Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của Thanh niên xung phong
Sự thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP là một quá trình thay đổi bản thân đáp ứng yêu cầu hoạt động, bởi vậy nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài mỗi người TNXP. Trong đó có những yếu tố cơ bản sau:
- Các yếu tố chủ quan: Các yếu tố chủ quan bao gồm những tác động bên trong của chủ thể có ảnh hưởng quyết định đến sự thích ứng. Có nhiều yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới sự thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP, cơ bản là các yếu tố: Kinh nghiệm tham gia giữ gìn trật tự giao thông, hứng thú với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông, ý thức tự rèn luyện bản thân của TNXP.
- Các yếu tố khách quan: Cơ sở hạ tầng giao thông và môi trường;
người tham gia giao thông; sự phối hợp của đồng nghiệp và sự hỗ trợ của cảnh sát giao thông; chế độ chính sách, tiền lương; công tác quản lí hoạt động giữ gìn trật tự giao thông
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Những yếu tố chủ quan và khách quan có mối quan hệ gắn bó, tác động qua lại biện chứng tạo ra động lực của sự thích ứng hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP là cơ sở để tìm kiếm những biện pháp nâng cao mức độ thích ứng.
2.5.1. Các yếu tố chủ quan
2.5.1.1. Kinh nghiệm tham gia giữ gìn trật tự giao thông
Kinh nghiệm giữ gìn trật tự giao thông là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lƣợng, hiệu quả giữ gìn trật tự giao thông. Có thể nói rằng, kinh nghiệm giữ gìn trật tự giao thông có quan hệ mật thiết và góp phần giúp TNXP thích ứng nhanh chóng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông
Kinh nghiệm tham gia giữ gìn trật tự giao thông biểu hiện: Kinh nghiệm về cách thức điều khiển giao thông, kinh nghiệm xử lí các tình huống ùn tắc giao thông, kinh nghiệm về giao tiếp, ứng xử có hiệu quả trong xử lí các tình huống giao thông, kinh nghiệm trong giao tiếp với đồng nghiệp, trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
2.5.1.2. Hứng thú với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông
Hứng thú là thái độ đặc biệt của chủ thể đối với đối tƣợng. Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động.
Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó. Trong bất kỳ công việc gì, nếu có hứng thú làm việc, con người sẽ có cảm giác dễ chịu với hoạt động. Đối với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP, khi có hứng thú với công việc sẽ giúp TNXP động lực vƣợt qua những khó khăn, chủ động, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ gìn trật tự giao thông.
Hứng thú với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông biểu hiện: Luôn cảm thấy hăng say, vui vẻ trong công việc; Sẵn sàng đón nhận và giải quyết các tình huống (kể cả tình huống bất thường) trong hoạt động giữ gìn trật tự giao
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
thông; Kiên trì, nhẫn nại trong xử lí các tình huống ùn tắc giao thông; Rất lạc quan, cố gắng vƣợt qua khó khăn trở ngại để hoàn thành tốt nhiệm vụ; Cảm thấy thoải mái, hào hứng trong quá trình tham gia giữ gìn trật tự giao thông.
Giá trị cốt lõi để hình thành hứng thú đối với hoạt động của TNXP chính là lòng yêu nghề, yêu lao động, ý thức đƣợc vai trò, nhiệm vụ giữ gìn trật tự giao thông.
2.5.1.3. Ý thức tự rèn luyện bản thân của TNXP.
Hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP cũng nhƣ những hoạt động khác luôn đứng trước sự thay đổi môi trường, sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội, đòi hỏi người giữ gìn trật tự giao thông phải luôn có ý thức tự rèn luyện của bản thân, nỗ lực khắc phục khó khăn. Có thể nói ý thức tự rèn luyện bản thân có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của người TNXP.
Ý thức tự rèn luyện bản thân của TNXP biểu hiện: Tuân thủ các quy định trong hoạt động giữ gìn trật tự giao thông; Tự mình khắc phục khó khăn trong hoạt động giữ gìn trật tự giao thông; Tự nguyện, tự giác tích lũy tri thức, kinh nghiệm làm việc; Chủ động giải quyết các tình huống ùn tắc giao thông; Có ý thức trách nhiệm cao trong công việc; Tích cực tham gia lớp tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ giữ gìn trật tự giao thông
2.5.2. Các yếu tố khách quan
2.5.2.1. Cơ sở hạ tầng giao thông và môi trường
Cơ sở hạ tầng giao thông bao gồm nhiều yếu tố, trong đó công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác; Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
an toàn đường bộ. Hạ tầng giao thông và môi trường có sự tác động nhất định đến người tham gia giao thông và sự thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP.
Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi, khói, bụi, tiếng ồn sinh ra từ các phương tiện tham gia giao thông và sự ô nhiểm của môi trường đường phố cũng làm ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP
2.5.2.2. Người tham gia giao thông
Theo luật giao thông đường bộ, người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.
Nhu cầu đi lại ngày càng bức thiết. Để đảm bảo thời gian di chuyển ngắn, đến nơi đúng giờ nên người tham gia giao thông vi phạm quy tắc chúng khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành quy tắc chung khi tham gia giao thông của người tham gia giao thông chưa cao, tâm lí bắt chước người khác, thấy người khác không đi đúng phần đường, làn đường nên họ làm theo. Người tham gia giao thông thấy lợi ích trước mắt là không mất nhiều thời gian đi lại trên đường. Bên cạnh đó, người tham gia giao thông không muốn di chuyển lâu trên đường bộ do ô nhiễm không khí, tiếng ồn của phương tiện giao thông, thiếu bóng mát cây xanh, không khí oi bức ... đã ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP.
2.5.2.3. Sự phối hợp của đồng nghiệp và sự hỗ trợ của cảnh sát giao thông Sự phối hợp của đồng nghiệp và sự hỗ trợ của cảnh sát giao thông là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động giữ gìn trật tự giao thông. Trật tự viên giao thông đƣợc đồng nghiệp ủng hộ, cộng tác giúp cho quá trình thích ứng diễn ra nhanh hơn. Tính năng động, tích cực, có kinh nghiệm... vẫn chƣa đủ tạo nên một tác phong chuyên nghiệp. TNXP cần biết cách phối hợp cùng với các đồng nghiệp, tranh thủ sự hỗ trợ của cảnh sát giao
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
thông để giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các tình huống ùn tắc giao thông, các vụ việc mất trật tự giao thông trong khi tuần tra giao thông. Bên cạnh đó sự quan tâm, chia sẽ khó khăn trong công việc sẽ làm giảm đi căng thẳng do áp lực của công việc. Vì vậy đƣợc đồng nghiệp quan tâm, giúp đỡ cũng tác động đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP.
2.5.2.4. Chế độ chính sách đối với thanh niên xung phong
Chế độ chính sách, tiền lương là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế - xã hội, tạo động lực tăng trưởng kinh tế và giải quyết công bằng, tiến bộ xã hội, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lí nhà nước, khai thác tiềm năng sáng tạo của người lao động.
Chế độ chính sách, tiền lương được trả tương xứng với giá trị sức lao động sẽ tác động nâng cao năng lực để thực thi nhiệm vụ có hiệu quả hơn.
Các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nghỉ dƣỡng sức … các khoản tiền lương, thu nhập sẽ có tác động nhất định đến thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP
2.5.2.5. Công tác quản lí hoạt động giữ gìn trật tự giao thông
Quản lí là hành vi mà những thành viên trong tổ chức thực hiện ở một môi trường nhất định nhằm nâng cao năng suất công việc, để đạt được mục đích của tổ chức. Công tác quản lí hoạt động giữ gìn trật tự giao thông bao gồm nhiều yếu tố có tác dụng và vai trò trên phạm vị rộng lớn của giao thông đô thị. Chúng tôi chỉ đề cập đến một số yếu tố cơ bản sau:
- Mức độ rõ ràng của lãnh đạo trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ
- Sự ủng hộ của lãnh đạo cấp trên trong hoạt động giữ gìn trật tự giao thông
- Cách quản lí của Đội trật tự giao thông (trực tiếp) - Sự ủng hộ của đồng nghiệp
- Công việc đột xuất: giữ gìn trật tự lễ hội, phòng chống tụ tập đông người ...
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
- Điều kiện về công cụ, phương tiện hỗ trợ hoạt động giữ gìn trật tự giao thông
- Thời gian làm việc ổn định
- Hỗ trợ nơi tạm trú (nhà ở công vụ) khi tham gia Lực lƣợng TNXP Tiểu kết chương 2
Thanh niên xung phong là lực lƣợng xung kích, tích cực tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, giáo dục và đào tạo thanh niên do cơ quan có thẩm quyền tổ chức, thành lập.
Hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP là hoạt động xung kích của thanh niên trong việc đảm bảo chấp hành các quy tắc tham gia giao thông của người tham gia giao thông, đảm bảo cho sự hoạt động hài hòa của các thành phần tham gia giao thông, duy trì sự ổn định, an toàn cho người tham gia giao thông, các phương tiện giao thông.
Trên cơ sở phân tích các lí thuyết và các quan điểm khác nhau, xuất phát từ nguyên tắc hoạt động và quan điểm hệ thống, chúng tôi cho rằng:
Thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP là sự thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của lực lương thanh niên xung kích trong việc đảm bảo chấp hành các quy tắc tham gia giao thông của người tham gia giao thông, đảm bảo sự hài hòa của các thành phần tham gia giao thông, duy trì sự ổn định, an toàn cho người tham gia giao thông và các phương tiện giao thông.
Thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP là thích ứng nghề nghiệp, thích ứng thực hiện bằng cơ chế hoạt động và giao tiếp, đây là quá trình tác động qua lai giữa con người với con người và với môi trường.
Mức độ thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông là phạm vi biến đổi nhận thức, thái độ và hành vi của Thanh niên xung phong để đáp ứng yêu cầu và điều kiện mới của môi trường giao thông nhằm đạt được mục đích đảm bảo trật tự giao thông.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự thích ứng hoạt động giữ gìn trật tự giao thông là kinh nghiệm tham gia giữ gìn trật tự giao thông, hứng thú giữ gìn trật tự giao thông và ý thức rèn luyện bản thân. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông là hạ tầng giao thông và môi trường;
sự phối hợp với đồng nghiệp và cảnh sát giao thông; người tham gia giao thông, chế độ chính sách, tiền lương; công tác quản lí hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.
Luận án tiến sĩ Tâm lý học