Tiêu chí và mức độ đánh giá

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của thanh niên xung phong thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 64)

Chương 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU THÍCH ỨNG VỚI HOẠT ĐỘNG

2.4. Tiêu chí và mức độ đánh giá

Thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi là quá trình tâm lí do ảnh hưởng tác động qua lại của sự vật hiện tƣợng, của các yếu tố bên trong và bên ngoài.

Thay đổi là thuộc tính chung của bất kỳ sự vật hiện tƣợng nào. Thay đổi bao gồm sự biến đổi về chất lƣợng, số lƣợng và cơ cấu. Giữa thay đổi và phát triển tâm lí có mối quan hệ biện chứng. Thay đổi nhằm phát triển, đồng thời phát triển dẫn đến thay đổi. Thay đổi đƣợc xem nhƣ là mục tiêu của phát triển tâm lí. Tuy nhiên, không phải mọi sự thay đổi đều dẫn đến phát triển tâm lí, nhƣng mọi sự phát triển đều dẫn đến thay đổi. Quá trình thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi sẽ làm cho con người thích ứng tốt hơn với yêu cầu, điều kiện làm việc, đồng thời nâng cao hiệu quả công việc. Quá trình thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi là tiêu chí đánh giá thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP.

Con người làm chủ bản thân và tác động tích cực lên quá trình thay đổi.

Thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của TNXP trong hoạt động giữ gìn trật tự giao thông là quá trình thay đổi tích cực. Trong giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu quá trình thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của TNXP trong hoạt động giữ gìn trật tự giao thông.

2.4.2. Mức độ đánh giá

Khái niệm mức độ

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Mức là “cái được xác định về mặt nhiều ít, làm căn cứ để nhằm đạt tới trong hoạt động, để làm chuẩn so sánh, đánh giá”. Nhƣ vậy, mức có thể hiểu là một đại lƣợng đƣợc xác định cụ thể về mặt định lƣợng hoặc định tính (nhiều hay ít, cao hay thấp, tốt hay xấu, nông cạn hay sâu sắc, đầy đủ hay thiếu sót…). Mức là tiêu chuẩn, căn cứ để lựa chọn xây dựng nên trên các nguyên tắc, yêu cầu để đo đạc, so sánh, đánh giá kết quả hoạt động; Độ là “mức xác định trong một thang đo, một hệ thống tính toán” [68].

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Mức độ là từ ghép để chỉ phạm vi được xác định theo chuẩn mực cụ thể của các sự vật, hiện tượng làm cơ sở để đánh giá và phân loại chúng. Để tìm hiểu mức độ của bất kỳ sự vật, hiện tượng nào con người phải đưa ra được các nội dung tiêu chí cụ thể làm chuẩn để đo đạc, xem xét, so sánh lựa chọn và đánh giá.

Từ cách hiểu về mức độ và khái niệm thích ứng hoạt động giữ gìn trật tự giao thông, có thể hiểu mức độ thích ứng hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP nhƣ sau:

Mức độ thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP là phạm vi thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của TNXP để đáp ứng yêu cầu và điều kiện mới của môi trường giao thông.

Mức độ thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP biểu hiện ở mức độ thay đổi nhận thức của TNXP về vai trò, nhiệm vụ của TNXP; về hoạt động giữ gìn trật tự giao thông, mức độ hài lòng của TNXP đối với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông, mức độ kĩ năng thuần thục của TNXP khi tham gia điều khiển giao thông.

Dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài, ý kiến của các chuyên gia, ý kiến của giáo viên hướng dẫn, chúng tôi phân chia thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP theo 03 mức độ là: Thích ứng ở mức cao, thích ứng ở mức trung bình, thích ứng ở mức thấp.

Các mức độ thích ứng

a. Về măt nhận thức, thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP có 3 mức độ đƣợc biểu hiện nhƣ sau:

Mức 1: Thích ứng ở mức cao: Thay đổi nhận thức ở mức cao

- Nhận thức đúng đắn về sự cần thiết, vai trò, nhiệm vụ giữ gìn trật tự giao thông.

- Nhận thức phần lớn đúng đắn và đầy đủ về bản chất của các quy tắc tham gia giao thông, luật giao thông đường bộ

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

- Nhận thức đúng đắn về cách điều khiển giao thông tại các giao lộ

- Nhận thức phần lớn đúng đắn và đầy đủ về các kĩ năng giữ gìn trật tự giao thông

- Nhận thức đúng đắn về ùn tắc giao thông

- Nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng của các hành động giữ gìn trật tự giao thông

- Nhận thức đúng đắn và đầy đủ về yêu cầu của các hành động giữ gìn trật tự giao thông

Mức 2: Thích ứng ở mức trung bình: Thay đổi nhận thức ở mức trung bình

- Nhận thức ở mức trung bình về sự cần thiết, vai trò, nhiệm vụ giữ gìn trật tự giao thông.

- Nhận thức ở mức trung bình về bản chất của các quy tắc tham gia giao thông, luật giao thông đường bộ

- Nhận thức trung bình về cách điều khiển giao thông tại các giao lộ - Nhận thức ở mức trung bình về các kĩ năng giữ gìn trật tự giao thông - Nhận thức trung bình về ùn tắc giao thông

- Nhận thức trung bình về tầm quan trọng của các hành động giữ gìn trật tự giao thông

- Nhận thức trung bình về yêu cầu của các hành động giữ gìn trật tự giao thông

Mức 3: Thích ứng ở mức thấp: Thay đổi nhận thức ở mức thấp

- Nhận thức ở mức chƣa đầy đủ về sự cần thiết, vai trò, nhiệm vụ giữ gìn trật tự giao thông.

- Nhận thức ở mức trung bình về bản chất của các quy tắc tham gia giao thông, luật giao thông đường bộ

- Nhận thức chƣa đầy đủ về cách điều khiển giao thông tại các giao lộ - Nhận thức ở mức yếu về các kĩ năng giữ gìn trật tự giao thông

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

- Nhận thức yếu về ùn tắc giao thông

- Nhận thức yếu về tầm quan trọng của các hành động giữ gìn trật tự giao thông

- Nhận thức chƣa đầy đủ về yêu cầu của các hành động giữ gìn trật tự giao thông

b. Về măt thái độ, thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP có 3 mức độ đƣợc biểu hiện nhƣ sau:

Mức 1: Thích ứng ở mức cao: Thay đổi thái độ ở mức cao

- Có thái độ tích cực khi tham gia các hành động giữ gìn trật tự giao thông

- Có thái độ phần lớn chủ động khi tham gia các hành động giữ gìn trật tự giao thông

- Có cảm xúc phần lớn dương tính khi tham gia các hành động giữ gìn trật tự giao thông

- Phần lớn hài lòng khi tiến hành các hành động giữ gìn trật tự giao thông

- Phần lớn tích cực thực hiện các hành động góp phần đảm bảo an toàn giao thông

Mức 2: Thích ứng ở mức trung bình: Thay đổi thái độ ở mức trung bình

- Tính tích cực thể hiện ở mức trung bình khi tham gia các hành động giữ gìn trật tự giao thông

- Tính chủ động thể hiện ở mức trung bình khi tham gia các hành động giữ gìn trật tự giao thông

- Có cảm xúc bình thường khi tham gia các hành động giữ gìn trật tự giao thông

- Hài lòng ở mức trung bình khi tiến hành các hành động giữ gìn trật tự giao thông

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

- Tính tích cực thể hiện ở mức trung bình khi thực hiện các hành động góp phần đảm bảo an toàn giao thông

- Mức 3: Thích ứng ở mức thấp: Thay đổi thái độ ở mức thấp

- Tính tích cực thể hiện ở mức yếu khi tham gia các hành động giữ gìn trật tự giao thông

- Tính chủ động thể hiện ở yếu khi tham gia các hành động giữ gìn trật tự giao thông

- Có cảm xúc phần lớn là âm tính khi tham gia các hành động giữ gìn trật tự giao thông

- Phần lớn là chƣa hài lòng khi tiến hành các hành động giữ gìn trật tự giao thông

- Tính tích cực thể hiện ở mức yếu khi thực hiện các hành động góp phần đảm bảo an toàn giao thông

c. Về măt hành động, thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của TNXP có 3 mức độ đƣợc biểu hiện nhƣ sau:

Mức 1: Thích ứng ở mức cao: Thay đổi hành vi ở mức cao

- Thường xuyên chủ động quan sát, điều khiển giao thông thuần thục (tại các giao lộ)

- Chủ động di chuyển nhanh nhẹn, hợp lí tại các vị trí trên giao lộ - Nhanh nhẹn, tích cực, chủ động trong tuần tra giao thông

- Hành vi giao tiếp - ứng xử nghiêm túc, thân thiện với người tham gia giao thông

- Luôn chủ động trong việc phối hợp giữ gìn trật tự giao thông

Mức 2: Thích ứng ở mức trung bình: Thay đổi thái độ ở mức trung bình

- Quan sát, điều khiển giao thông chƣa thuần thục

- Di chuyển nhanh nhẹn, hợp lí tại các vị trí trên giao lộ ở mức trung bình

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

- Có nhanh nhẹn, tích cực, chủ động trong tuần tra giao thông nhƣng chƣa cao

- Giao tiếp - ứng xử với người tham gia giao thông một cách bình thường - Phối hợp giữ gìn trật tự giao thông ở mức bình thường

Mức 3: Thích ứng ở mức thấp: Thay đổi thái độ ở mức thấp - Quan sát, điều khiển giao thông thuần thục ở mức trung bình

- Có biểu hiện thụ động, chậm chạp trong hành vi, di chuyển chƣa nhanh nhẹn, hợp lí tại các vị trí trên giao lộ.

- Chƣa nhanh nhẹn, tích cực, chủ động trong tuần tra giao thông - Còn hạn chế trong giao tiếp - ứng xử với người tham gia giao thông - Phối hợp giữ gìn trật tự giao thông ở còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học thích ứng với hoạt động giữ gìn trật tự giao thông của thanh niên xung phong thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(225 trang)