trạng biểu hiện và mức độ thích ứng của TNXP với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông; Đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng của TNXP với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông; Phân tích mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng tới thích ứng của TNXP với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của thanh niên xung phong thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(225 trang)