Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân trước can thiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn rạng đông, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định năm 2009 2012 (Trang 119 - 123)

Kết quả nghiên cứu này cho thấy:

Về kiến thức, thái độ phòng, chống bệnh sán lá gan nhỏ của người dân:

Nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ người dân biết về bệnh SLGN còn thấp chỉ có 33,5% số người được phỏng vấn từ 15 tuổi trở lên có biết về bệnh SLGN, tỉ lệ này không khác nhau về giới nhưng khác nhau về trình độ học vấn và nghề nghiệp, những người có trình độ học vấn trên tiểu học có biết về bệnh SLGN nhiều hơn những người có trình độ học vấn tiểu học (39,2% so với 3,7%), người dân làm nghề khác biết về bệnh SLGN nhiều hơn những người có nghề làm ruộng (70,4 so với 30,4%), tỉ lệ người dân biết về bệnh SLGN giảm dần theo nhóm tuổi, những người ở nhóm tuổi từ 15 đến 19 tuổi có tỉ lệ biết về bệnh SLGN cao nhất (72%) và thấp nhất ở nhóm tuổi trên 60 tuổi (12%). Kết quả tỉ lệ biết về bệnh SLGN ở nghiên cứu

Luận án Y tế cộng đồng

này thấp hợn so với kết quả nghiên cứu tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa nơi có 46,5% những người từ 15 tuổi trở lên có biết về bệnh SLGN [39] và thấp hơn so với nghiên cứu tại xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, cho kết quả 47,7% có kiến thức về bệnh SLGN [68], tỉ lệ biết về bệnh SLGN ở học sinh lớp 9, ở xã Mường Lạn, tỉnh Sơn La là 55,8% [69] và nghiên cứu thực trạng và nhận thức của sinh viên văn bằng hai đại học dược Hà Nội về bệnh sán lá gan nhỏ cho thấy, có 79,2% sinh viên có biết về bệnh SLGN [54]. Như vậy, có thể nói rằng tỉ lệ biết về bệnh SLGN tỉ lệ thuận với trình độ học vấn những người có trình độ học vấn cao có tỉ lệ hiểu biết về bệnh SLGN cao hơn, đặc biệt hiện nay các chương trình giáo dục cho học sinh THCS, sinh viên (sinh viên các trường đại học Dược có môn học Ký sinh trùng học) đều có nội dung phòng, chống giun, sán cho học sinh, sinh viên. Do vậy, học sinh và sinh viên có tỉ lệ biết về bệnh SLGN nhiều hơn những người có trình độ tiểu học hoặc không biết chữ. Điều này phù hợp với kết quả của các nghiên cứu khác khi tỉ lệ hiểu biết về bệnh SLGN tăng theo trình độ học vấn.

Trong nghiên cứu này cho thấy, chỉ có 28,2% người dân từ 15 tuổi trở lên trước can thiệp biết đúng đường lây truyền bệnh SLGN. Tỉ lệ hiểu biết không khác nhau về nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp (p>0,05) nhưng khác nhau về trình độ học vấn, những người có trình độ học vấn trên THCS biết đúng đường lây truyền bệnh SLGN cao hơn những người có trình độ THCS và tiểu học (45,7% so với 22,8% và 0,0%), p<0,05. Tỉ lệ người dân có hiểu biết đúng về đường lây truyền bệnh SLGN (28,2%) trong nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu thực trạng và nhận thức của sinh viên văn bằng hai đại học Dược Hà Nội về bệnh SLGN trong đó có 89,4% sinh viên có hiểu biết đúng về đường lây truyền của bệnh SLGN (lây truyền qua đường tiêu hoá, do ăn phải cá có chứa ấu trùng SLGN còn sống) [54], nghiên cứu cắt ngang bằng phỏng vấn 82 cán bộ quản lý tại 4 xã ven biển huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, cho thấy tỉ lệ cán bộ quản lý cho rằng đường lây truyền của bệnh SLGN là ăn thịt cá nhúng tái chiếm tỷ lệ cao nhất (89,0%)[60] và nghiên cứu tại xã Mỹ Quang, Huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, có 62,7% đối tượng biết đúng đường lây truyềnbệnh SLGN [68].

Luận án Y tế cộng đồng

Trong nghiên cứu này, chỉ có 31,5% người dân biết bệnh SLGN có thể phòng, chống trước can thiệp, sự hiểu biết này không khác nhau theo nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp nhưng khác nhau theo trình độ học vấn, những người có trình độ học vấn trên THCS biết bệnh SLGN có thể phòng, chống cao hơn những người có trình độ học vấn THCS và tiểu học (54,7% so với 26,1% và 3,7%), p<0,05.Kết quả tỉ lệ người dân biết bệnh SLGN có thể phòng chống (31,5%) trong nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu ở những người từ 15 tuổi trở lên tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá có 66,4% người dân cho rằng bệnh nhiễm SLGN có thể phòng ngừa được [39] và tại xã Mỹ Quang, Huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định có 54,7% đối tượng nghiên biết bệnh SLGN có thể phòng, chống [68].

Tỉ lệ người dân có hiểu biết đúng về đường lây truyền bệnh SLGN (28,2%) và biết bệnh SLGN có thể phòng chống (31,5%) trong nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu so với các nghiên cứu như đã nêu ở trên là do người dân có thái độ chưa đúng đối với việc phòng, chống SLGN, đa số người dân ở thị trấn Rạng Đông chưa thực sự quan tâm đến bệnh sán lá gan nhỏ, khi được hỏi chỉ có 32,9% người dân cho rằng bệnh SLGN là nguy hiểm và người dân cũng chưa quan tâm đến các chủ trương, chính sách về phòng, chống bệnh SLGN khi được hỏi chỉ có 17,9%

người dân ủng hộ chính sách phòng, chống SLGN. Nguồn thông tin tuyên truyền về bệnh SLGN ở địa phương còn hạn chế trong nghiên cứu này cho thấy người dân biết về bệnh SLGN và cách phòng, chống chủ yếu qua cán bộ y tế, ở trường học, sách; bạn bè, người thân và báo, ti vi, đài.

Về thực hành phòng, chống bệnh sán lá gan nhỏ:

Trong nghiên cứu này, tỉ lệ người dân trước can thiệp có ăn gỏi cá, cá sống hoặc nấu chưa chín (58,5%) và dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín (42,4%). Các tỉ lệ trên không khác nhau theo nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn trừ tỉ lệ ăn gỏi cá, cá sống hoặc nấu chưa chín có sự khác nhau theo giới tính nam có tỉ lệ ăn gỏi cá, cá sống hoặc cá nấu chưa chín cao hơn nữ (69,9% so với 47,7%), p<0,05.

Kết quả tỉ lệ người dân trước can thiệp có ăn gỏi cá, cá sống hoặc nấu chưa chín (58,5%) cao hơn so với kết quả điều tra 1.612 người tại 7 xã của 3 huyện Hải

Luận án Y tế cộng đồng

Hậu, Nghĩa Hưng và Giao Thủy, tỉnh Nam Định có tới 54,8% đã từng ăn gỏi cá. Tỉ lệ ăn gỏi cá ở nam (80,7%) cao hơn nữ (29,8%)[46] và tại xã Mỹ Quang, Huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, tỉ lệ ăn gỏi cá của người dân ở xã Mỹ Quang là 37,7% [68]

nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu tại phường Hoà Nghĩa, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng, tỉ lệ đối tượng được điều tra có thói quen ăn tôm, cua, cá chưa nấu chín là 62,16% [17]. Tỉ lệ ăn gỏi cá của người dân tại 2 xã Yên Lộc và Tân Thành, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình là 75% [62]; Tỷ lệ cán bộ quản lý và người dân tại 4 xã ven biển huyện Tiền Hải đã từng ăn gỏi cá lần lượt là 90,2%

[58]. Tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá năm 2004, tỉ lệ ăn gỏi cá là 68,8% [39], năm 2014 tỉ lệ ăn gỏi cá là 45,5% [66], như vậy sau 10 năm tỉ lệ ăn gỏi cá SLGN có giảm nhưng không đáng kể. Tỉ lệ ăn gỏi cá, cá nấu chưa chín cao là do người dân ở vùng đồng bằng Bắc bộ có tập quán ăn gỏi cá sống như cá chép, cá mè, cá trôi dưới dạng những lát mỏng và thường tụ tập để ăn món gỏi cá này vào mùa hè với quan niệm là món ăn ngon, bổ dưỡng và mát (“nắng gỏi, mưa cày” là quan niệm về thời điểm ăn gỏi cá trong năm của người dân).

Trong nghiên cứu này, tỉ lệ người dân trước can thiệp có dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín (42,4%), tỉ lệ này của nghiên cứu tương tự kết quả nghiên cứu năm 2010, một khảo sát của Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc, cho thấy ở 64 tỉnh, thành phố ở Việt Nam có 46% người dân sử dụng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn đã nấu chín, thức ăn dùng ăn ngay [132]. Tỉ lệ dùng chung dụng cụ thế biến thức ăn sống và thức ăn chín cao trong cộng đồng như kết quả của nghiên cứu này và nghiên cứu của Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc báo động về tình hình lây nhiễm SLGN trong cộng đồng trong thời gian tới nếu không áp dụng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhằm thay đổi hành vi này của người dân.

Trong nghiên cứu này, tỉ lệ người dân dùng phân tươi của người hoặc gia súc để bón ruộng, nuôi cá (73,8%) cao hơn so với nghiên cứu tại 3 huyện ven biển tỉnh Nam Định cho thấy, vẫn còn 1,7% hộ gia đình dùng phân người và 9,9% hộ gia đình sử dụng phân chuồng ủ chưa kỹ để nuôi cá [46] và nghiên cứu ở tỉnh Nam Định cho thấy, vẫn còn 26,7% cơ sở nuôi trồng thuỷ sản sử dụng phân bắc tươi và 10,0% cơ sở trồng trọt sử dụng phân bắc tươi chưa ủ để tưới, bón rau xanh, đây là yếu tố nguy

Luận án Y tế cộng đồng

cơ làm lan truyền các mầm bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh SLGN nói riêng ra môi trường [1].

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn rạng đông, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định năm 2009 2012 (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)