Các nghiên cứu về tỉ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở người

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn rạng đông, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định năm 2009 2012 (Trang 22 - 26)

1.4.1. Các nghiên cứu về tỉ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở người trên thế giới

Clonorchis sinensis phân bố ở Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam và phía Đông nước Nga; O. viverrini phân bố ở Đông Nam Châu Á, gặp trên người Thái Lan, Lào, Malaysia, Việt Nam, Campuchia và Trung Quốc [117], [130]. Có khoảng 3 triệu người ở các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, miền Nam Việt Nam nhiễm O. viverrini; trên 19 triệu người ở các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và miền Bắc Việt Nam nhiễm C. sinensis [7].

Nghiên cứu của Chai và cộng sự đã cho kết quả bảng 1.1 báo cáo về tỉ lệ hiện mắc của SLGN như sau [79].

Ở Nhật Bản, trong giai đoạn năm 1886-1898, tỉ lệ nhiễm SLGN là 30-67%

dọc sông Ton, hồ Kasumigaura, đồng bằng Nobi, Aichi và Gifu, vùng hồ Biwa, sông Onga và sông Chigugo, năm 1963 có nơi tỉ lệ nhiễm 40-50% (Otsuru) [29]. Ở Nhật Bản, C. sinensis là khá phổ biến trước đây, nhưng đã được kiểm soát thành công từ những năm 1960 [79].

Ở Triều Tiên, trường hợp C. sinensis đầu tiên được công bố năm 1915. Năm 1958 tỉ lệ nhiễm 11,7%; năm 1969 tỉ lệ nhiễm 4,7% bằng xét nghiệm phân Kato. Tỉ lệ nhiễm 11,1-21,1% bằng test trong da. Bằng test trong da với kháng nguyên C.

sinensis học sinh tiểu học dọc sông lớn như sông Han, sông Nakdong, sông Kuno, sông Yeongsan và sông Mangyong. Rim và cộng sự, năm 1973 nghiên cứu tại sông Nakdong gần Pusan miền Đông Triều Tiên tỉ lệ nhiễm tới 82,9% ở làng Kimhae Gun và cường độ nhiễm 10.698 trứng/gam phân trong số 284 trường hợp. Năm 1981, Seo và cộng sự xét nghiệm phân cho 13.373 người, tỉ lệ nhiễm trung bình là 21,5%, cao nhất ở sông Nakdong (40,2%) và thấp nhất ở sông Mangyong (8%) ước tính có 830.000-890.00 người có nguy cơ trong số 4 triệu người tại vùng lưu hành bệnh [31]. Một nghiên cứu về tỉ lệ hiện mắc Clonorchiasis ở các vùng dịch phía Nam của Triều Tiên năm 2006, khảo sát tỉ lệ hiện mắc SLGN trong các cư dân sống trong các làng dọc theo 4 sông chính là Nakdong-gang, Seomjin-gang, Youngsan- gang và Guem- gang ở Nam Triều Tiên từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2006, với tổng số của 24.075 mẫu vật được thu thập ở 23 khu vực và xét nghiệm bằng kỹ thuật

Luận án Y tế cộng đồng

lắng cặn formalin-ether. Số lượng người bị nhiễm C. sinensis là 2.661 (11,1%) [88].Ở Triều Tiên, tỉ lệ người nhiễm SLGN là 4,6% năm 1971, 1,8% năm 1976, 2,6% năm 1981,2,7% năm 1986, 2,2% năm 1992, 1,4% năm 1997 và 2,9% năm 2004. Năm 2008, ước tính có khoảng 1,4 triệu người Triều Tiên nhiễm SLGN.

Người dân sống gần sông Nakdongcho thấy tỉ lệ nhiễm SLGN cao nhất (40-48%) [123]. Một khảo sát về tỉ lệ nhiễm C. sinensis ở người dân sống dọc 5 sông chính ở Triều Tiên, tỉ lệ nhiễm C. sinensis là 8,4%[147].

Ở Trung Quốc, C. sinensis phân bố ở hầu hết các vùng của Trung Quốc, trừ vùng Tây Bắc. Miền Nam Trung Quốc, đặc biệt ở tỉnh Kwangtung tỉ lệ nhiễm trên 40%, có làng nhiễm 100% [29]. Bệnh SLGN được phân bố trong tổng số 24 tỉnh, thành phố và vùng tự trị [82]. Tỉnh Quảng Đông (bao gồm Hồng Kông) và khu tự trị Guangxi Zhuang, các tỉnh Heilongjiang, Jilin và Liaoning là các vùng với tỉ lệ nhiễm được ghi nhận cao nhất [145]. Trong một khảo sát mang tính quốc gia, tỉ lệ hiện mắc C. sinensis là 0,4% trong tổng số 1,5 triệu người được xét nghiệm phân [142]. Dựa trên số liệu này, số lượng người nhiễm ở Trung Quốc là khoảng 6 triệu [79].

Ở Đài Loan, trường hợp đầu tiên của C. sinensis được Choi phát hiện năm 1915 và được nghiên cứu chi tiết bởi Chow (1960), Kim và Kuntz (1964), Cross (1969). Có 3 vùng lưu hành bệnh như Meinung, Kaohsing, Hsien ở miền Nam, hồ Sun-Moon và Miao-Li ở miền Trung. Bằng xét nghiệm phân tại Meinung cho thấy 10-52% nhiễm C. sinensis, tại vùng gần hồ Sun-Moon tỉ lệ nhiễm 39-51% và tại Miao-Li tỉ lệ nhiễm 57% [29].

Ở Lào, một nghiên cứu năm 2010, xác định được tỉ lệ nhiễm SLGN tại 3 trường học của huyện Champhon, Savannakhett, Lào như sau: tỉ lệ nhiễm chung ở học sinh phổ thông là 42,8%. Cường độ nhiễm trứng < 500 trứng trung bình trong 1 gam phân (EPG) chiếm 68,83%; từ 500 -1000 trứng/gam phân là 27,71%; trên 1000 trứng/gam phân là 3,46% [50].

Ở Nga, C. sinensis được phân bố chủ yếu ở miền namViễn Đông, đặc biệt là gần các lưu vực sông Amur, khoảng 3000 người được ước tính bị nhiễm bệnh [79, 118], [120], [134], 79.

Luận án Y tế cộng đồng

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo do mở rộng giới hạn về địa lý và cộng đồng dân cư cùng với sự xuống cấp của môi trường làm tăng nguy cơ nhiễm SLGN cho nhiều người ở các tầng lớp xã hội khác nhau [134].

1.4.2. Các nghiên cứu về tỉ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở người tại Việt Nam

Nhiễm SLGN đã được ghi nhận ở hầu hết các tỉnh miền Bắc của Việt Nam với các tỉ lệ nhiễm SLGN khác nhau (0,2-37,5%), tỉ lệ này đặc biệt cao ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Tỉ lệ nhiễm cao nhất(26,0-37,5%) được tìm thấy ở tỉnh Nam Định, tiếp đến là tỉnh Ninh Bình (23,5-31,0%) [91], [125].

Nghiên cứu của NguyễnVăn Đề điều tra trên 15 tỉnh có tập quán ăn gỏi cá cho biết có nhiễm với tỉ lệ nhiễm SLGN trên người 0,2-37,3% và loài C. sinensis gây bệnh SLGN ở miền bắc còn miền Trung được xác định là O. viverrini [25].

Điều tra ngẫu nhiên trên 10 huyện thị của tỉnh Hòa Bình, tỉ lệ nhiễm SLGN là 5% nhưng phân bố ở 10/10 huyện thị. Đa nhiễm 2 loại ký sinh trùng trở lên chiếm 60,6% (ở đồng bằng đa nhiễm 80%) [22].

Tỉ lệ nhiễm SLGN tại xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây là 39%

[48]. Tỉ lệ nhiễm SLGN tại hai xã Tân Thành và xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là 26,06%, cường độ nhiễm của 301 trường hợp là 472,75%± 3,12%

trứng/gam phân [62]. Tại hai xã Tân Thành và Yên Thành, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình tỉ lệ nhiễm SLGN là 26,06% [62]. Tại Nam Định, trên 615 chủ hộ trong vùng lưu hành bệnh SLGN ở Nam Định được xét nghiệm phân, tỉ lệ nhiễm SLGN 50,6% [30]. Tại 3 huyện ven biển tỉnh Nam Định, cho thấy tỉ lệ nhiễm SLGN 24,7% (trong đó tỉ lệ nhiễm SLGN tại xã Nghĩa Hồng 43,2%, Nghĩa Hải 35,8%, Hải Giang 26,1%, Hải Phong 29,1%, Hải An 21,8%, Giao Phong 6,9%, Giao Lâm 9%), cường độ nhiễm trung bình 320 trứng/1gam phân [46].

Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng, năm 2007, điều tra cắt ngang trên 400 công nhân ở 3 công ty chè tỉnh Phú Thọ cho biết tỉ lệ nhiễm SLGN là 22,25%, cường độ nhiễm trung bình 1032 ± 590 trứng SLGN trong 1 gam phân [42].

Kết quả nghiên cứu nhiễm SLGN tại phường Hoà Nghĩa, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng năm 2013 trên 510 đối tượng có tỉ lệ nhiễm SLGN chung tại cộng đồng là 15,69% [17].

Luận án Y tế cộng đồng

Tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2004, cho thấy tỉ lệ nhiễm SLGN trong đối tượng từ 15 tuổi trở lên tại xã Nga An là 25,3%, cường độ nhiễm trung bình là 229,5 trứng /1 gam phân, 98,9% nhiễm ở mức độ nhẹ, chỉ có 1,1% nhiễm ở mức độ trung bình, không có đối tượng nào nhiễm ở mức độ nặng [39]. Tỉ lệ nhiễm SLGN cho đối tượng từ 6 tuổi trở lên tại xã Nga An năm 2014 là 12,0%; cường độ nhiễm trung bình là 320,7 trứng/1 gam phân [66]. Như vậy, sau 10 năm cường độ nhiễm SLGN tại xã Nga An, huyện Nga Sơn không giảm mà còn tăng (cường độ nhiễm trung bình là 229,5 trứng /1 gam phân năm 2004 so với cường độ nhiễm trung bình là 320,7 trứng/1 gam phân năm 2014).

Tại Nghệ An, xét nghiệm phân theo phương pháp Kato-Katz cho 1.376 người chủ hộ nuôi cá cho thấy tỉ lệ nhiễm SLGN là 0,06% [30].

Bằng hình thái học Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Văn Đề và cộng sự năm 1997 đã xác định loài O. viverrini tại tỉnh Phú Yên [12]. O. viverrini được tìm thấy ở ít nhất 8 tỉnh phía nam như Phú Yên, Bình Định, Đăk Lăk, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà với tỉ lệ nhiễm tương ứng là 36,9%, 11,9%, 7,6%, 0,3%, 4,6%, 1,4%

[29]. Tại xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định năm 2007, tỉ lệ nhiễm SLGN chung của người dân là 10,9 % [68].

Tỉ lệ nhiễm SLGN

Hình 1.2. Các tỉnh, thành phố có người nhiễm sán lá gan nhỏ ở Việt Nam [Nguyễn Văn Đề [29]]

Hà Giang Yên Bái Bắc Kạn Phú Thọ

Luận án Y tế cộng đồng

Ở Việt Nam, hiện có trên 7 triệu người có nguy cơ cao nhiễm SLGN trong đó khoảng 1 triệu người nhiễm SLGN [30]. Bệnh SLGN là bệnh lưu hành địa phương có liên quan đến thói quen ăn gỏi cá và được phân bố ở ít nhất tại 32 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó các tỉnh, thành phố có tỉ lệ nhiễm SLGN dưới 10% bao gồm: Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn, Thái Bình, Hà Nam, Hoà Bình, Nghệ An, Lai Châu; Điện Biên, Hải Dương, Tuyên Quang, Sơn La, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lăk; Khánh Hòa, Đăk Nông, Lâm Đồng), các tỉnh, thành phố có tỉ lệ nhiễm SLGN từ 10-20% bao gồm: Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hoá, Bình Định, các tỉnh có tỉ lệ nhiễm SLGN trên 20% bao gồm: Hà Nội, Nam Định, Quảng Trị, Phú Yên [7, 24, 61].

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn rạng đông, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định năm 2009 2012 (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)