Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG GIỮ GÌN TRẬT TỰ GIAO THÔNG CỦA THANH NIÊN
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của Thanh niên xung phong
4.3.1. Các yếu tố chủ quan
Về kinh nghiệm công tác của Thanh niên xung phong Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Bảng 4. 23.Kinh nghiệm công tác của TNXP
STT Kinh nghiệm công tác của bản thân
MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG (%)
Điểm trung bình
Xếp hạng Không
ảnh hưởng
Ít ảnh hưởng
Ảnh hưởng
nhiều 1 Kinh nghiệm về cách thức điều
khiển giao thông 16,67 21,33 57,78 2,43 2
2 Kinh nghiệm xử lí các tình huống
ùn tắc giao thông 9,78 25,56 60,44 2,53 1
3
Kinh nghiệm về giao tiếp, ứng xử có hiệu quả trong xử lí các tình huống giao thông
16,44 26,00 54,22 2,39 4 4
Kinh nghiệm trong giao tiếp với đồng nghiệp, trong công tác phối hợp
12,00 31,11 52,89 2,43 3
Điểm trung bình chung 2,44
Nhìn vào bảng trên, cho phép chúng ta rút ra nhận xét cơ bản nhƣ sau:
ĐTB chung là 2,44 nằm trong khoảng “Ảnh hưởng nhiều”. Nhìn chung, kinh nghiêm công tác trong hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP có tác động ảnh hưởng nhiều đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia mức độ ảnh hưởng thành ba nhóm sau:
Nhóm ý kiến ảnh hưởng nhiều, tỉ lệ cao nhất là kinh nghiệm xử lí các tình huống ùn tắc giao thông (60,44%), kế đến là kinh nghiệm về cách thức điều khiển giao thông (57,78%), kinh nghiệm về giao tiếp, ứng xử có hiệu quả trong xử lí các tình huống giao thông (54,22%), thấp nhất là kinh nghiệm trong giao tiếp với đồng nghiệp, trong công tác phối hợp (52,89%). Nhƣ vậy có từ 52,89% đến 60,44% TNXP ảnh hưởng nhiều bởi kinh nghiệm công tác của bản thân, tác động đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.
Nhóm ý kiến ít ảnh hưởng, tỉ lệ cao nhất là kinh nghiệm trong giao tiếp với đồng nghiệp, trong công tác phối hợp (31,11%), kế đến là kinh nghiệm về giao tiếp, ứng xử có hiệu quả trong xử lí các tình huống giao thông (26,00%), kinh nghiệm xử lí các tình huống ùn tắc giao thông (25,56%), thấp nhất là Kinh nghiệm về cách thức điều khiển giao thông (21,11%). Nhƣ vậy có từ
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
21,33% đến 31,11% TNXP ít chịu ảnh hưởng bởi kinh nghiệm công tác của bản thân, tác động đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.
Nhóm ý kiến không ảnh hưởng chiếm tỉ lệ từ 9,87% đến 16,67%, trong đó kinh nghiệm xử lí các tình huống ùn tắc giao thông (9,87%), kế đến là kinh nghiệm trong giao tiếp với đồng nghiệp, trong công tác phối hợp (12,00%), kinh nghiệm về giao tiếp, ứng xử có hiệu quả trong xử lí các tình huống giao thông (14,44%), kinh nghiệm về cách thức điều khiển giao thông (17.4%).
Về hứng thú đối với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông Bảng 4. 24.Hứng thú của Thanh niên xung phong
STT Hứng thú đối với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông
MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG (%)
Điểm trung bình
Xếp hạng Không
ảnh hưởng
Ít ảnh hưởng
Ảnh hưởng
nhiều 1 Luôn cảm thấy hăng say, vui vẻ
trong công việc 14,89 33,11 46,89 2,34 4
2
Sẵn sàng đón nhận và giải quyết các tình huống (kể cả tình huống bất thường) trong hoạt động giữ gìn trật tự giao thông
15,78 29,11 51,33 2,37 3 3 Kiên trì, nhẫn nại trong xử lí các
tình huống ùn tắc giao thông 16,00 22,44 57,33 2,43 1 4
Rất lạc quan, cố gắng vƣợt qua khó khăn trở ngại để hoàn thành tốt nhiệm vụ
16,22 27,56 51,56 2,37 2 5
Cảm thấy thoải mái, hào hứng trong quá trình tham gia giữ gìn trật tự giao thông
18,44 30,44 46,00 2,29 5
Điểm trung bình chung 2,36
Nhìn vào bảng trên, cho phép chúng ta rút ra nhận xét cơ bản nhƣ sau:
ĐTB chung là 2,36 nằm trong khoảng “Ảnh hưởng nhiều”. Nhìn chung, hứng thú đối với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông có tác động ảnh hưởng nhiều đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia mức độ ảnh hưởng thành ba nhóm sau:
Nhóm ý kiến ảnh hưởng nhiều, tỉ lệ cao nhất là hứng thú biểu hiện ở sự kiên trì, nhẫn nại trong xử lí các tình huống ùn tắc giao thông (57,33%), kế đến là biểu hiện rất lạc quan, cố gắng vƣợt qua khó khăn trở ngại để hoàn
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
thành tốt nhiệm vụ (51,56%), sẵn sàng đón nhận và giải quyết các tình huống (kể cả tình huống bất thường) trong hoạt động giữ gìn trật tự giao thông (51,33%), biểu hiện luôn cảm thấy hăng say, vui vẻ trong công việc (46,89%), thấp nhất là biểu hiện cảm thấy thoải mái, hào hứng trong quá trình tham gia giữ gìn trật tự giao thông (46,00%). Nhƣ vậy có từ 46,00%
đến 57,33% TNXP ảnh hưởng nhiều bởi hứng thú đối với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông, hứng thú này tác động đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.
Nhóm ý kiến ít ảnh hưởng, tỉ lệ cao nhất là biểu hiện hứng thú luôn cảm thấy hăng say, vui vẻ trong công việc (31,11%), kế đến là biểu hiện cảm thấy thoải mái, hào hứng trong quá trình tham gia giữ gìn trật tự giao thông (30,44%), biểu hiện sẵn sàng đón nhận và giải quyết các tình huống (kể cả tình huống bất thường) trong hoạt động giữ gìn trật tự giao thông (29,11%), biểu hiện rất lạc quan, cố gắng vƣợt qua khó khăn trở ngại để hoàn thành tốt nhiệm vụ (27,56%), tỉ lệ thấp nhất là biểu hiện sự kiên trì, nhẫn nại trong xử lí các tình huống ùn tắc giao thông (22,44%). Nhƣ vậy có từ 22,44% đến 34,11% TNXP ít chịu ảnh hưởng bởi hứng thú đối với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.
Nhóm ý kiến không ảnh hưởng chiếm tỉ lệ từ 14,89% đến 16,22%, trong đó biểu hiện luôn cảm thấy hăng say, vui vẻ trong công việc (14,89%), biểu hiện sẵn sàng đón nhận và giải quyết các tình huống (kể cả tình huống bất thường) trong hoạt động giữ gìn trật tự giao thông (15,89%), sự kiên trì, nhẫn nại trong xử lí các tình huống ùn tắc giao thông (16,00%), biểu hiện rất lạc quan, cố gắng vƣợt qua khó khăn trở ngại để hoàn thành tốt nhiệm vụ (16,22%), biểu hiện cảm thấy thoải mái, hào hứng trong quá trình tham gia giữ gìn trật tự giao thông (18,44%). Từ số liệu này có thể khẳng định rằng có ít nhất 15% TNXP không bị ảnh hưởng về mặt hứng thú đối với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Hứng thú biểu hiện ở mặt cảm thấy thoải mái, hào hứng trong quá trình tham gia giữ gìn trật tự giao thông, có ĐTB bằng 2,29, điểm này nằm trong khoảng “Ít ảnh hưởng”. Do vậy cần khơi dậy hứng thú hào hứng, cảm xúc thoải mái trong quá trình tham gia giữ gìn trật tự giao thông của TNXP.
Về ý thức tự rèn luyện bản thân
Bảng 4. 25.Ý thức tự rèn luyện của Thanh niên xung phong
STT Ý thức tự rèn luyện bản thân
MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG (%)
Điểm trung bình
Xếp hạng Không
ảnh hưởng
Ít ảnh hưởng
Ảnh hưởng
nhiều 1 Tuân thủ các quy định trong hoạt
động giữ gìn trật tự giao thông 13,11 26,44 55,78 2,45 1 2 Tự mình khắc phục khó khăn trong
hoạt động giữ gìn trật tự giao thông 13,78 26,67 54,00 2,43 3 3 Tự nguyện, tự giác tích lũy tri thức,
kinh nghiệm làm việc 13,11 29,56 50,44 2,40 5
4 Chủ động giải quyết các tình huống
ùn tắc giao thông 12,67 26,67 53,78 2,44 2
5 Có ý thức trách nhiệm cao trong
công việc 15,33 22,89 54,89 2,42 4
6
Tích cực tham gia lớp tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ giữ gìn trật tự giao thông
18,22 36,00 40,22 2,23 6
Điểm trung bình chung 2,40
Nhìn vào bảng trên, cho phép chúng ta rút ra nhận xét cơ bản nhƣ sau:
ĐTB chung là 2,40 nằm trong khoảng “Ảnh hưởng nhiều”. Nhìn chung, ý thức tự rèn luyện trong hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP có tác động ảnh hưởng nhiều đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia mức độ ảnh hưởng thành ba nhóm sau:
Nhóm ý kiến ảnh hưởng nhiều, tỉ lệ cao nhất là ý thức tuân thủ các quy định trong hoạt động giữ gìn trật tự giao thông (55,87%), kế đến là ý thức chủ động giải quyết các tình huống ùn tắc giao thông (53,87%), có ý thức trách nhiệm cao trong công việc (50,89%), tự nguyện, tự giác tích lũy tri thức, kinh nghiệm làm việc (50,44%), tự mình khắc phục khó khăn trong hoạt động giữ gìn trật tự giao thông (50,00%), thấp nhất là tích cực tham gia lớp tập huấn,
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
bồi dƣỡng nghiệp vụ giữ gìn trật tự giao thông (40,22%). Nhƣ vậy có từ 40,22% đến 55,87% TNXP ảnh hưởng nhiều bởi ý thức tự rèn luyện bản thân, trong tác động đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.
Nhóm ý kiến ít ảnh hưởng, tỉ lệ cao nhất là ý thức tích cực tham gia lớp tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ giữ gìn trật tự giao thông (36,00%), kế đến là tự nguyện, tự giác tích lũy tri thức, kinh nghiệm làm việc (29,56%), chủ động giải quyết các tình huống ùn tắc giao thông (26,67%), tự mình khắc phục khó khăn trong hoạt động giữ gìn trật tự giao thông (26,67%), tuân thủ các quy định trong hoạt động giữ gìn trật tự giao thông (26,44%), thấp nhất là có ý thức trách nhiệm cao trong công việc (22,89%). Nhƣ vậy có từ 22,89% đến 36,00% TNXP ít chịu ảnh hưởng bởi ý thức tự rèn luyện bản thân, trong tác động đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.
Nhóm ý kiến không ảnh hưởng chiếm tỉ lệ từ 12,67% đến 18,22%, trong đó ý thức chủ động giải quyết các tình huống ùn tắc giao thông (12,67%), tuân thủ các quy định trong hoạt động giữ gìn trật tự giao thông (13,11%), tự nguyện, tự giác tích lũy tri thức, kinh nghiệm làm việc (13,11%), tự mình khắc phục khó khăn trong hoạt động giữ gìn trật tự giao thông (13,78%), có ý thức trách nhiệm cao trong công việc (15,33%), tích cực tham gia lớp tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ giữ gìn trật tự giao thông (18,22%). Từ số liệu này có thể khẳng định rằng có ít nhất 12,67% TNXP không bị ảnh hưởng bởi ý thức rèn luyện bản thân trong hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.
Ý thức tự rèn luyện bản thân biểu hiện ở mặt tích cực tham gia lớp tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ giữ gìn trật tự giao thông, có ĐTB bằng 2,23 nằm trong khoảng “Ít ảnh hưởng”. Do vậy cần giáo dục ý thức tích cực tham gia học tập, rèn luyện nghiệp vụ giữ gìn trật tự giao thông của TNXP.
Kết quả phỏng vấn anh CHQ (phó giám đốc một đơn vị TNXP), về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giữ gìn trật tự giao thông, anh chia sẻ: TNXP
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
lúc đầu làm việc nhiều người phấn khởi vì được đóng góp công sức vào hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của Thành phố, đƣợc tham gia các hoạt động mang tính công ích. Tuy nhiên qua thời gian làm việc có ít nhiều thay đổi.
Ban đầu có nhiều cố gắng, tuy nhiên về sau muốn thu nhập cao nên chuyển công việc khác. Cần có sự quan tâm nhiều hơn để giữ TNXP làm việc lâu dài.
TNXP là mô hình đặc thù của Thành phố với cơ chế đặc thù nên áp lực công việc nhiều, công việc còn mang tính công ích, công cộng, thời gian làm việc nhiều. Mức độ nguy hiểm, độc hại do va chạm xe cộ và khói bụi. Mô hình này chưa có trong cả nước tuy nhiên chế độ tiền lương cũng mang tính đặc thù của công việc, chưa tương xứng với lao động của TNXP. Tuy nhiên họ cũng rất hài lòng vì nhận đƣợc sự ủng hộ, tôn trọng của nhân dân thành phố nên họ yêu thích công việc giữ gìn trật tự giao thông.
Anh TTD, trưởng phòng nghiệp vụ Lực lượng TNXP cho rằng: Cũng cần nhắc nhở TNXP về trang phục - hình ảnh, nhƣ hút thuốc, bấm điện thoại trong khi làm việc. Vẫn còn tình trạng hàng tháng ra vào liên tục (nghỉ việc) - Làm sao để họ yêu thích công việc? có những yếu tố ảnh hưởng như: Thu nhập thấp (chƣa đƣợc 4 triệu đồng/ tháng), ăn uống chƣa đƣợc hỗ trợ, chƣa có sự thu hút lực lƣợng thanh niên vào TNXP. Không phải là ngõ cụt mới vào TNXP - phần lớn là người có trình độ THCS nên có nhiều phẩm chất cần cù, chịu khó – “Kêu đâu đánh đó”. Về khó khăn của TNXP hiện nay, một là môi trường làm việc là một yếu tố ảnh hưởng lớn, ví dụ Cảnh sát giao thông thì được nhà nước giao quyền để điều tiết giao thông, còn riêng TNXP là nhiệm vụ phải làm, không có công cụ pháp lí để điều tiết giao thông. Hai là, giờ giấc làm việc không ổn định, khi cần huy động gấp là phải làm. (Không phải ai cũng nhận thức đƣợc nhiệm vụ của TNXP, vì họ còn nhiệm vụ phòng chống tụ tập đông người…), bên cạnh đó, nơi làm việc không cố định (hôm nay chốt này, ngày mai chuyển sang chốt khác). Những người làm việc lâu năm, trải qua thực tiễn mới thấy đƣợc công việc cần làm. Ba là, khối lƣợng công việc không
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
rõ ràng (sản phẩm không rõ ràng) khó hình dung ra công việc hằng ngày. Mặt khác, xã hội tiến bộ, phương tiện, công cụ lao động phát triển nhưng phương tiện công cụ lao động của trật tự viên giao thông còn quá thô sơ.
4.3.2. Các yếu tố khách quan
Về cơ sở hạ tầng giao thông và môi trường
Bảng 4. 26.Cơ sở hạ tầng giao thông và môi trường
STT Cơ sở hạ tầng giao thông và môi trường
MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG (%)
Điểm trung bình
Xếp hạng Không
ảnh hưởng
Ít ảnh hưởng
Ảnh hưởng
nhiều 1 Hệ thống điểm báo giao thông chƣa
phù hợp 10,44 40,67 42,89 2,35 4
2 Phân luồng hệ thống đường giao
thông chƣa hợp lí 11,11 46,00 36,89 2,27 5
3 Tình trạng lấn chiếm giữ vỉa hè
đường phố 9,78 23,78 60,44 2,54 2
4 Khói, bụi, tiếng ồn và sự ô nhiễm
của môi trường giao thông 7,11 26,44 61,56 2,57 1 5 Thời tiết (nắng, mƣa) thay đổi 11,33 22,22 61,33 2,53 3
Điểm trung bình chung 2,45
Nhìn vào bảng trên, cho phép chúng ta rút ra nhận xét cơ bản nhƣ sau:
ĐTB chung là 2,45 nằm trong khoảng “Ảnh hưởng nhiều”. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng giao thông và môi trường có ảnh hưởng nhiều đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia mức độ ảnh hưởng thành ba nhóm sau:
Nhóm ý kiến ảnh hưởng nhiều, tỉ lệ cao nhất là yếu tố khói, bụi, tiếng ồn và sự ô nhiễm của môi trường giao thông (61,56%); yếu tố thời tiết (nắng, mưa) thay đổi (61,33%) có tỉ lệ tương đồng, kế đến là tình trạng lấn chiếm giữ vỉa hè đường phố (60,44%), Hệ thống điểm báo giao thông chưa phù hợp (42,89%), tỉ lệ thấp nhất là yếu tố phân luồng hệ thống đường giao thông chưa hợp lí (36,89%). Như vậy có từ 36,89% đến 61,56% TNXP ảnh hưởng nhiều bởi cơ sở hạ tầng giao thông và môi trường, các nguyên nhân khói, bụi, tiếng ồn, thời tiết ... đã tác động đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Nhóm ý kiến ít ảnh hưởng, tỉ lệ cao nhất là phân luồng hệ thống đường giao thông chƣa hợp lí (46,00%), kế đến là hệ thống điểm báo giao thông chưa phù hợp (40,67%); Khói, bụi, tiếng ồn và sự ô nhiễm của môi trường giao thông (26,44%), tình trạng lấn chiếm giữ vỉa hè đường phố (23,78%), thấp nhất là thời tiết (nắng, mƣa) thay đổi (22,22%). Nhƣ vậy có từ 22,22%
đến 46,00% TNXP ít chịu ảnh hưởng bởi cơ sở hạ tầng giao thông và môi trường.
Nhóm ý kiến không ảnh hưởng chiếm tỉ lệ từ 7,11% đến 11,33%, trong đó khói, bụi, tiếng ồn và sự ô nhiễm của môi trường giao thông (7,11%), kế đến là tình trạng lấn chiếm giữ vỉa hè đường phố (9,78%), hệ thống điểm báo giao thông chưa phù hợp (10,44%), phân luồng hệ thống đường giao thông chƣa hợp lí (11,11%), thời tiết (nắng, mƣa) thay đổi (11,33%)
Mặt khác, ý kiến về “Phân luồng hệ thống đường giao thông chưa hợp lí” có ĐTB là 2,27 nằm trong khoảng “Ít ảnh hưởng”, điều này cho thấy việc phân luồng hệ thống giao thông được đảm bảo, ít ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP.
Về người tham gia giao thông
Bảng 4. 27.Người tham gia giao thông
STT Người tham gia giao thông
MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG
(%) Điểm
trung bình
Xếp hạng Không
ảnh hưởng
Ít ảnh hưởng
Ảnh hưởng
nhiều 1 Ý thức chấp hành của người tham
gia giao thông 4,67 22,44 66,44 2,66 1
2
Không tôn trọng người giữ gìn trật tự giao thông, bất hợp tác trong giải quyết ùn tắc giao thông
13,33 32,00 51,33 2,39 3 3
Quan tâm, hiểu đƣợc những khó khăn của việc giữ gìn trật tự giao thông
14,44 35,56 45,56 2,33 4 4 Mật độ phương tiện và người tham
gia giao thông ngày càng nhiều 6,89 23,11 63,56 2,61 2
Điểm trung bình chung 2,50
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Nhìn vào bảng trên, cho phép chúng ta rút ra nhận xét cơ bản nhƣ sau:
ĐTB chung là 2,50 nằm trong khoảng “Ảnh hưởng nhiều”. Nhìn chung, người tham gia giao thông có ảnh hưởng nhiều đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia mức độ ảnh hưởng thành ba nhóm sau:
Nhóm ý kiến ảnh hưởng nhiều, tỉ lệ cao nhất là ý thức chấp hành của người tham gia giao thông (66,44%), kế đến là mật độ phương tiện và người tham gia giao thông ngày càng nhiều (63,56%), không tôn trọng người giữ gìn trật tự giao thông, bất hợp tác trong giải quyết ùn tắc giao thông (51,33%), thấp nhất là yếu tố quan tâm, hiểu đƣợc những khó khăn của việc giữ gìn trật tự giao thông (45,56%). Như vậy có từ 45,56% đến 66,44% TNXP ảnh hưởng nhiều bởi người tham gia giao thông. Các nguyên nhân ý thức chấp hành của người tham gia giao thông, mật độ phương tiện và người tham gia giao thông ... đã tác động mạnh đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.
Nhóm ý kiến ít ảnh hưởng, tỉ lệ cao nhất là yếu tố quan tâm, hiểu được những khó khăn của việc giữ gìn trật tự giao thông (35,56%), kế đến là yếu tố không tôn trọng người giữ gìn trật tự giao thông, bất hợp tác trong giải quyết ùn tắc giao thông (32,00%), mật độ phương tiện và người tham gia giao thông ngày càng nhiều (23,11%), ti lệ thấp nhất là yếu tố ý thức chấp hành của người tham gia giao thông (22,44%). Như vậy có từ 22,44% đến 35,56%
TNXP ít chịu ảnh hưởng bởi người tham gia giao thông.
Nhóm ý kiến không ảnh hưởng chiếm tỉ lệ từ 4,56% đến 14,44%, trong đó yếu tố ý thức chấp hành của người tham gia giao thông (4,67%), mật độ phương tiện và người tham gia giao thông ngày càng nhiều (6,89%), không tôn trọng người giữ gìn trật tự giao thông, bất hợp tác trong giải quyết ùn tắc giao thông (13,13%), quan tâm, hiểu đƣợc những khó khăn của việc giữ gìn trật tự giao thông (14,14%)
Về sự phối hợp của đồng nghiệp và sự hỗ trợ của Cảnh sát giao thông
Luận án tiến sĩ Tâm lý học